Malta hợp pháp hoá “hôn nhân đồng giới”
“Hôn nhân, dù luật pháp có nói gì đi nữa, vẫn cứ là một kết hợp vĩnh viễn, riêng cho một người nam và một người nữ”, đó là khẳng định của Đức Tổng giám mục Scicluna, để phản đối luật “hôn nhân đồng giới” của Malta.
Malta hợp pháp hoá “hôn nhân đồng giới”
WHĐ (15.7.2017) – “Hôn nhân, dù luật pháp có nói gì đi nữa, vẫn cứ là một kết hợp vĩnh viễn, riêng cho một người nam và một người nữ”, đó là khẳng định của Đức Tổng giám mục Scicluna, để phản đối luật “hôn nhân đồng giới” của Malta.
Cộng hoà Malta, một đảo quốc ở Nam Âu thuộc vùng Địa Trung Hải, có 98% dân số là Công giáo Roma, đã thông qua luật “hôn nhân đồng giới” với 66 phiếu thuận và 1 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu diễn ra hôm thứ Tư 12 tháng Bảy vừa qua. Cả hai đảng đối lập đều ủng hộ dự luật này.
Đây là kết quả của lời hứa của chính phủ Malta (thuộc Đảng Lao động) sau khi họ giành được nhiệm kỳ thứ hai vào tháng trước: luật “hôn nhân đồng giới” sẽ là luật đầu tiên của chính phủ mới.
Dân biểu đã bỏ phiếu chống, ông Edwin Vassallo, nói đây là một luật “không thể chấp nhận được về phương diện luân lý”, và ông bày tỏ: “Là một nhà chính trị Kitô giáo, tôi không thể để lương tâm của mình ở ngoài cửa”.
Mục đích của luật “hôn nhân đồng giới”, được Bộ trưởng Bộ Bình đẳng Helena Dalli giải thích là “hiện đại hoá thiết chế hôn nhân”, để mở rộng cho tất cả các cặp đôi trưởng thành.
Thủ tướng Joseph Muscat của Malta nói rằng sẽ là “phân biệt đối xử” nếu có luật riêng cho hôn nhân khác giới và hôn nhân đồng giới.
Trong những điểm sửa đổi đối với các luật hiện hành có việc loại bỏ kiểu nói “chồng và vợ”. Thay vào đó, người ta dùng từ “người phối ngẫu”, mang tính trung lập về giới, cho tất cả các trường hợp.
Luật cũng đòi loại bỏ các từ “cha” và “mẹ” và thay bằng “parent” (có nghĩa là cha hoặc mẹ). Các cặp đồng tính nữ có con nhờ can thiệp của y khoa được phân biệt bằng các từ “người sinh ra” và “người parent khác”.
Những thay đổi khác liên quan đến hôn nhân khác giới: “tên thời con gái” được thay bằng “tên họ khi sinh ra”, và đôi vợ chồng có thể chọn tên nào tuỳ ý sau khi kết hôn, chẳng hạn, người chồng có thể lấy họ của vợ.
Việc thông qua dự luật này là bằng chứng mới nhất về sự thay đổi của một đảo quốc có khoảng 440.000 dân, từng mang tính bảo thủ, nơi mà phá thai vẫn còn bị cấm và ly dị mới chỉ được phép từ năm 2011. Đến năm 2014, các cặp đôi đồng giới được phép sống chung theo kiểu “kết hợp dân sự”.
Năm ngoái, lần đầu tiên số vụ kết hôn chỉ theo thủ tục dân sự đã nhiều hơn số lễ cưới ở nhà thờ.
Đức cha Charles Scicluna, Tổng giám mục Malta, đã lên tiếng chống lại luật “hôn nhân đồng giới”, căn cứ vào quan điểm bất di dịch của Giáo hội về hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ.
Trong một bài giảng mấy ngày sau khi Quốc hội bắt đầu thảo luận về dự luật, ngài nói: “Tôi có thể quyết định không gọi quả cam là quả cam nữa, nhưng quả cam vẫn cứ là quả cam. Thế thì hôn nhân, dù luật pháp có nói gì đi nữa, vẫn cứ là một kết hợp vĩnh viễn, riêng cho một người nam và một người nữ”.
Như vậy, đảo quốc Malta trở thành quốc gia thứ 24 trên thế giới cho phép “hôn nhân đồng giới” và là quốc gia thứ 15 trong Liên minh châu Âu hợp pháp hoá luật này. Trước đó hai tuần, Quốc hội Đức cũng đã thông qua luật cho phép các cặp đồng giới kết hôn với 393 phiếu thuận so với 226 phiếu chống và 4 phiếu trắng. 13 quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu đã cho phép “hôn nhân đồng giới”: Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Luxembourg, Pháp, Anh (trừ Bắc Ireland) và Ireland.
Cộng hoà Malta, một đảo quốc ở Nam Âu thuộc vùng Địa Trung Hải, có 98% dân số là Công giáo Roma, đã thông qua luật “hôn nhân đồng giới” với 66 phiếu thuận và 1 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu diễn ra hôm thứ Tư 12 tháng Bảy vừa qua. Cả hai đảng đối lập đều ủng hộ dự luật này.
Đây là kết quả của lời hứa của chính phủ Malta (thuộc Đảng Lao động) sau khi họ giành được nhiệm kỳ thứ hai vào tháng trước: luật “hôn nhân đồng giới” sẽ là luật đầu tiên của chính phủ mới.
Dân biểu đã bỏ phiếu chống, ông Edwin Vassallo, nói đây là một luật “không thể chấp nhận được về phương diện luân lý”, và ông bày tỏ: “Là một nhà chính trị Kitô giáo, tôi không thể để lương tâm của mình ở ngoài cửa”.
Mục đích của luật “hôn nhân đồng giới”, được Bộ trưởng Bộ Bình đẳng Helena Dalli giải thích là “hiện đại hoá thiết chế hôn nhân”, để mở rộng cho tất cả các cặp đôi trưởng thành.
Thủ tướng Joseph Muscat của Malta nói rằng sẽ là “phân biệt đối xử” nếu có luật riêng cho hôn nhân khác giới và hôn nhân đồng giới.
Trong những điểm sửa đổi đối với các luật hiện hành có việc loại bỏ kiểu nói “chồng và vợ”. Thay vào đó, người ta dùng từ “người phối ngẫu”, mang tính trung lập về giới, cho tất cả các trường hợp.
Luật cũng đòi loại bỏ các từ “cha” và “mẹ” và thay bằng “parent” (có nghĩa là cha hoặc mẹ). Các cặp đồng tính nữ có con nhờ can thiệp của y khoa được phân biệt bằng các từ “người sinh ra” và “người parent khác”.
Những thay đổi khác liên quan đến hôn nhân khác giới: “tên thời con gái” được thay bằng “tên họ khi sinh ra”, và đôi vợ chồng có thể chọn tên nào tuỳ ý sau khi kết hôn, chẳng hạn, người chồng có thể lấy họ của vợ.
Việc thông qua dự luật này là bằng chứng mới nhất về sự thay đổi của một đảo quốc có khoảng 440.000 dân, từng mang tính bảo thủ, nơi mà phá thai vẫn còn bị cấm và ly dị mới chỉ được phép từ năm 2011. Đến năm 2014, các cặp đôi đồng giới được phép sống chung theo kiểu “kết hợp dân sự”.
Năm ngoái, lần đầu tiên số vụ kết hôn chỉ theo thủ tục dân sự đã nhiều hơn số lễ cưới ở nhà thờ.
Đức cha Charles Scicluna, Tổng giám mục Malta, đã lên tiếng chống lại luật “hôn nhân đồng giới”, căn cứ vào quan điểm bất di dịch của Giáo hội về hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ.
Trong một bài giảng mấy ngày sau khi Quốc hội bắt đầu thảo luận về dự luật, ngài nói: “Tôi có thể quyết định không gọi quả cam là quả cam nữa, nhưng quả cam vẫn cứ là quả cam. Thế thì hôn nhân, dù luật pháp có nói gì đi nữa, vẫn cứ là một kết hợp vĩnh viễn, riêng cho một người nam và một người nữ”.
Như vậy, đảo quốc Malta trở thành quốc gia thứ 24 trên thế giới cho phép “hôn nhân đồng giới” và là quốc gia thứ 15 trong Liên minh châu Âu hợp pháp hoá luật này. Trước đó hai tuần, Quốc hội Đức cũng đã thông qua luật cho phép các cặp đồng giới kết hôn với 393 phiếu thuận so với 226 phiếu chống và 4 phiếu trắng. 13 quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu đã cho phép “hôn nhân đồng giới”: Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Luxembourg, Pháp, Anh (trừ Bắc Ireland) và Ireland.
Minh Đức