04/01/2025

Vũ khí nguyên tử thao túng thời tiết không gian

Từ giữa năm 1958 đến năm 1962, Mỹ và Liên Xô lần lượt thử bom nguyên tử ở tầng cao khí quyển, kích nổ vũ khí cách mặt đất đến hơn 400 km, tương đương với độ cao đang neo Trạm không gian quốc tế (ISS).

 

Vũ khí nguyên tử thao túng thời tiết không gian

Từ giữa năm 1958 đến năm 1962, Mỹ và Liên Xô lần lượt thử bom nguyên tử ở tầng cao khí quyển, kích nổ vũ khí cách mặt đất đến hơn 400 km, tương đương với độ cao đang neo Trạm không gian quốc tế (ISS). 




Một vụ nổ hạt nhân do Mỹ thực hiện vào năm 1971ẢNH: AFP

Dù cuộc đối đầu đã chấm dứt từ lâu, thông tin mới được giải mật cho thấy các vụ thử hạt nhân có thể đã gây tác động mạnh đến thời tiết không gian.
Vũ khí nguyên tử thao túng thời tiết không gian - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Tái tạo điểm lạnh nhất trong vũ trụ

Với sự hỗ trợ của laser, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hy vọng có thể tạo ra “điểm lạnh nhất” trong vũ trụ trên Trạm không gian quốc tế.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Space Science Reviews, các vụ thử tên lửa của cả hai bên đã tạo ra cái gọi là “vành đai bức xạ nhân tạo” gần địa cầu. Trái đất vẫn được bao bọc trong sự bảo vệ của vành đai bức xạ Van Allen, chỉ các khu vực chứa mật độ cao các hạt điện tích xuất phát từ mặt trời và bị từ trường trái đất giữ lại trước khi tấn công xuống bề mặt địa cầu.
Năng lượng thoát ra từ các vụ nổ hạt nhân cũng tạo nên những vùng chứa điện tích cao bên trong bầu khí quyển, kích thích tình trạng hỗn loạn trong trường địa từ, và thậm chí còn tạo ra những vành đai bức xạ riêng có thể bám trụ nhiều tuần hoặc nhiều năm. Theo đồng tác giả cuộc nghiên cứu là Phil Erickson, trợ lý giám đốc của Đài quan sát Haystack thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ), một số vệ tinh ở quỹ đạo thấp bị tổn hại nghiêm trọng.
Bức xạ và các hạt năng lượng cao được tống ra từ mặt trời thường xuyên tương tác với trường địa từ, theo một hiện tượng gọi là thời tiết không gian. Khi đạt đến một mật độ nhất định, những hạt điện tích cao này tràn xuống quyển từ, có thể phá huỷ các vệ tinh viễn thông lẫn lưới điện ở mặt đất.
Nhờ vào báo cáo mới, các nhà khoa học nhận ra các vụ thử hạt nhân trước đây đã ảnh hưởng đến mạng lưới cung cấp điện ở Hawaii và làm gián đoạn hoạt động của vệ tinh. Khi Mỹ và Liên Xô cho nổ vũ khí hạt nhân ở độ cao từ 26 – 400 km, đầu tiên vụ nổ thổi bùng một quả cầu lửa plasma, kế tiếp là gây nhiễu loạn trường địa từ, bóp méo các đường từ trường của trái đất, theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).
Theo NASA, từ điểm thử trên bầu trời phía nam Đại Tây Dương, các cơn bão địa từ được phát hiện từ Thuỵ Điển đến bang Arizona của Mỹ, với hai luồng hạt điện tích cao lần lượt di chuyển ở tốc độ gần 3.000 km/giờ và 800 km/giờ.

 

Hạo Nhiên