Cấp phép nhận chìm gần 1 triệu mét khối bùn thải ra biển Bình Thuận
Đây là khối lượng bùn cát sau nạo vét vũng quay tàu và khu bến chuyên dùng, phục vụ cho việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (H.Tuy Phong, Bình Thuận).
Cấp phép nhận chìm gần 1 triệu mét khối bùn thải ra biển Bình Thuận
Đây là khối lượng bùn cát sau nạo vét vũng quay tàu và khu bến chuyên dùng, phục vụ cho việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (H.Tuy Phong, Bình Thuận).
Chiều 27.6, nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Linh Ngọc đã ký giấy phép (số 1517) chấp thuận cho Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn, cát ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân, H.Tuy Phong (Bình Thuận).
Đây là khối lượng bùn cát sau nạo vét vũng quay tàu và khu bến chuyên dùng, phục vụ cho việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1.
Tổng diện tích được phép nhận chìm là 30 ha mặt nước biển, nơi nhận chìm có độ sâu không quá 30 m.
TIN LIÊN QUAN
Chưa cấp phép nhận chìm 1 triệu m3 bùn vì lo ngại ảnh hưởng môi trường biển
Đó là thông tin chính thức từ lãnh đạo Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 (VTPC1), chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (ở H.Tuy Phong, Bình Thuận).
Ngoài ra giấy phép của Bộ TN-MT còn đưa ra hàng loạt các điều kiện như đơn vị giám sát, vận chuyển, quan trắc khác để đảm bảo an toàn về môi trường khi tiến hành nhận chìm.
Để cấp giấy phép nhận chìm này, Bộ TN-MT cũng đã lấy ý kiến UBND tỉnh Bình Thuận và các bộ, ngành liên quan như Bộ GTVT, Bộ Quốc phòng, Bộ NN-PTNT về vị trí nơi nhận chìm cũng như tác động của việc này với vùng biển Vĩnh Tân, đặc biệt là tác động đến Khu bảo tồn biển Hòn Cau.
Giấy phép của Bộ TN-MT có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hạn vào ngày 30.10.2017.
TIN LIÊN QUAN
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận: ‘Không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế’
Vấn đề “nóng” đổ bùn xuống biển và cắt giảm 1.000 ha Khu bảo tồn biển Hòn Cau ở nhiệt điện Vĩnh Tân được mổ xẻ căng thẳng phiên họp thứ nhất của HĐND tỉnh Bình Thuận.
Quế Hà