13/01/2025

Đô thị ô nhiễm nặng nề

Bộ TN-MT vừa công bố hiện trạng môi trường quốc gia từ 2012 – 2016. Theo đó, môi trường ở hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến sức khoẻ hàng chục triệu người mỗi ngày.

 

Đô thị ô nhiễm nặng nề

Bộ TN-MT vừa công bố hiện trạng môi trường quốc gia từ 2012 – 2016. Theo đó, môi trường ở hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến sức khoẻ hàng chục triệu người mỗi ngày.




 /// Ảnh: Ngọc Dương

Ảnh: Ngọc Dương

Khí thải giao thông
Ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT nhìn nhận báo cáo hiện trạng môi trường đô thị quốc gia đã vẽ nên bức tranh ô nhiễm nặng nề tại các đô thị nước ta do hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, xí nghiệp nội đô, sinh hoạt của cư dân, xử lý rác thải… Trong đó, vấn đề khí thải từ phương tiện giao thông đường bộ là tác nhân lớn nhất. Kết quả quan trắc thể hiện các khí vượt quá ngưỡng an toàn nhiều là ni tơ, cacbon, lưu huỳnh, bụi…
 

Đô thị ô nhiễm nặng nề - ảnh 1

Nhiều người phải mang khẩu trang để ngăn ngừa khói bụi khi ra đườngẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Cũng theo ông Tùng, các hoạt động công nghiệp, xây dựng trong thành phố diễn ra mạnh mẽ, nhưng vấn đề kiểm soát ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường chưa được chú trọng kiểm soát. Trung tâm nghiên cứu môi trường của Trường ĐH Yale và Columbia (Mỹ) tại diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) năm 2012 xếp hạng Hà Nội nằm trong nhóm các TP có môi trường không khí ô nhiễm nặng. Ngoài ra, hàng chục triệu người dân ở đô thị còn đối mặt với ô nhiễm tiếng ồn.
Đô thị ô nhiễm nặng nề - ảnh 2

Xe buýt cũ xả khói đen gây ô nhiễm trên đường phốẢNH: NGỌC DƯƠNG

Ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, cũng đánh giá tình hình phát sinh và xử lý chất thải rắn ở các đô thị vẫn là vấn đề môi trường nổi cộm khó giải quyết. Trung bình mỗi ngày các đô thị phát sinh 38.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt, gia tăng trung bình 12%/năm. Lượng chất thải phát sinh ở đô thị lớn được thu gom, xử lý chủ yếu là chôn lấp, ủ phân hữu cơ và đốt, chưa tái chế được nhiều do công tác phân loại rác thải đầu nguồn chưa thực hiện được. “Hà Nội và TP.HCM mỗi nơi trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni lông. 

 
 
Đô thị ô nhiễm nặng nề - ảnh 3
Mỗi năm có hàng chục nghìn người mắc các bệnh về hô hấp do ô nhiễm không khí. Trong đó, số người bị bệnh đường hô hấp ở Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Hải Phòng… cao hơn các đô thị khác
Đô thị ô nhiễm nặng nề - ảnh 4
 

Ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường

 


Thừa Thiên-Huế mỗi ngày thải ra khoảng 650 tấn rác, trong đó có 6% là rác nhựa, ni lông tương đương 35 tấn. Trung bình một người nước ta trong một năm sử dụng 30 kg sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Các túi ni lông tồn tại nhiều trong các bãi chôn lấp, hầu như không phân hủy. Nếu đốt ở bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí. Chưa kể, chất thải y tế phát sinh 600 tấn/ngày với mức độ gia tăng 7,6%/năm, dự kiến đến 2020 là 800 tấn/ngày”, ông Tài dẫn số liệu.
Bệnh tật gia tăng
Dẫn báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, lãnh đạo Tổng cục Môi trường cho biết khoảng 2/3 trường hợp tử vong và giảm tuổi thọ do ô nhiễm không khí ở các nước châu Á; khoảng 2 triệu trẻ em tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp với 60% liên quan đến ô nhiễm không khí. “Mỗi năm có hàng chục nghìn người mắc các bệnh về hô hấp do ô nhiễm không khí. Trong đó, số người bị bệnh đường hô hấp ở Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Hải Phòng… cao hơn các đô thị khác. Đặc biệt, các bệnh ở trẻ em liên quan đến ô nhiễm không khí có xu hướng tăng cao như bệnh suyễn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, lao, viêm phổi, bại não, ung thư… Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, số ca trẻ em có bệnh lý hô hấp chiếm 40 – 50% số ca nhập viện”, ông Hoàng Dương Tùng cho hay.
Đô thị ô nhiễm nặng nề - ảnh 5

Sở TN-MT TP.HCM công bố thông tin chỉ số bụi và tiếng ồn tại vòng xoay Điện Biên Phủ tháng 5.2017 vượt mức cho phép

Cũng theo ông Tùng, nguồn nước bị ô nhiễm ở các kênh, sông, hồ, ao ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, gây mất mỹ quan đô thị, là ổ chứa bệnh dịch. Ô nhiễm nước tầng mặt lâu sẽ gây suy giảm chất lượng nước ngầm. Chất thải rắn thì đang tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế, ngân sách do hoạt động thu gom, xử lý vẫn chủ yếu do nhà nước bao cấp. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, nước ta cần khoảng 500 triệu USD để xây dựng các hệ thống xử lý chất thải y tế và cần hàng trăm tỉ đồng mỗi năm cho xử lý chất thải y tế. Bên cạnh đó, mức độ thiệt hại còn tác động đến nhiều ngành nghề khác. Mỗi năm nước ta mất ít nhất 69 triệu USD từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém.
Theo ông Nguyễn Văn Tài, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó phần nhiều do thiếu quản lý chặt từ cơ quan chức năng. Công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch các ngành nghề… chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Hệ thống hạ tầng giao thông đô thị chưa đồng bộ, quá tải kéo dài… “Do vậy, trong tương lai dài hạn, cần phải đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị, quy hoạch đô thị theo hướng phát triển đô thị xanh, bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Xây dựng các mô hình điểm về quản lý đô thị và bảo vệ môi trường để phát huy, nhân rộng. Đồng thời, tăng chi phí cho công tác bảo vệ môi trường đô thị, đặc biệt ở các thành phố lớn. Đẩy mạnh chính sách khuyến khích, hỗ trợ trong công tác quản lý chất thải rắn đô thị và xử lý nước thải đô thị; mỗi địa phương cần giải quyết từng bước các vấn đề môi trường nổi cộm tại các đô thị, khoanh vùng các đối tượng có nguy cơ ô nhiễm cao, tập trung xử lý dứt điểm…”, ông Tài đề xuất.
 

Lê Quân