Đó là nhận định của ông Lê Thanh Hải (ảnh), Phó tổng giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia khi trả lời Thanh Niên ngày 30.4, về những diễn biến thời tiết cần phải lưu ý trong mùa nắng nóng và mưa bão năm nay.
Nắng nóng không gay gắt nhưng mưa bão phức tạp
Đó là nhận định của ông Lê Thanh Hải (ảnh), Phó tổng giám đốc Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia khi trả lời Thanh Niên ngày 30.4, về những diễn biến thời tiết cần phải lưu ý trong mùa nắng nóng và mưa bão năm nay.
Ông Hải cho biết hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay tạo ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, trái quy luật xuất hiện ngày càng nhiều. Cụ thể, chúng ta đã có 3 năm liên tục thời tiết mùa đông ấm nhưng lại có 1 tháng rất rét. Các năm trước, thời tiết mùa đông ấm liên tục từ tháng 10.2015 đến hết tháng 3.2016 nhưng tháng 4 lại tương đối lạnh.
Còn năm nay, mùa đông ấm nhưng đến mùa xuân lại lạnh. Về mưa thì năm nay đến sớm nhưng kết thúc sớm. Còn năm ngoái, mưa đến đúng quy luật nhưng kết thúc rất muộn, đến tận tháng giêng vẫn còn mưa nhiều.
Tháng 4 và nửa đầu tháng 5 là thời kỳ nắng nóng cao điểm ở khu vực Nam Bộ. Các đợt nắng nóng sẽ xảy ra trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất tại khu vực miền Đông Nam Bộ và TP.HCM có khi trên 39oC.
Ảnh: NVCC
Các hiện tượng này cho thấy quy luật về thời tiết trước đây, do biến đổi khí hậu, nay đã bị giãn ra hoặc là đến rất sớm hoặc là đến rất muộn. Mưa lớn trong mùa khô nhưng lại khô trong mùa mưa.
Nhiều cơ quan khí tượng thế giới như Nhật, Mỹ, Úc cảnh báo hiện tượng El Nino sẽ quay trở lại vào năm 2017. Nếu điều này xảy ra sẽ có những tác động như thế nào đến thời tiết của VN?
Các dự báo cập nhật đến tháng 4 năm nay của nhiều cơ quan khí tượng thế giới đều khẳng định, hiện tượng EL Nino đang có khuynh hướng quay trở lại. Cụ thể, bắt đầu từ tháng 7 cho đến hết năm. Đáng lưu ý, hiện tượng El Nino từ khi quan trắc trên cơ sở dữ liệu đo đạc được đến khi nhìn thấy tác động trên thực tế luôn có độ trễ, khoảng một cho đến vài tháng.
Trung tâm khí tượng thuỷ văn T.Ư cũng đưa ra nhận định, El Nino sẻ ảnh hưởng đến thời tiết VN vào những tháng cuối năm nay thậm chí còn lan sang mùa khô năm 2017 – 2018 với hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn. Nhưng trước hết là vào mưa bão năm nay, thông thường trong những năm có El Nino thì bão rất mạnh và bất thường, như từng ghi nhận với cơn bão Linda 1997, bão Durian 2006 và siêu bão Hải Yến năm 2013… cần phải đề phòng.
Dù có mưa vào buổi sáng nhưng ngay lập tức khi tạnh mưa, TP.HCM vẫn nóng hầm hập và ‘toát mồ hôi hột’ là vì: thời gian mưa ngắn, cường độ bức xạ mặt trời đang mạnh và do hiệu ứng đô thị.
Diễn biến thời tiết nắng nóng và mùa mưa bão năm nay ở Bắc bộ, Trung bộ và Tây nguyên sẽ có nhiều yếu tố bất thường?
Hiện tại, El Nino chưa ảnh hưởng nên nói mùa hè năm nay nóng là chưa đủ cơ sở. Nhưng chúng ta đã có mùa đông ấm, mùa xuân tương đối lạnh nên mùa hè năm nay nắng nóng dễ có xu hướng trở lại nhịp điệu tương đối bình yên, phù hợp với quy luật của những năm trước đây. Bởi lẽ, ở Bắc bộ năm nay, mưa đầu mùa sẽ tương đối nhiều và ít dần vào thời điểm cuối mùa. Mưa bắt đầu từ tháng 5 – 8, lượng mưa nhiều hơn trung bình nhiều năm và mưa ít vào thời điểm tháng 9 – 10. Mưa nhiều sẽ khiến Bắc bộ có nhiều ngày có thời tiết mát mẻ.
Còn ở Trung bộ, dự báo nắng nóng sẽ không quá gay gắt như năm 2015 – 2016 vì El Nino còn yếu, cuối năm mới tác động đến thời tiết của VN nên nắng nóng được dự báo không kéo dài liên tục hàng chục ngày như trước đây. Nhưng cũng không loại trừ, nhiệt độ nắng nóng ở một số khu vực sẽ ghi nhận ở mức kỷ lục.
Điều này cũng có nguyên nhân, ở nhiều trạm quan trắc, hành lang xung quanh bị đô thị hóa, với mái tôn, nền bê tông ảnh hưởng đến quá trình đo đạc. Nên nhiệt độ ghi nhận được, nó không còn tính đại diện cho nhiệt độ thời tiết trung bình ở khu vực đó nữa.
Bên cạnh đó, khu vực miền Trung như các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Hà Tĩnh ngày trước điển hình là cát trắng, gió lào thì khu vực này hiện tại cũng có nhiều hồ nước, cây xanh cũng góp phần điều hoà khí hậu, giảm bớt sự khắc nghiệt.
Những ngày gần đây thời tiết Sài Gòn vô cùng oi bức. Mới sáng sớm mà nắng đã nóng như rang, cao điểm vào buổi trưa thì hơi nóng hầm hập vô cùng kinh khủng.
Đối với mùa mưa bão năm nay ở các vùng miền bắt đầu tương đối sớm, cụ thể dự báo ở Tây nguyên, từ tháng 5 đã bắt đầu bước vào mùa mưa bão rồi.
Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia nhận định, năm nay bão đến sớm và nhiều hơn so với trung bình nhiều năm. Cụ thể, trên Biển Đông có khoảng 14 – 15 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), nhiều hơn so với trung bình nhiều năm chỉ là 12 – 13 cơn bão, ATNĐ.
Cũng trong năm có El Nino thì số lượng cơn bão, ATNĐ ảnh hưởng đến đất liền thường ít hơn trung bình nhiều năm. Mùa mưa bão năm nay, dự báo có khoảng 5 – 6 cơn bão, ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, ít hơn so với trung bình nhiều năm là 6 – 7 cơn bão, ATNĐ.
Mưa sớm, lũ lớn làm gia tăng sạt lở
Nhận định về mùa mưa lũ năm nay ở Nam bộ, ông Hải cho biết: Những năm dự báo bão nhiều thì gió tây nam càng mạnh và thường gây mưa lớn cho các tỉnh Nam bộ. Quan sát trong những ngày cuối tháng 4, các tỉnh Nam bộ thường xuyên có mưa giông vào cuối ngày, cho thấy mùa mưa ở Nam bộ có dấu hiệu bắt đầu và đến tương đối sớm.
Khi gió mùa tây nam hoạt động mạnh thì mưa ở Nam bộ, thậm chí là khu vực Tây nguyên mưa lũ cũng có khuynh hướng xuất hiện rất sớm. Ở đồng bằng sông Cửu Long thường có hai đỉnh lũ, đỉnh lũ chính là tháng 9 – 10, đỉnh lũ phụ trong tháng 8 thông thường không quá mức báo động 1. Nhưng năm nay, đỉnh lũ phụ tháng 8 có nhiều bất thường do mưa nhiều ngay từ đầu mùa. Mưa lớn, lũ có cường suất mạnh lên nhanh. Nhưng điều này là rất bất lợi đối với địa hình ven sông, đặc biệt là khu vực Tây Nam bộ.
Khi vừa trải qua mùa khô, địa chất vùng ven sông khô kéo dài ít nước thì lũ lên nhanh, rút nhanh sẽ khiến khu vực này xảy ra các vụ sạt lở kéo dài như đang xảy ra tại An Giang, Đồng Tháp trong những ngày gần đây, các địa phương phải đề phòng lũ sớm và sạt lở mạnh. Nhưng bù lại, do mưa đến sớm nên diễn biến xâm nhập mặn ở các tỉnh Nam bộ năm nay không còn gay gắt so với thời điểm 2 năm gần đây.