Các nhà khoa học Mỹ đã phát minh phiên bản đời đầu của “dạ con nhân tạo”, với hy vọng một ngày không xa có thể cứu sống trẻ sinh thiếu tháng nghiêm trọng.
Dạ con nhân tạo
Các nhà khoa học Mỹ đã phát minh phiên bản đời đầu của “dạ con nhân tạo”, với hy vọng một ngày không xa có thể cứu sống trẻ sinh thiếu tháng nghiêm trọng.
Chỉ tính riêng tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 30.000 trẻ sinh ra khi chưa đến tuần thứ 26 trong bụng mẹ, và bị xếp vào dạng “sinh non nghiêm trọng”. Hậu quả là trẻ gặp rất nhiều thách thức về sức khoẻ thể chất lẫn tâm thần. Phân nửa số này không qua khỏi, và những trẻ còn sống phải đối mặt với nguy cơ cao đến 90% bị mắc những vấn đề về mặt sức khoẻ trong dài hạn.
“Thách thức đầu tiên đối với trẻ đặc biệt thiếu tháng là phải làm sao sống sót”, tờ The Washington Post dẫn lời Kevin Dysart, bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia. Sống sót rồi mới tính đến những khía cạnh khác như đi đứng, nói chuyện, nghe nhìn. Nói cách khác, trẻ hoàn toàn chưa được chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc sống và y học hiện đại vẫn chưa có cách xử lý tốt cho những trường hợp này.
Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi trong thập niên tới. Theo cuộc nghiên cứu tiền lâm sàng được công bố trên chuyên san Nature Communications, các chuyên gia của Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia đã “trình làng” dạ con nhân tạo cho những trẻ đặc biệt thiếu tháng, cho phép đối tượng tiếp tục phát triển tự nhiên bên ngoài tử cung của người mẹ. Hiện trẻ rơi vào tình trạng như vậy được đặt vào lồng ấp, với dưỡng chất và oxygen được cung cấp đầy đủ, nhưng vẫn không thể bắt chước môi trường tự nhiên như trong bụng mẹ. Trong tử cung, người mẹ truyền oxygen thông qua máu truyền qua dây rốn. Nếu rời khỏi dạ con, sự phát triển của phổi trẻ sẽ bị rối loạn và đình trệ. Vì vậy, vấn đề cấp bách ở đây là làm sao tạo được môi trường hỗ trợ các cơ quan tiếp tục được phát triển trong cơ thể trẻ bị thiếu tháng, theo hướng truyền oxygen thông qua cuống rốn chứ không phải ống thở.
Cận thị, cũng như các tật khúc xạ (viễn thị, loạn thị) có thể được phẫu thuật mà không cần phải động chạm vào mắt, tạo vạt giác mạc. Phương pháp này vừa được Bệnh viện Mắt TP.HCM áp dụng đầu tiên tại Việt Nam.
Các chuyên gia Mỹ đã nghĩ ra phương án dùng túi nhựa polyethylene chứa đầy dịch ối nhân tạo, có thể ngay lập tức tiếp nhận những trẻ sơ sinh phải rời bụng mẹ sớm. Một thiết bị đóng vai trò như hệ thống tuần hoàn, gồm 2 ống được kết nối thông qua cuống rốn. Một ống truyền máu từ cơ thể sang máy tạo oxygen, và ống còn lại đưa máu chứa dưỡng khí vào bào thai. Thiết bị sử dụng năng lượng từ nhịp tim của thai nhi. Theo báo cáo, đội ngũ nghiên cứu đã thử nghiệm thành công dạ con nhân tạo đối với 8 bào thai cừu, từ 105 đến 115 ngày tuổi, tương tự quá trình phát triển của thai nhi người 23 tuần tuổi.
“Chúng tôi đã hoàn toàn thành công khi nuôi bào thai cừu trong dạ con nhân tạo”, theo trưởng nhóm Alan Flake. Ông cho hay trong quá trình nuôi dưỡng, bào thai động vật thể hiện sự tăng trưởng bình thường, và quan trọng hơn nữa là quá trình trưởng thành của phổi cũng được tiếp diễn.
Mục tiêu của đội ngũ khoa học gia là có thể thử nghiệm thiết bị này ở trẻ đặc biệt sinh thiếu tháng trong vòng từ 3 đến 5 năm nữa. Tuy nhiên, không ít các nhà khoa học bày tỏ quan ngại về khía cạnh đạo đức khi dùng thiết bị thay thế dạ con ở người.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc đảm bảo tương lai bền vững cho 3 chị em có người mẹ hiến tạng cho y học.
Sự sống người nhân tạo có thể sớm được nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm, sau khi giới khoa học đã thành công trong việc tạo phôi thai động vật có vú từ tế bào gốc.