Rạng sáng 20.5, thông tin về việc em Phạm Huy, học lớp 11A3, Trường THPT TX.Quảng Trị, Quảng Trị – nhân vật trong bài Học sinh chế cánh tay robot bị Mỹ từ chối cấp thị thực đăng trên Thanh Niên ngày 12 và 13.5, đoạt giải ba tại cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế do Intel tổ chức (Intel ISEF) tại Mỹ, đã làm nức lòng nhiều người dân Quảng Trị nói riêng và VN nói chung.
Nam sinh chế ‘cánh tay robot’ đoạt giải thưởng tại Mỹ
Rạng sáng 20.5, thông tin về việc em Phạm Huy, học lớp 11A3, Trường THPT TX.Quảng Trị, Quảng Trị – nhân vật trong bài Học sinh chế cánh tay robot bị Mỹ từ chối cấp thị thực đăng trên Thanh Niên ngày 12 và 13.5, đoạt giải ba tại cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế do Intel tổ chức (Intel ISEF) tại Mỹ, đã làm nức lòng nhiều người dân Quảng Trị nói riêng và VN nói chung.
Từ Mỹ, cậu học trò đặc biệt này đã dành cho Thanh Niên cuộc phỏng vấn.
VIDEO: Cậu học trò Phạm Huy được xướng tên lên nhận giải
Vượt đường xa tới đây thì phải thi cho hết mình
Cũng trong ngày 20.5, PV Thanh Niên đã liên lạc với PGS-TS Lê Trọng Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ GD-ĐT (Trưởng đoàn VN tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế do Intel tổ chức tại Mỹ) thì được ông Hùng cho hay đoàn VN ngoài Phạm Huy đoạt giải ba còn có 4 giải tư nữa. Cũng theo ông Hùng, mặc dù thời điểm PV liên lạc ở Mỹ đang là 1 giờ sáng nhưng ông cùng các thành viên trong đoàn vẫn đang hoàn thành báo cáo để gửi về Bộ GD-ĐT, để kịp thời thông tin về VN và sẽ có trao đổi khi có điều kiện phù hợp
Lần đầu tiên đi thi quốc tế, lại đi qua tận nửa vòng trái đất và dự một cuộc thi lớn như thế này, em có cảm giác thế nào?
Giờ cảm xúc của em vẫn lâng lâng nên em ngại mấy câu hỏi về cảm nhận lắm, nhưng thú thật là mấy ngày qua em đã phải trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, từ thất vọng, hy vọng rồi hồi hộp, lo lắng, có khi cũng mệt mỏi nhưng cuối cùng thì niềm vui vỡ òa.
Thực sự lúc đầu em có hơi bị ngợp vì quy mô của cuộc thi, khi có tới 1.770 thí sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới và thực tế nhiều bạn đó có điều kiện tiếp xúc với công nghệ hơn em và các bạn VN.
Em đã làm gì để vượt qua cảm giác ngợp đó?
Gặp bạn bè quốc tế, tham khảo các công trình, sản phẩm của họ, em cũng rất lo, sợ sản phẩm của mình không bằng người ta. Nhưng em đinh ninh trong lòng rằng, mình đã vượt một chặng đường rất dài để tới đây thì hãy cứ làm hết mình, lo lắng cũng không giúp gì được cả… Nhưng có vẻ như em đã lo hơi xa vì khi giám khảo bắt đầu chấm thi thì bất ngờ họ tỏ ra khá quan tâm tới đề tài của em.
Ngay sau khi đạt giải 3, giải cao nhất của đoàn Việt Nam tại cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế do Intel tổ chức (Intel ISEF) tại Mỹ, cậu học trò Quảng Trị – Phạm Huy – đã dành cho Thanh Niên cuộc trao đổi nhanh.
Em có nghĩ sự quan tâm đó có một phần từ chỗ em có chút rắc rối trong việc cấp thị thực đi Mỹ?
Thôi, đừng nhắc lại chuyện đó nữa anh.
Cảm giác lúc được xướng tên đoạt giải ba của cuộc thi lớn này như thế nào?
Nếu nói mang sản phẩm đi thi mà không hy vọng nó đoạt giải thì rõ ràng là không đúng. Nhưng em cũng lượng sức mình, ở cuộc thi lớn này em chỉ dám hy vọng mình đoạt giải tư thôi. Thời điểm đó, khi ban tổ chức đọc danh sách đoạt giải tư không có tên mình, em đã hơi hụt hẫng vì nghĩ có khi “mình tiêu rồi”. Nhưng khi ban tổ chức xướng tên em ở giải ba, em như ù cả tai khi nghe “Quảng Trị, VN, Huy Phạm”, em đã mừng đến mức khóc ngay trên đường đi lên bục nhận giải.
Lúc đã ở trên bục nhận giải, em nghĩ về ai hay nghĩ về điều gì?
Dù lúc đó cảm xúc đang rất khó tả nhưng thực sự em đã nghĩ về ba mẹ, bạn bè, thầy cô ở quê nhà. Tưởng như nếu được, ngay lúc đó em sẽ dành tặng giải thưởng này cho tất cả mọi người.
VIDEO: Xem cánh tay robot của Phạm Huy hoạt động thế nào
Như một bộ phim nghẹt thở, cậu học trò đến từ Quảng Trị cuối cùng đã vượt qua vòng phỏng vấn của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội để mang sản phẩm “Cánh tay robot giúp người khuyết tật” đi thi thố cùng bạn bè quốc tế…
Ước mơ đưa cánh tay robot ra đời sống
Qua cuộc thi này, em nghĩ mình đã được những gì?
Ngoài giải thưởng mà em bất ngờ đoạt được thì em cũng đã học được rất nhiều điều từ các bạn trong đoàn VN cũng như bè bạn quốc tế. Đó là cách các bạn làm việc, cách các bạn trình bày sản phẩm và trò chuyện, rất thân thiện và hòa đồng.
Có được thành công của hôm nay, em có dự định gì cho tương lai?
Về VN em còn nhiều việc lắm. Trước tiên là tiếp tục phát triển đề tài “Cánh tay robot giúp người khuyết tật”, chia sẻ kiến thức cho các bạn có đam mê hay đơn giản là phải hoàn thành chương trình phổ thông.
Em có thực sự tin rằng, “cánh tay robot” của em sẽ có một ngày trở thành sản phẩm ứng dụng trên thực tế chứ không chỉ nằm ở mức độ dự án sáng tạo cho học sinh không?
Kế hoạch lớn của em, mơ ước của em là đưa “cánh tay robot giúp người khuyết tật” vào cuộc sống. Nhưng muốn vậy thì còn rất nhiều thứ em phải cải tiến. Ví dụ như em muốn nó nhỏ hơn nhưng khỏe hơn, để trẻ em cũng có thể sử dụng được hay em muốn làm nó có thể chống nước.
Dù sang Mỹ muộn, nhưng sản phẩm ‘Cánh tay robot giúp người khuyết tật’ của cậu học sinh người Quảng Trị đã đạt giải cao nhất của đoàn VN tại cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế do Intel tổ chức (Intel ISEF) tại Mỹ.
Cuộc sống sẽ thay đổi nhiều vì những việc liên tiếp xảy ra với em trong mấy ngày và bây giờ em cũng được nhiều người biết đến?
Thực ra em cũng không thích “nổi” lắm vì em muốn tập trung để tiếp tục nghiên cứu hơn. Việc được nhiều người biết đến cũng tạo chút áp lực vì em sợ phụ lòng mọi người. Nhưng không sao, giờ em vẫn ổn.
Em có nghĩ đến một lúc nào đó, em sẽ có những công trình lớn hơn, quy mô hơn để đóng góp xây dựng quê hương?
Ước muốn đó luôn có trong em nhưng ngay bây giờ thì em chưa nghĩ ra là sẽ làm gì… May mắn rằng, em còn có nhiều thời gian để nghĩ về điều đó.