02/11/2024

Cần có kịch bản ứng phó sụt lún

Từ cảnh báo của Bộ Tài nguyên – môi trường: “Sụt lún ở nhiều nơi: Tiếp tục báo động!” (Tuổi Trẻ ngày 18-4), TS Lê Xuân Thuyên – Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM – cho rằng cần có kịch bản chi tiết ứng phó sụt lún trong tương lai.

 

Cần có kịch bản ứng phó sụt lún

Từ cảnh báo của Bộ Tài nguyên – môi trường: “Sụt lún ở nhiều nơi: Tiếp tục báo động!” (Tuổi Trẻ ngày 18-4), TS Lê Xuân Thuyên – Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM – cho rằng cần có kịch bản chi tiết ứng phó sụt lún trong tương lai.

 

 

 

Cần có kịch bản ứng phó sụt lún
Tuyến đường về khu di tích Bác Ba Phi bị sụt lún (đoạn trước cửa điểm Trường tiểu học 4 xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) vào mùa khô năm 2016 – Ảnh: Nguyễn Hùng

Tình trạng sụt lún nền đất tăng nhanh tại khu vực TP.HCM và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được các chuyên gia cảnh báo hơn 10 năm trước, nhưng chưa nhận được sự quan tâm nói chung.

Phải kiểm soát 
việc “trả giá”

Kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng do Bộ Tài nguyên – môi trường công bố năm 2012 cũng chưa đề cập đến vấn đề sụt lún. Mãi đến kịch bản năm 2016, vấn đề sụt lún nền đất mới được nói đến.

Vậy mới thấy nhận thức chung của chúng ta về vấn đề lún và nguy cơ ảnh hưởng của nó đối với những vùng đất thấp ven biển vẫn còn hạn chế.

Chỉ đến khi hậu quả của việc sụt lún bắt đầu thấy rõ, một số tỉnh đã bắt đầu “trả giá” khi xuất hiện những đổ vỡ cục bộ như cầu sập, nhà dân nứt toác, đổ nát, móng cầu trồi trụt…, vấn đề sụt lún mới thật sự có những “tiếng chuông cảnh tỉnh”, dù còn yếu ớt nhưng rất cấp bách, cần thiết từ những cơ quan quản lý trung ương.

Mà mới đây nhất là thông tin báo động về tình trạng sụt lún nền đất tại khu vực TP.HCM và ĐBSCL của Bộ Tài nguyên – môi trường.

Thực tế, lún là tiến trình chậm khó đảo ngược để khắc phục, tiềm ẩn những nguy cơ hậu quả lâu dài. Chắc chắn những tác động của con người hiện nay đối với hệ thống tự nhi

Trước mắt, cần cố gắng làm sao để làm chậm quá trình sụt lún và quan trọng nhất về lâu dài là chuẩn bị kịch bản ứng phó trong tương lai.

Xây dựng kịch bản chuẩn xác

10 năm trở lại đây, có nhiều nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như các chuyên gia độc lập đã tiến hành một cách đơn lẻ các quan trắc, nghiên cứu về vấn đề sụt lún khu vực TP.HCM và ĐBSCL.

Tuy nhiên, số liệu đưa ra có những giới hạn, chỉ mang tính tham khảo, độ chính xác chưa được kiểm chứng. Do vậy rất khó để xây dựng một kịch bản cảnh báo chuẩn xác cho tình trạng sụt lún hiện nay.

Bây giờ chuyện sụt lún nền đất đã thành “quốc gia đại sự” nên phải có sự vào cuộc của các cấp quản lý có liên quan, từ trung ương đến địa phương.

Cần phải thành lập các chương trình nghiên cứu, có những khảo sát, quan trắc thường xuyên, đủ dày và kéo dài 10-20 năm thì mới có số liệu đủ độ tin cậy cho phép đánh giá bức tranh sụt lún đầy đủ, chính xác, bao phủ cả toàn khu vực.

Nếu không, lúc nào chúng ta cũng thấy vấn đề sụt lún là nguy cơ, nhưng không bao giờ có thông tin chính xác về quy mô của nó như thế nào để ra quyết định chính xác.

Kịch bản ứng phó đó cho chúng ta biết toàn cảnh quá trình nền đất sụt lún, ngập triều đến nhanh hay chậm để có những giải pháp ứng phó. Chúng ta lường trước, tính toán biết lui dần về đâu, củng cố những vị trí còn lại như thế nào.

Ví dụ trong khoảng một vài thập kỷ nữa, nước biển dâng ngập chìm một khu vực cụ thể nào đó, chúng ta phải có phương án sắp xếp sẽ di dân đi đâu, dời đi vào lúc nào?…

Đồng thời, kịch bản cũng cho chúng ta biết cần khoanh vùng những khu vực không nên đầu tư những công trình vĩnh cửu… Nếu nhìn xa như vậy mới biết đó là những mối lo rất lớn mà chúng ta phải xem xét.

Chuyện lâu dài là vậy, còn trước mắt phải chấm dứt tình trạng khoan giếng, khai thác nước ngầm tràn lan.

Hiện nay người dân chỉ cần bỏ ra vài triệu đồng gọi thợ khoan đến là có nước sử dụng ngay. Chuyện này đã được quy định trong Luật tài nguyên nước, vấn đề là bộ máy địa phương có mạnh tay kiểm soát được hay không?

Kinh nghiệm thế giới đã cho thấy nếu con người giảm bớt những can thiệp trực tiếp vào hệ thống tự nhiên thì tự nhiên sẽ có thể tự điều hòa trở lại để “cứu” chúng ta.

Vô cùng phức tạp

Trên thế giới người ta đã xây dựng kịch bản, tính đến những chuyện sụt lún như chúng ta đang bàn từ 20-30 năm nay rồi. Như ở Mỹ, về đồng bằng châu thổ sông Mississippi, người ta có một cảnh báo sụt lún công bố trên tạp chí khoa học vào khoảng năm 1984. Nhưng cho đến nay họ vẫn đang loay hoay tìm cách để giữ, làm giảm tốc độ chìm ngập, mất đất khu vực này.

Nói như vậy để thấy sụt lún vô cùng phức tạp, nếu không có giải pháp sớm thì sự trả giá trong tương lai càng khó lường.

TS LÊ XUÂN THUYÊN (TIẾN LONG ghi)