10/01/2025

Chứng cứ về nỗi sợ xác sống thời Trung cổ

Nghiên cứu mới cho thấy một ngôi làng thời Trung cổ ở Anh từng trải qua nỗi ám ảnh sợ người chết trỗi dậy từ nấm mồ, dựa trên những đoạn xương vụn bị chôn riêng trong làng.

 

Chứng cứ về nỗi sợ xác sống thời Trung cổ

Nghiên cứu mới cho thấy một ngôi làng thời Trung cổ ở Anh từng trải qua nỗi ám ảnh sợ người chết trỗi dậy từ nấm mồ, dựa trên những đoạn xương vụn bị chôn riêng trong làng.


 

 


Tàn tích còn lại của làng Wharram Percy nhìn từ trên cao

 

 

Tàn tích còn lại của làng Wharram Percy nhìn từ trên cao

 

 

Một cuộc khai quật tại ngôi làng Wharram Percy bị bỏ hoang từ lâu ở khu North Yorkshire cho thấy vô số thi thể được chôn cất tại đây đã bị đập nát, chặt thành nhiều phần và đốt trước khi chết.
Các nhà khảo cổ học cho rằng những gì đã diễn ra tại đây là nhằm phản ánh nỗi sợ hãi của dân làng trước nguy cơ xác sống, dù thời đó chưa hề có màn hình ti vi lẫn các sản phẩm truyền thông như loạt phim về đề tài zombie là Walking Dead đang làm mưa làm gió ở Mỹ.
Chứng cứ về nỗi sợ xác sống thời Trung cổ - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Neuschwanstein tòa lâu đài cổ tích

Phim hoạt hình Công chúa ngủ trong rừng của Walt Disney đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ nhưng ít ai biết được tòa lâu đài trong phim được lấy cảm hứng từ chính tòa lâu đài có thật. 
Lâu nay, chuyện người chết quay về ám ảnh người còn sống luôn tồn tại nhan nhản trong các truyền thuyết dân gian thời Trung cổ, nhưng số xương người được tìm thấy ở làng Wharram Percy đánh dấu lần đầu tiên giới nghiên cứu thu thập được chứng cứ phản ánh được nỗi sợ hãi này, cũng như các hành vi xâm phạm thi hài của người xưa để đảm bảo rằng người chết sẽ nằm yên dưới mồ sâu.
Theo Tổ chức Historic England trực thuộc chính phủ Anh, các nhà nghiên cứu của Đại học Southampton đã khai quật được xương người ở Wharram Percy, một ngôi làng bị bỏ hoang từ thập niên 1500. Trong khoảng 6 thế kỷ, giới học giả đã nỗ lực truy tìm manh mối có thể hé lộ cuộc sống từng sinh sôi tại ngôi làng đó, và kết quả thu được đã tiết lộ một phần bí mật của vùng đất này.
Chứng cứ về nỗi sợ xác sống thời Trung cổ 2

Các phần xương thu thập đượcẢNH: HISTORIC ENGLAND

Các chuyên gia Anh tiến hành nghiên cứu tổng cộng 137 mảnh xương được cho là thuộc về ít nhất 10 người khác nhau, gồm 7 người lớn (5 nam, 2 nữ) và 3 trẻ con. Niên đại của nhóm hài cốt dao động từ thế kỷ 11 – 14, được phát hiện từ năm 1963 nhưng vẫn chưa được phân tích cho đến mới đây.
Các phần vụn của thi hài được chôn bên trong 3 hố chồng lên nhau, gần một ngôi nhà được xây sau đó và cách xa nhà thờ lẫn nghĩa địa trong vùng.

Dựa trên tình trạng của hài cốt cũng như địa điểm chôn cất bất thường, với xương của nhiều người bị trộn lẫn trong hố, các nhà nghiên cứu hoài nghi liệu những người chết phải chăng là người ngoài hoặc kẻ thù của làng, nhưng sau đó họ thu được chứng cứ cho thấy đây toàn là dân địa phương. Một số chuyên gia nghĩ đến giả thuyết dân làng có thể ăn thịt người chết trong thời buổi đói kém. Tuy nhiên, các dấu vết trên xương tập trung chủ yếu ở phần đầu và cổ, chứ không xuất hiện nhiều ở những khớp xương lớn và phần cơ bắp, giúp loại trừ nghi vấn này.

Tập hợp các thông tin thu được, các nhà nghiên cứu tạm thời đưa ra kết luận rằng dân làng thời xưa đã xử lý những xác chết mà họ cho là có khả năng đe doạ cộng đồng.
“Cuộc nghiên cứu đã tiết lộ phần đen tối trong quan niệm của con người thời Trung cổ và cung cấp một bằng chứng vô cùng sống động nhắc nhở chúng ta rằng quan điểm của người xưa vô cùng khác biệt với người hiện đại đến thế nào”, theo báo cáo đăng trên chuyên san Journal of Archaeological Science: Reports.

Phi Yến