21/01/2025

Bạch tuộc tự chỉnh sửa gien di truyền để thông minh hơn

Nghiên cứu mới cho thấy bạch tuộc có thể can thiệp và chỉnh sửa gien di truyền của bản thân, giúp chúng cải thiện trí thông minh và sở hữu năng lực học hỏi.

 

Bạch tuộc tự chỉnh sửa gien di truyền để thông minh hơn

Nghiên cứu mới cho thấy bạch tuộc có thể can thiệp và chỉnh sửa gien di truyền của bản thân, giúp chúng cải thiện trí thông minh và sở hữu năng lực học hỏi.



Đài tưởng niệm chú bạch tuộc thông minh Paul ở Oberhausen, Đức	
 /// Ảnh: AFP

 

Đài tưởng niệm chú bạch tuộc thông minh Paul ở Oberhausen, ĐứcẢNH: AFP

Khi nghĩ đến những giống loài có trí thông minh, con người xuất hiện đầu tiên trong danh sách, kế đến là cá heo, cá voi, chó, mèo, quạ, thậm chí lợn cũng được tính đến. Điểm chung của những loài này là có não bộ lớn, có hệ thần kinh trung ương và tủy sống để gửi thông điệp thần kinh lan toả khắp các bộ phận của cơ thể. Còn sâu, giun, sò, ốc sên… vô phương lọt vào bảng danh sách trên. 
Bạch tuộc tự chỉnh sửa gien di truyền để thông minh hơn - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Hoá lùn vì trái đất tăng nhiệt

Giới chuyên gia đang quan ngại tình trạng thu nhỏ kích thước cơ thể ở động vật có vú để thích nghi với khí hậu nóng lên có thể lặp lại nếu môi trường không được cải thiện.
Thế nhưng, đồng bạn của chúng là loài nhuyễn thể, động vật chân đầu có xúc tu, lại hoàn toàn khác biệt. Mực, mực ống và đặc biệt là bạch tuộc nổi tiếng với trí thông minh chưa từng thấy, chẳng hạn như bạch tuộc “tiên tri” Paul chuyên dự đoán kết quả các trận đấu World Cup 2010.
Thật ra, nếu xét về nhiều khía cạnh, bạch tuộc không thể nào được xem là thông minh. Số dây thần kinh ở bạch tuộc chỉ bằng 1/20 so với người, không có hệ thần kinh trung ương. Thay vào đó, chúng có bộ não bé tí ở mỗi xúc tu. Thế nhưng, điều này không ngăn cản bạch tuộc có trí nhớ ngắn hạn lẫn dài hạn. Chúng có thể hoá giải các mê cung hoặc những vấn đề đơn giản, cũng như sử dụng các công cụ và xây cất nhiều thứ.
Trong khi ai cũng biết bạch tuộc rất thông minh, có lẽ còn hơn cả cá heo, giới khoa học dù tìm mọi cách vẫn chưa rõ tại sao con vật mềm nhũn và não bé như thế lại sở hữu năng lực trí não đáng nể. Tin tốt lành là mới đây, nghiên cứu của Đại học Tel Aviv (TAU) ở Israel và Phòng Thí nghiệm sinh vật biển quốc tế cho rằng họ đã có câu trả lời, theo tờ The Washington Post.
Kết quả nghiên cứu cho thấy loài nhuyễn thể như bạch tuộc được phát hiện có năng lực chỉnh sửa cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử là ARN (a xít ribonucleic) ở tốc độ cực nhanh, cho phép con vật nhanh chóng thích nghi trước những thách thức của môi trường. Điều này có nghĩa gì?
Mã di truyền của con người bao gồm ADN và ARN, trong đó ADN là kiến trúc sư và ARN là công nhân xây dựng. ADN là thiết kế chi tiết và ổn định, quy định bạn chính là bạn, còn ARN là cái diễn dịch các cấu trúc này thành cá thể thực tế. Tuy nhiên, công nhân không nhất thiết phải theo đúng bản vẽ, và ARN cũng không phải lúc nào cũng tuân theo quy định của ADN. Quá trình này được gọi là “chỉnh sửa ARN”, và mỗi sinh vật áp dụng công cụ đó một cách khác nhau để phản ứng trước các áp lực từ môi trường.
Đồng trưởng nhóm nghiên cứu Eli Eisenberg, nhà lý sinh của TAU, cho hay thông thường trong trường hợp một gien di truyền, quá trình giải mã có thể được cải thiện thông qua đột biến. Đó là bức tranh tổng quan của tiến hoá, khi mà một đột biến xuất hiện để điều chỉnh protein theo nhu cầu của sinh vật. Chuyên gia Eisenberg cũng cho biết con người có khoảng 1.000 điểm trên chuỗi gien di truyền nhiều khả năng đang trải qua quá trình này, nhưng đa số điểm nằm dọc theo chỗ gọi là “ADN rác”, có nghĩa là không mã hóa hay lập trình cho bất kỳ đặc điểm nào.
Tuy nhiên, mực lại có khoảng 11.000 điểm chỉnh sửa ARN, hầu hết diễn ra ở mô não, giúp sinh vật đó sở hữu năng lực thích ứng vô cùng nhuần nhuyễn, hoàn toàn khác với phần còn lại của thế giới động vật. Và bằng cách nào đó, bạch tuộc đã có thể điều chỉnh gien di truyền để nâng cấp trí thông minh của chúng.

 

Phi Yến