10/01/2025

Phải cân bằng giữa phát triển và bảo tồn

Dự án xây dựng quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, vui chơi giải trí Cát Bà (Hải Phòng) vừa được khởi công khiến giới chuyên gia lo ngại về tác động của siêu dự án này lên môi trường và hệ sinh thái nơi đây.

 

Phải cân bằng giữa phát triển và bảo tồn

Dự án xây dựng quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, vui chơi giải trí Cát Bà (Hải Phòng) vừa được khởi công khiến giới chuyên gia lo ngại về tác động của siêu dự án này lên môi trường và hệ sinh thái nơi đây.

 

 

 

Phải cân bằng giữa phát triển và bảo tồn
Loài voọc đang có nguy cơ tuyệt chủng tại Cát Bà (Hải Phòng) – Ảnh: Mai Sy Luan

Trong đó, tôi đặc biệt lo lắng về sự tác động của siêu dự án này đối với loài voọc đang có nguy cơ tuyệt chủng tại Cát Bà.

Phải cân bằng giữa phát triển và bảo tồn
Ảnh: Bhaya

“Chúng tôi chưa tiếp cận được với bất kỳ kế hoạch phát triển chi tiết nào ở Cát Bà. Chúng tôi đang thiếu thông tin để có thể đưa ra đánh giá tác động chính xác và chi tiết đối với môi trường sống của các loài ở đây

Ông Neahga Leonard

Tránh phải đánh đổi 
thứ này để đạt thứ khác

Thật ra các mối đe dọa đối với các khu vực cần bảo tồn là vấn đề xảy ra trên toàn thế giới.

Tại các nước đang phát triển, các mối đe doạ thường lớn hơn bởi vì các quốc gia này phải chịu áp lực lớn từ yêu cầu phát triển kinh tế và du lịch nhanh chóng mà không xem xét đến cái giá lâu dài (hay thậm chí là ngắn hạn) phải trả về 
mặt môi trường.

Theo quan điểm của tôi, chúng ta cần phải có sự cân bằng giữa phát triển du lịch, kinh tế và bảo tồn đời sống hoang dã. Làm du lịch và phát triển kinh tế là chuyện hiển nhiên.

Nếu được lên kế hoạch và thực thi một cách cẩn trọng, việc đó có thể mang lại lợi ích to lớn cho một khu vực, cho người dân sống ở đó cũng như công tác bảo tồn tại địa phương. Đừng bao giờ để phải xảy ra trường hợp đánh đổi thứ này để đạt được thứ khác.

Để đạt được sự cân bằng đó, chúng ta cần phải có quá trình lập kế hoạch lâu dài và thận trọng với sự tham gia của các chuyên gia bảo tồn.

Việc tham khảo chuyên gia cũng nên được thực hiện từ giai đoạn ban đầu để họ có thể đưa ra những ý kiến tốt nhằm bàn bạc giải pháp tốt nhất, đáp ứng được những điều kiện về mặt bảo tồn và cả những yêu 
cầu về mặt phát triển.

Việc tham khảo chuyên gia không phải là quá trình dễ dàng và việc này mất rất nhiều thời gian. Vì vậy mà nhiều người đã đẩy nhanh các kế hoạch của họ bằng cách bỏ qua bước tham vấn chuyên gia, hoặc chỉ tham khảo những người dễ dàng đồng ý với bất cứ 
thứ gì mà công ty đầu tư muốn.

Nguy cơ xáo trộn môi trường sống của voọc

Dự án bảo tồn voọc cát Bà (Cat Ba Langur Conservation Project – CBLCP) bắt đầu từ tháng 
11-2000, một năm sau khi một khảo sát chỉ ra rằng quần thể voọc ở đây đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

CBLCP được sở thú Allwetterzoo ở thành phố Münster cùng Hiệp hội Động vật học bảo tồn các loài và quần thể (ZGAP) của Đức cấp vốn.

Dự án này nhằm ngăn chặn sự tuyệt chủng của loài voọc và bảo tồn đa dạng sinh học của quần đảo Cát Bà.

Đồng thời làm giảm các tác động đến tài nguyên thiên nhiên bên trong quần đảo Cát Bà, cũng như tăng cường lồng ghép việc bảo tồn và bảo vệ môi trường vào kế hoạch phát 
triển của địa phương.

Vì vậy chúng tôi và các tổ chức bảo tồn khác rất quan ngại về các tác động của một dự án lớn về du lịch ở Cát Bà.

Không một dự án nào mà không có ảnh hưởng gì hết, mỗi sự vật, mỗi con người đều có tác động lên môi trường và các loài sống trong môi trường đó. Câu hỏi được đặt ra ở đây là tác động đó như thế nào và mức độ tác động ra sao?

Riêng đối với loài voọc, dẫu không có sự phát triển cơ sở hạ tầng nào trong khu vực chúng sinh sống thì sự gia tăng hoạt động của con người (như khách du lịch gia tăng) cũng khiến cuộc sống của chúng bị xáo trộn.

Con người càng gần chúng, môi trường sống của chúng sẽ trở nên ồn ào hơn, có thêm nhiều ánh sáng chiếu vào ban đêm, gia tăng nguy cơ liên quan đến việc tiếp xúc giữa voọc và con người (điều này hiện là mối lo lớn do khả năng lây nhiễm bệnh)…

Voọc không phải là loài đặc hữu hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng duy nhất ở Cát Bà và các đảo, vùng biển xung quanh. Có đến 3.860 loài khác nhau ở đây.

Trong đó, ít nhất 21 loài là đặc hữu ở khu vực Hạ Long – Cát Bà, 102 loài thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng hoặc tuyệt chủng nghiêm trọng trong khu vực, 130 loài được liệt kê trong sách đỏ của Việt Nam và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên 
quốc tế (IUCN).

Khi triển khai dự án ở đây, những người có trách nhiệm phải chú ý đến bức tranh toàn cảnh vì mỗi loài đều phải tồn tại trong một môi trường sống nhất định và chúng không thể nào sống sót nếu không có môi trường đó.

Ông Benjamin Rawson 
(giám đốc Bảo tồn và phát triển chương trình của WWF Vietnam):

Phải cân bằng giữa phát triển và bảo tồn
Ảnh: NVCC

Hầu hết dự án không đáp ứng tiêu chí du lịch sinh thái

Làm việc cho Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Vietnam), tôi thấy sự phát triển cơ sở hạ tầng du lịch quy mô lớn và nhanh chóng trong những cảnh quan thiên nhiên giá trị của Việt Nam đi cùng với các nguy cơ về môi trường.

Thông qua báo chí, tôi nghe nói chủ đầu tư xây dựng quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp tại Cát Bà. Tôi thấy cần phải phân biệt giữa du lịch sinh thái và những hình thức du lịch khác xuất hiện trong các 
khu vực thiên nhiên.

Du lịch sinh thái có thể được định nghĩa là “du lịch trách nhiệm đối với các khu vực thiên nhiên, bảo tồn môi trường, duy trì sự sung túc của người dân địa phương”.

Thật không may, theo đánh giá của tôi, hầu hết dự án phát triển du lịch ở Việt Nam không đáp ứng những tiêu chí trên. Nhiều trong số các dự án phát triển hạ tầng du lịch quy mô lớn dẫn đến việc phải tái định cư người dân địa phương và ảnh hưởng đến môi trường.

QUỲNH TRUNG ghi

NEAHGA LEONARD (người Mỹ, giám đốc Dự án bảo tồn voọc Cát Bà, Hải Phòng) – NGỌC ĐÔNG thực hiện