Đức Thánh Cha gặp gỡ các giới chức chính quyền Ai Cập
Sau khi phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Hoà bình do viện Đại học Al Azhar tổ chức, ĐTC tiếp tục hành trình, đến Khách sạn Al-Màsah, lúc qua 5 giờ chiều, để gặp gỡ 800 người gồm Tổng thống Al Sisi, các quan chức chính quyền, các đại diện các tầng lớp xã hội Ai Cập và ngoại giao đoàn.
Đức Thánh Cha gặp gỡ các giới chức chính quyền Ai Cập
CAIRO – Trong buổi gặp gỡ chính quyền Ai Cập chiều ngày 28-4-2017, ĐTC cổ vũ sự dấn thân của nước này cho nền hoà bình trong vùng.
Sau khi phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Hoà bình do viện Đại học Al Azhar tổ chức, ĐTC tiếp tục hành trình, đến Khách sạn Al-Màsah, lúc qua 5 giờ chiều, để gặp gỡ 800 người gồm Tổng thống Al Sisi, các quan chức chính quyền, các đại diện các tầng lớp xã hội Ai Cập và ngoại giao đoàn.
Khách sạn 5 sao này là một khu vực rộng 75.000 mét vuông, được xây cất hồi năm 2006 và nới rộng vào năm 2014, hiện do Bộ Quốc phòng Ai Cập trực tiếp quản lý.
Sau khi phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Hoà bình do viện Đại học Al Azhar tổ chức, ĐTC tiếp tục hành trình, đến Khách sạn Al-Màsah, lúc qua 5 giờ chiều, để gặp gỡ 800 người gồm Tổng thống Al Sisi, các quan chức chính quyền, các đại diện các tầng lớp xã hội Ai Cập và ngoại giao đoàn.
Khách sạn 5 sao này là một khu vực rộng 75.000 mét vuông, được xây cất hồi năm 2006 và nới rộng vào năm 2014, hiện do Bộ Quốc phòng Ai Cập trực tiếp quản lý.
Diễn văn của ĐTC
Lên tiếng sau lời chào mừng của Tổng thống Al Sisi, ĐTC nhắc đến vai trò quan trọng của Ai Cập trong lịch sử và cả tương quan với truyền thống của Giáo hội Kitô. Ai Cập cũng quảng đại tiếp đón hàng triệu người tị nạn từ Sudan, Eritrea, Syria và Irak.
ĐTC nói:
“Do lịch sử và vị trí địa lý đặc biệt của mình, Ai Cập có một vai trò không thể thay thế được ở Trung Đông và trong bối cảnh những người đang tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cam go và phức tạp đòi phải được giải quyết ngay bây giờ, để tránh những bạo lực trầm trọng hơn nữa. Tôi muốn nói đến bạo lực mù quáng và vô nhân đạo do nhiều nhân tố gây ra: do ước muốn đen tối đạt được quyền lực, nạn buôn bán vũ khí, những vấn đề xã hội trầm trọng, và nạn tôn giáo cực đoan lạm dụng Danh Thánh Thiên Chúa để thực hiện những vụ tàn sát kinh khủng và những bất công.
Vận mệnh và nghĩa vụ đó của Ai Cập là lý do khiến dân chúng mong muốn một nước Ai Cập trong đó không một ai bị thiếu bánh, tự do và công bằng xã hội. Chắc chắn mục tiêu này sẽ trở thành thực tại nếu tất cả cùng ý chí biến lời nói thành hành động, biến những khát vọng giá trị thành sự dấn thân, biến những luật lệ trên bản văn thành những luật được áp dụng, đề cao giá trị thiên tài bẩm sinh của dân tộc này.”
ĐTC cũng nhắc nhở rằng Ai Cập có một nghĩa vụ đặc biệt là củng cố hoà bình trong vùng, dù rằng trên lãnh thổ mình cũng bị thương tổn vì bạo lực mù quáng, làm cho bao nhiêu gia đình phải chịu đau khổ bất công.
ĐTC cổ vũ những sáng kiến của Ai Cập nhắm đạt tới sự tôn trọng vô điều kiện các quyền bất khả nhượng của con người, như sự bình đẳng giữa mọi công dân, tự do tôn giáo và ngôn luận, không phân biệt ai. Những mục tiêu ấy cũng đòi phải đặc biệt quan tâm đến vai trò phụ nữ, người trẻ, những người nghèo và các bệnh nhân.
ĐTC nói thêm: “Chúng ta có nghĩa vụ phải cùng nhau khẳng định rõ lịch sử không tha thứ cho những kẻ công bố công lý nhưng lại thực hành bất công; những kẻ nói về sự bình đẳng nhưng lại loại trừ những người khác biệt. Chúng ta có nhiệm vụ vạch mặt những kẻ bán ảo tưởng về đời sau, rao giảng oán thù để cướp mạng sống hiện tại của những người đơn sơ, và quyền của họ được sống trong phẩm giá, biển họ thành những khúc củi để đốt và tước đoạt của họ khả năng tự do chọn lựa và tin tưởng với tinh thần trách nhiệm. Chúng ta có nghĩa vụ phải phá vỡ những ý tưởng giết người và những ý thức hệ cực đoan, bằng cách khẳng định sự không thể dung hợp giữa đức tin chân chính và bạo lực, giữa Thiên Chúa và những hành vi chết chóc…”
ĐTC nói:
“Do lịch sử và vị trí địa lý đặc biệt của mình, Ai Cập có một vai trò không thể thay thế được ở Trung Đông và trong bối cảnh những người đang tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cam go và phức tạp đòi phải được giải quyết ngay bây giờ, để tránh những bạo lực trầm trọng hơn nữa. Tôi muốn nói đến bạo lực mù quáng và vô nhân đạo do nhiều nhân tố gây ra: do ước muốn đen tối đạt được quyền lực, nạn buôn bán vũ khí, những vấn đề xã hội trầm trọng, và nạn tôn giáo cực đoan lạm dụng Danh Thánh Thiên Chúa để thực hiện những vụ tàn sát kinh khủng và những bất công.
Vận mệnh và nghĩa vụ đó của Ai Cập là lý do khiến dân chúng mong muốn một nước Ai Cập trong đó không một ai bị thiếu bánh, tự do và công bằng xã hội. Chắc chắn mục tiêu này sẽ trở thành thực tại nếu tất cả cùng ý chí biến lời nói thành hành động, biến những khát vọng giá trị thành sự dấn thân, biến những luật lệ trên bản văn thành những luật được áp dụng, đề cao giá trị thiên tài bẩm sinh của dân tộc này.”
ĐTC cũng nhắc nhở rằng Ai Cập có một nghĩa vụ đặc biệt là củng cố hoà bình trong vùng, dù rằng trên lãnh thổ mình cũng bị thương tổn vì bạo lực mù quáng, làm cho bao nhiêu gia đình phải chịu đau khổ bất công.
ĐTC cổ vũ những sáng kiến của Ai Cập nhắm đạt tới sự tôn trọng vô điều kiện các quyền bất khả nhượng của con người, như sự bình đẳng giữa mọi công dân, tự do tôn giáo và ngôn luận, không phân biệt ai. Những mục tiêu ấy cũng đòi phải đặc biệt quan tâm đến vai trò phụ nữ, người trẻ, những người nghèo và các bệnh nhân.
ĐTC nói thêm: “Chúng ta có nghĩa vụ phải cùng nhau khẳng định rõ lịch sử không tha thứ cho những kẻ công bố công lý nhưng lại thực hành bất công; những kẻ nói về sự bình đẳng nhưng lại loại trừ những người khác biệt. Chúng ta có nhiệm vụ vạch mặt những kẻ bán ảo tưởng về đời sau, rao giảng oán thù để cướp mạng sống hiện tại của những người đơn sơ, và quyền của họ được sống trong phẩm giá, biển họ thành những khúc củi để đốt và tước đoạt của họ khả năng tự do chọn lựa và tin tưởng với tinh thần trách nhiệm. Chúng ta có nghĩa vụ phải phá vỡ những ý tưởng giết người và những ý thức hệ cực đoan, bằng cách khẳng định sự không thể dung hợp giữa đức tin chân chính và bạo lực, giữa Thiên Chúa và những hành vi chết chóc…”
G. Trần Đức Anh OP