Đường lưu vong của Thánh Gia ở Ai Cập trở thành di sản thế giới
Con đường Thánh Gia”, con đường mà theo truyền thống, Đức Mẹ và Thánh Giuse đã đưa Chúa Giêsu trốn sang Ai Cập khi chạy trốn vua Herôđê, sẽ được định vị trên bản đồ các địa điểm di sản quốc tế của Tổ chức Unesco.
Đường lưu vong của Thánh Gia ở Ai Cập trở thành di sản thế giới
Con đường Thánh Gia”, con đường mà theo truyền thống, Đức Mẹ và Thánh Giuse đã đưa Chúa Giêsu trốn sang Ai Cập khi chạy trốn vua Herôđê, sẽ được định vị trên bản đồ các địa điểm di sản quốc tế của Tổ chức Unesco.
Quyết định của Unesco sẽ đem lại mối lợi cho ngành du lịch của Ai Cập, nơi có số lượng du khách giảm sút vì lý do khủng bố và bất an trong vùng. Theo Nhật báo Ai Cập, từ 2015-2016, các chuyến bay đến nước này giảm khoảng 40%.
Trong những năm gần đây, Bộ Du lịch Ai Cập đã khởi xướng các chuyến hành hương theo hành trình của Thánh Gia, dựa trên Tin Mừng và truyền thống Kitô giáo. Chuyến viếng thăm Ai Cập của Đức Giáo hoàng Phanxicô được xem như là một cơ hội mở ra ngành du lịch cho các tín hữu hành hương.
Hôm 09/05, không đầy 2 tuần sau chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha, Bộ trưởng Du lịch Ai Cập, ông Yahiya Rashid, đã đến Vatican để quảng bá chương trình “Hành trình của Thánh Gia”.
Các địa điểm dọc “Con đường Thánh Gia” được Giáo hội Chính thống và Đức Thượng phụ Tawadros II chỉ định và chấp thuận.
Theo Nhật báo Ai Cập, các tín hữu hành hương sẽ viếng thăm các điểm khảo cổ:
– Giai đoạn I bao gồm Nhà thờ Thánh Sergio và vùng lân cận ở miền Ai Cập cổ, các đan viện của Wadi El-Natrun thuộc tỉnh Beheira, Cây Trinh Nữ ở Matariya, Đan viện Gabal El Teir ở Minya, và tất cả các nơi khảo cổ ở Assiut.
Hành trinh bất đầu từ miền Ai Cập cổ, được biết như thành trì Babylon, nơi Thánh Gia đã sống trong một hang hiện nằm trong Nhà thờ Thánh Sergio.
Hành trình sẽ bao gồm Nhà thờ Treo và sẽ dẫn đến Maadi để thăm Nhà thờ Đức Trinh Nữ Maria ở miền nam Cairo, rồi đi đến Wadi El-Natrun trên bờ tây của sông Nile, nơi có rất nhiều đan viện và nhà thờ.
Hành trình sẽ tiếp đến Đan viện Gabal El Teir ở Minya và đến đan viện Muharraq ở Assiut, nơi Thánh Gia sống 6 tháng trong hang của đan viện.
Cuối cùng là núi Dronka; trên núi này có một hang cổ xưa, là nơi Thánh Gia cư trú trước khi trở về quê hương. (Aleteia 18/05/2017)
Quyết định của Unesco sẽ đem lại mối lợi cho ngành du lịch của Ai Cập, nơi có số lượng du khách giảm sút vì lý do khủng bố và bất an trong vùng. Theo Nhật báo Ai Cập, từ 2015-2016, các chuyến bay đến nước này giảm khoảng 40%.
Trong những năm gần đây, Bộ Du lịch Ai Cập đã khởi xướng các chuyến hành hương theo hành trình của Thánh Gia, dựa trên Tin Mừng và truyền thống Kitô giáo. Chuyến viếng thăm Ai Cập của Đức Giáo hoàng Phanxicô được xem như là một cơ hội mở ra ngành du lịch cho các tín hữu hành hương.
Hôm 09/05, không đầy 2 tuần sau chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha, Bộ trưởng Du lịch Ai Cập, ông Yahiya Rashid, đã đến Vatican để quảng bá chương trình “Hành trình của Thánh Gia”.
Các địa điểm dọc “Con đường Thánh Gia” được Giáo hội Chính thống và Đức Thượng phụ Tawadros II chỉ định và chấp thuận.
Theo Nhật báo Ai Cập, các tín hữu hành hương sẽ viếng thăm các điểm khảo cổ:
– Giai đoạn I bao gồm Nhà thờ Thánh Sergio và vùng lân cận ở miền Ai Cập cổ, các đan viện của Wadi El-Natrun thuộc tỉnh Beheira, Cây Trinh Nữ ở Matariya, Đan viện Gabal El Teir ở Minya, và tất cả các nơi khảo cổ ở Assiut.
Hành trinh bất đầu từ miền Ai Cập cổ, được biết như thành trì Babylon, nơi Thánh Gia đã sống trong một hang hiện nằm trong Nhà thờ Thánh Sergio.
Hành trình sẽ bao gồm Nhà thờ Treo và sẽ dẫn đến Maadi để thăm Nhà thờ Đức Trinh Nữ Maria ở miền nam Cairo, rồi đi đến Wadi El-Natrun trên bờ tây của sông Nile, nơi có rất nhiều đan viện và nhà thờ.
Hành trình sẽ tiếp đến Đan viện Gabal El Teir ở Minya và đến đan viện Muharraq ở Assiut, nơi Thánh Gia sống 6 tháng trong hang của đan viện.
Cuối cùng là núi Dronka; trên núi này có một hang cổ xưa, là nơi Thánh Gia cư trú trước khi trở về quê hương. (Aleteia 18/05/2017)
Hồng Thuỷ