10/01/2025

Công nghệ thực tế ảo hỗ trợ y khoa

Trong vài năm qua, thực tế ảo là liệu pháp điều trị hiệu quả cho chứng ám ảnh ở người. Giới nghiên cứu cũng đã bắt đầu phát hiện tiềm năng to lớn của công nghệ này trong y khoa.

 

Công nghệ thực tế ảo hỗ trợ y khoa

Trong vài năm qua, thực tế ảo là liệu pháp điều trị hiệu quả cho chứng ám ảnh ở người. Giới nghiên cứu cũng đã bắt đầu phát hiện tiềm năng to lớn của công nghệ này trong y khoa.



 /// Ảnh: Shutterstock

Ảnh: Shutterstock

Sự ra đời và ứng dụng của công nghệ thực tế ảo (VR) đang được chứng minh không chỉ là hình thức giải trí mới, mà hứa hẹn sẽ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y khoa, từ điều trị đến đào tạo y bác sĩ, theo tạp chí The Conversation dẫn báo cáo của chuyên gia Wendy Powell – Đại học Portsmouth (Anh).
Giảm đau
Không ít các nghiên cứu cung cấp chứng cứ hợp lý cho thấy VR có thể giúp giảm đau, cả các cơn đau cấp tính lẫn kinh niên. Các phần não bộ có liên hệ với cảm giác đau đớn, cụ thể là vỏ não chi phối cảm giác – xúc giác và thuỳ nhỏ ở não trước, được chứng minh ít hoạt động hơn hẳn khi bệnh nhân đắm chìm trong thế giới của VR. Thậm chí trong một số trường hợp, nó có thể giúp con người chịu đựng những quy trình điều trị đau đớn, như làm răng và thay băng vết bỏng, theo báo cáo trên chuyên san Royal Society Open Science.
 

Công nghệ thực tế ảo hỗ trợ y khoa - ảnh 1

Các cuộc nghiên cứu khác cho thấy những người bị đoạn chi cũng nhận được ích lợi từ liệu pháp VR. Nhiều bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt tay/chân thường cảm thấy đau đớn khủng khiếp ở phần chi bị mất, cái cảm giác khó có thể xua đi bằng những biện pháp điều trị thông thường, và thậm chí uống thuốc giảm đau liều mạnh cũng không giúp được nhiều. Tuy nhiên, một kỹ thuật gọi là “liệu pháp gương ảo” được chứng minh có thể hỗ trợ một số bệnh nhân vượt qua cơn đau ảo.
Liệu pháp vật lý
VR có thể được sử dụng để theo dõi hoạt động của cơ thể, cho phép bệnh nhân thực hiện tốt hơn các bài tập vật lý trị liệu thông qua việc tương tác trong game. Ví dụ, họ có thể cần phải nâng cánh tay khỏi đầu để chụp một quả banh ảo. Vừa chơi game vừa làm vật lý trị liệu rõ ràng vui hơn so với chuyện đối mặt với một cỗ máy, kích thích người bệnh tập luyện siêng năng hơn. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân cảm thấy căng thẳng khi phải đi bộ, bác sĩ có thể điều chỉnh để cảnh trong VR diễn ra chậm hơn so với trên thực tế, thúc giục người bệnh đi nhanh hơn bình thường dù họ không cảm thấy như thế.
Việc nghiên cứu cách thức con người tiếp nhận và tương tác với các hệ thống VR cũng giúp giới y học thiết kế những ứng dụng và bài tập hỗ trợ hồi phục chức năng tốt hơn.
Trị sợ hãi và ám ảnh
Đối với người luôn sợ hãi một điều gì đó, chẳng hạn như sợ độ cao, sợ nhện lông lá, VR có thể là liệu pháp điều trị hiệu quả giúp họ đối mặt với những nỗi ám ảnh này. Trên thực tế, trị chứng ám ảnh hoặc nỗi sợ hãi hiện là một trong những ứng dụng kể từ buổi đầu của VR. Theo đó, chuyên gia tâm lý thường sử dụng liệu pháp theo hướng tăng cấp độ cho từng bệnh nhân. VR được xem là liệu pháp hoàn hảo trong trường hợp này, do nó có thể được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân, và không bị giới hạn bởi nơi chốn chữa trị, có thể thực hiện được ở phòng khám của bác sĩ lẫn nhà riêng của bệnh nhân. Ban đầu VR được dùng để trị nỗi ám ảnh, hiện các chuyên gia đã nâng cấp để giúp những người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD).
Phục hồi nhận thức
Bệnh nhân bị chấn thương não do tai nạn hoặc bệnh tật, như đột quỵ, thường gặp vấn đề trong các công việc thường ngày, chẳng hạn đi mua sắm hoặc lên kế hoạch cho cuối tuần. Dùng VR để biến những hoạt động này như trò chơi, cho phép bệnh nhân thực tập các thao tác lên kế hoạch trong môi trường ảo, và theo thời gian sẽ nâng cấp mức độ phức tạp. Kết quả là bệnh nhân có thể phục hồi nhận thức nhanh hơn so với bình thường.
Bác sĩ cũng có thể sử dụng môi trường ảo làm công cụ phân tích và đánh giá sự hồi phục của bệnh nhân, từ đó xác định được những vùng bị mất trí nhớ ở người bệnh để có biện pháp điều chỉnh trị liệu thích hợp.
VR không chỉ dùng cho bệnh nhân mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho những người hành nghề y khoa. Các bác sĩ và y tá thực tập có thể thao tác các quy trình phẫu thuật, điều trị trong môi trường ảo, cho phép họ học cách mổ xẻ trên các mô hình chính xác như cơ thể người, cũng như các biện pháp khống chế lây nhiễm trong trường hợp bùng nổ dịch bệnh.
Công nghệ thực tế ảo hỗ trợ y khoa - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Nhậu về té vỡ bàng quang mà không biết

Ngày 30.6, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) cho biết bệnh viện vừa phẫu thuật thành công cứu bệnh nhân M.X.C (24 tuổi, huyện Cần Giờ) bị vỡ bàng quang do sau khi uống bia rượu trong đám tiệc về và tự té xe máy.

Tụ Yên