29/11/2024

3 sinh viên với ứng dụng Smart Water giúp kiểm soát chất lượng nguồn nước

Nhận thấy nguồn nước tại VN, đặc biệt là nước mặt tại các khu vực làng nghề ở một số vùng nông thôn ngày càng bị ô nhiễm, 3 sinh viên đã xây dựng ứng dụng Smart Water để quản lý nguồn nước sinh hoạt.

 3 sinh viên với ứng dụng Smart Water giúp kiểm soát chất lượng nguồn nước

 

Nhận thấy nguồn nước tại VN, đặc biệt là nước mặt tại các khu vực làng nghề ở một số vùng nông thôn ngày càng bị ô nhiễm, 3 sinh viên đã xây dựng ứng dụng Smart Water để quản lý nguồn nước sinh hoạt.

 

 



Nhóm sinh viên (từ trái qua: Phương Nam, Quang Đạt, Đức Tú) giành giải nhất cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp /// Ảnh: Đình Tuấn

 

Nhóm sinh viên (từ trái qua: Phương Nam, Quang Đạt, Đức Tú) giành giải nhất cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệpẢNH: ĐÌNH TUẤN

 

Đó là Dương Quang Đạt, Trương Phương Nam và Nguyễn Đức Tú (sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên). Trưởng nhóm Dương Quang Đạt cho biết: “Là những người trẻ tuổi, chúng tôi muốn làm điều gì đó có tác dụng thiết thực đối với xã hội và đem lại hiệu quả kinh tế”.
Khi bắt tay vào nghiên cứu, nhóm sinh viên này nhận thấy với phương pháp kiểm định nguồn nước truyền thống, trong quá trình lấy mẫu nước xét nghiệm nguồn nước vẫn được cung cấp tới người dân.
“Chúng ta vẫn giám sát, kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt theo kiểu từ “chữa cháy” đến “phòng cháy”. Khi có kết quả xét nghiệm nước bị nhiễm khuẩn thì rất nhiều người đã sử dụng lượng nước bẩn này. Lúc đó có cảnh báo thì cũng đã quá muộn. Trong khi đó, người dân sử dụng nguồn nước do các nhà máy cấp nhưng không có điều kiện giám sát chất lượng nguồn nước sinh hoạt của gia đình”, Nguyễn Đức Tú nói.
Cả 3 sinh viên làm việc với nhau khá ăn ý. Dương Quang Đạt đảm nhận việc lập trình – thiết kế mạch điện, truyền thông cho dự án và thuyết trình; Trương Phương Nam thực hiện việc lập trình – thiết kế mạch điện, thiết kế hình dáng cho sản phẩm còn Nguyễn Đức Tú lập trình server và tìm hiểu nghiên cứu thị trường.
“Cái khó chính là vấn đề tài chính. Có thể với nhiều người, số tiền chúng tôi đầu tư không quá lớn, nhưng cả 3 đều là sinh viên nên phải tiết kiệm hết mức và tìm mua những linh kiện rẻ nhất mà phải đảm bảo hoạt động được. Có lúc chúng tôi phải “cắt” tiền ăn để mua linh kiện điện tử và trả phí duy trì server, phí duy trì các module truyền thông…”, Trương Phương Nam nói.
 
 
Được đầu tư 500 triệu đồng
“Giải pháp giám sát chất lượng nguồn nước và tự động thu thập dữ liệu về chỉ số nước tiêu thụ cho các nhà máy nước tại VN” đã được ban giám khảo cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên” do Hội Sinh viên VN tổ chức ngày 18.3 trao giải nhất bởi tính thời sự và thiết thực. Ngoài giải thưởng 50 triệu đồng tiền mặt, nhóm còn nhận được số tiền đầu tư cho dự án có thể lên tới 500 triệu đồng.

 

Sau hơn 1 năm nghiên cứu, sản phẩm của 3 sinh viên đã dần hoàn thiện với cách thức hoạt động đơn giản. Thiết bị đo chất lượng nước sẽ được lắp đặt tại các bể chứa của nhà máy nước và tự động gửi dữ liệu lên website. Người dùng có thể sử dụng điện thoại, máy tính để truy cập thông tin trên website.

Ngoài ra, sẽ lắp đặt tại mỗi hộ gia đình các đồng hồ nước điện tử có thiết bị được kết nối internet, thông tin cũng sẽ được chuyển lên website.
Sinh viên Dương Quang Đạt cho biết: “Ứng dụng này không chỉ cho phép nhà máy nước giám sát được chất lượng nguồn nước trước khi cung cấp cho khách hàng mà còn cho phép khách hàng giám sát được chất lượng nguồn nước gia đình đang sử dụng”.
Để góp phần giảm thiểu chi phí nguồn nhân lực trong việc ghi, tính toán chỉ số nước thủ công như hiện nay, thiết bị đo còn cung cấp thông tin cho khách hàng về lượng nước sử dụng hằng tháng, hóa đơn tiền nước được tính toán và tự động gửi tới từng khách hàng. Đặc biệt, thanh toán hóa đơn tiền nước qua hệ thống ngân hàng sẽ giúp tiết kiệm thời gian thanh toán. Ngoài ra, thiết bị đo chất lượng nguồn nước còn có thể được triển khai trong một số ứng dụng khác trong thực tế như giám sát chất lượng nguồn nước xả thải của các nhà máy sản xuất tại các khu công nghiệp, giám sát chất lượng nguồn nước mặt tại các làng nghề…
3 sinh viên với ứng dụng Smart Water giúp kiểm soát chất lượng nguồn nước - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Những chàng trai Việt làm ứng dụng cho Liên Hiệp Quốc

Ban Dịch vụ tham quan Liên Hiệp Quốc (UN Visitors Services) đã tung ra một ứng dụng di động miễn phí nhằm chi tiết hóa nghệ thuật trưng bày ở khu vực công cộng của trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York. 
Nói về khả năng ứng dụng thực tiễn, Nguyễn Đức Tú cho biết: “Khi chuyển giao hệ thống cho các nhà máy nước tại VN, sản phẩm sẽ trở thành công cụ đắc lực trong quá trình quản lý và đảm bảo chất lượng nguồn nước sinh hoạt cho khoảng hơn 1 triệu hộ gia đình sử dụng nguồn nước từ các nhà máy nước. Bên cạnh đó, sản phẩm góp phần giảm thiểu chi phí nguồn nhân lực trong việc ghi, tính toán chỉ số nước hoàn toàn thủ công như hiện nay”.

 

Thu Hằng