05/11/2024

Di tích Chử Đồng Tử – Tiên Dung kêu cứu vì… hết cát!

Ông Nguyễn Phúc Lai, nguyên giám đốc Sở Văn hoá – thông tin tỉnh Hưng Yên, gửi đến Tuổi Trẻ bài viết báo động tình trạng khai thác cát trên sông Hồng làm ảnh hưởng đến khu di tích Chử Đồng Tử – Tiên Dung.

 

Di tích Chử Đồng Tử – Tiên Dung kêu cứu vì… hết cát!

Ông Nguyễn Phúc Lai, nguyên giám đốc Sở Văn hoá – thông tin tỉnh Hưng Yên, gửi đến Tuổi Trẻ bài viết báo động tình trạng khai thác cát trên sông Hồng làm ảnh hưởng đến khu di tích Chử Đồng Tử – Tiên Dung.

 

 

 

Di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung kêu cứu vì... hết cát!

Năm 2003, quyết định của UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt quy hoạch bảo tồn, tôn tạo khu di tích Chử Đồng Tử – Tiên Dung gắn với phát triển du lịch, trong không gian quy hoạch gần 1.000ha, đã xác định bãi Tự Nhiên.

*** Error ***“Năm Đinh Dậu – 2017, sông cũng đã phải buông xuôi, bất lực trước những con tàu tham lam ngày đêm sục ngoạm vào lòng sông, xúc lên hàng núi cát cao chất ngất án ngữ ngay trên đường dẫn vào đền Đa Hoà”. 

Theo truyền thuyết là nơi Tiên Dung dừng thuyền quây màn tắm và gặp Chử Đồng Tử giấu mình trong cát và đầm Dạ Trạch nằm trong không gian văn hóa tâm linh cần được bảo tồn.

Đầu xuân năm ngoái về dâng hương đền Đa Hòa, đứng bên sông Hồng tôi thấy bãi Tự Nhiên vốn rộng lớn và kéo dài đã bị thu hẹp chỉ còn như một mảng chân bãi nhoài ra mé bờ bên kia. Tôi cứ nghĩ rồi sang năm phù sa sông Hồng sẽ bồi trả lại hình thù như vốn có.

Hội đền năm nay trở lại, tôi không ngờ trước mắt mình chỉ là khúc sông rộng rinh, càng mênh mang dưới trời mưa phùn mờ mịt. Vậy là bãi cát bồi từng hiện diện ở khúc sông này được cho là từ thuở các vua Hùng dựng nước đã bị xóa sổ!

 

Sông Hồng dài trên 1.200km từ thượng nguồn thuộc Vân Nam (Trung Quốc) uốn lượn qua đây ra biển, trải qua vô vàn biến thiên bồi, lở vẫn bảo toàn lưu giữ bãi cát bồi nơi nàng Tiên Dung quây màn tắm, nơi khởi đầu của một thiên tình sử đẹp.

Vậy mà đến năm Đinh Dậu – 2017, sông cũng đã phải buông xuôi, bất lực trước những con tàu tham lam ngày đêm sục ngoạm vào lòng sông, xúc lên hàng núi cát cao chất ngất án ngữ ngay trên đường dẫn vào đền Đa Hòa.

Đây chỉ là phía thuộc khu vực huyện Khoái Châu (Hưng Yên), còn phía bên kia sông thuộc xã Hồng Châu, huyện Thường Tín (TP Hà Nội) việc đào xúc cát còn thuận tiện hơn nhiều.

Cát tặc? Không phải. Những chủ thầu từ nhiều năm qua đã được cấp giấy phép khai thác cát tại khúc sông này với danh nghĩa khơi thông dòng chảy, cung cấp cát cho các dự án xây dựng trong vùng. Người ta cho rằng bãi Tự Nhiên trước đền Đa Hoà chỉ là bãi cát bồi trời cho, có đào lấy đi thì rồi sông Hồng sẽ lại đem phù sa về bồi lên như cũ.

Họ không biết hoặc không muốn biết thực trạng sông Hồng ngày nay đã khác xưa khi dòng chảy đã bị chặn lại bởi những con đập thuỷ điện ở thượng nguồn. Phù sa vì vậy cũng chẳng còn mấy để sông mang về bồi đắp cho phía hạ lưu.

Mất bãi Tự Nhiên, mất đầm Dạ Trạch, không còn cảnh quan không gian văn hóa tâm linh huyền thoại là mất đi ý nghĩa và giá trị lớn nhất, chủ yếu của khu di tích Chử Đồng Tử – Tiên Dung. Không gian của lễ hội di tích hai phía bờ sông sẽ mất ý nghĩa, khách du lịch qua đây sẽ ngơ ngác, hẫng hụt. Đầm Dạ Trạch từ lâu chỉ còn lại một dải nước hẹp dưới chân đê.

Bãi Tự Nhiên giữa sông Hồng vẫn hiện diện hàng nghìn năm nay cũng đã bị xóa sổ. Liệu rồi có hồi phục được không? Mong chờ sự đắp bồi trở lại của sông Hồng hay con người 
phải vào cuộc?

Mới đây, một người thân quen của tôi ở xóm Đa Hoà cho biết anh đã bơi ra giữa sông chỗ trước đây là bãi bồi nay đã biến mất, lặn xuống khoảng 2-3m có chỗ đã chạm đất. Như vậy có thể vẫn còn nền bãi bồi chưa bị tàu hút cát huỷ diệt.

Thiết nghĩ, nếu có biện pháp triệt để cấm khai thác cát, thực hiện bỏ kè mềm gây bồi lắng phù sa thì rất có thể bãi Tự Nhiên được phục hồi, dù có thể rất tốn kém và phải chờ khá lâu vì phù sa sông Hồng nay đã nghèo đi rất nhiều do các đập thuỷ điện ngăn ở thượng nguồn.

Đã đề nghị dừng khai thác cát

Ông Trần Đăng Tuấn, giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Hưng Yên, cho biết những phản ảnh của ông Lai là có cơ sở. “Bãi cát tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử hiện vẫn còn. Nhưng do bên huyện Phú Xuyên (Hà Nội) tiến hành khai thác cát nên bãi Tự Nhiên đã bị ảnh hưởng một phần.

Chúng tôi đã có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo huyện Phú Xuyên dừng khai thác cát để giữ bãi cát đó. Hơn nữa, khai thác cát vừa ảnh hưởng đến cảnh đẹp ở đây vừa ảnh hưởng đến dòng chảy và làm xói mòn bờ bên này” – ông Tuấn giải thích. V.V.Tuân

NGUYỄN PHÚC LAI