11/01/2025

Gần 14 triệu người Việt Nam mắc bệnh tâm thần

Theo phúc trình nghiên cứu, gần 15% dân số Việt Nam, tương đương gần 14 triệu người hiện đang mắc các bệnh về rối loạn tâm thần, trong đó khoảng 3 triệu người mắc rối loạn tâm thần nặng như tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ, chậm phát triển. Đặc biệt, con số này vẫn không ngừng gia tăng.Tuy nhiên, số lượng người bệnh được chữa trị còn cực kỳ thấp, cứ 10 người thì chỉ có 2-3 người được điều trị, trong đó điều trị bằng thuốc vẫn là chủ yếu, điều trị tâm lý rất hạn chế.

 

Gần 14 triệu người Việt Nam mắc bệnh tâm thần

 

Đó là số liệu được Cục Quản Lý Khám Chữa Bệnh, Bộ Y Tế, đưa ra tại hội thảo “Hoàn thiện chiến lược quốc gia về sức khỏe tâm thần” tại Hà Nội sáng ngày 7 tháng 12, 2016 theo tin VnExpress.

Theo phúc trình nghiên cứu, gần 15% dân số Việt Nam, tương đương gần 14 triệu người hiện đang mắc các bệnh về rối loạn tâm thần, trong đó khoảng 3 triệu người mắc rối loạn tâm thần nặng như tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ, chậm phát triển. Đặc biệt, con số này vẫn không ngừng gia tăng.

Nguyên nhân chủ yếu do làm việc suốt ngày đêm, áp lực công việc lớn, căng thẳng, uống rượu bia nhiều, cách biệt giàu – nghèo, ly hôn, thất nghiệp, xã hội bất an…

Trả lời báo chí, ông Trần Quý Tường, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết rối loạn tâm thần là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam và là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật.

Tuy nhiên, số lượng người bệnh được chữa trị còn cực kỳ thấp, cứ 10 người thì chỉ có 2-3 người được điều trị, trong đó điều trị bằng thuốc vẫn là chủ yếu, điều trị tâm lý rất hạn chế. “Chưa kể số lượng bác sĩ chuyên khoa tâm thần còn rất ít, cả nước có 850 bác sĩ nhưng chỉ tập trung tại tuyến trung ương và các thành phố lớn,” ông Tường cho biết thêm.

Bên cạnh đó, do nhận thức hạn chế, người dân vẫn chưa hiểu đúng về sức khỏe tâm thần, đánh đồng tất cả đều là “điên” mà không biết có nhiều rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, mất ngủ, lo âu… dẫn đến tình trạng kì thị, phân biệt đối xử.

Tin cho biết, trước tình trạng trên, Việt Nam sẽ “phấn đấu ban hành luật Sức Khỏe Tâm Thần trước năm 2020” và đặt ra mục tiêu 50% bệnh nhân rối loạn tâm thần được điều trị vào năm 2025. Hàng năm, ngân sách y tế sẽ dành ít nhất 5% cho lĩnh vực sức khỏe tâm thần. (Tr.N)

[:-/] 13,5 triệu người Việt bị rối loạn tâm thần (VnMedia) – Việt Nam hiện có gần 15% dân số – tương đương khoảng 13,5 triệu người đang mắc các rối loạn tâm thần phổ biến và khoảng 3 triệu người mắc các rối loạn tâm thần nặng. Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo tham vấn chiến lược quốc gia về sức khỏe tâm thần giai đoạn 2016-2025 và tầm nhìn đến 2030 do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tổ chức ngày 7/12 tại Hà Nội.

Hiện tại, Việt Nam là một trong 35 nước chưa có luật về sức khỏe tâm thần. Hơn một nửa các nước Đông Nam Á không có hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng hay hoạt động điều trị các rối loạn tâm thần nặng tại tuyến cơ sở, các bệnh viện và viện vẫn là cơ sở điều trị chủ yếu. Với thực trạng như vậy, Nghị quyết của Hội đồng Y tế thế giới tháng 5/2012 đã đưa ra khuyến cáo rằng các quốc gia cần có các đáp ứng toàn diện và có phối hợp ở cấp độ quốc gia nhằm ứng phó với gánh nặng bệnh tâm thần.

[:-/] Gần 14 triệu người Việt bị rối loạn tâm thần (VNN) – – Gần 14 triệu người Việt Nam đang mắc các rối loạn tâm thần phổ biến. Gần 1/5 trong số này mắc các rối loạn tâm thần nặng.

Theo nghiên cứu, gần 15% dân số Việt Nam (tương đương gần 14 triệu người) mắc các bệnh về rối loạn tâm thần, trong đó khoảng 3 triệu người mắc rối loạn tâm thần nặng như tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ, chậm phát triển. Con số này vẫn không ngừng tăng.

Nguyên nhân chủ yếu do làm việc suốt ngày đêm, áp lực công việc lớn, căng thẳng, tiêu thụ rượu bia nhiều, cách biệt giàu – nghèo, ly hôn, thất nghiệp…

Tuy nhiên số lượng người bệnh rối loạn tâm thần được chữa trị còn cực kỳ thấp, cứ 10 người chỉ có 2-3 người được điều trị, trong đó điều trị bằng thuốc vẫn là chủ yếu, điều trị tâm lý rất hạn chế. Chưa kể số lượng bác sĩ chuyên khoa tâm thần còn rất ít, cả nước có 850 bác sĩ nhưng chỉ tập trung tại tuyến trung ương và các thành phố lớn.

Bên cạnh đó, do nhận thức hạn chế, người dân vẫn chưa hiểu đúng về sức khỏe tâm thần, đánh đồng tất cả đều là “điên” mà không biết có nhiều rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, mất ngủ, lo âu… dẫn đến tình trạng kì thị, phân biệt đối xử.

Để giảm bớt gánh nặng do rối loạn tâm thần gây ra, Việt Nam xây dựng chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe tâm thần, phấn đấu ban hành luật Sức khỏe tâm thần trước năm 2020 và đặt ra mục tiêu 50% bệnh nhân rối loạn tâm thần được điều trị vào năm 2025. Hàng năm, ngân sách y tế sẽ dành ít nhất 5% cho lĩnh vực sức khỏe tâm thần.