10/01/2025

Khí hậu ‘nặn’ mũi người

Hình dạng mũi người khác nhau là do quá trình chọn lọc tự nhiên nhằm phản ánh những điều kiện khí hậu khác nhau, theo kết quả nghiên cứu mới của Mỹ.

  

Khí hậu ‘nặn’ mũi người

Hình dạng mũi người khác nhau là do quá trình chọn lọc tự nhiên nhằm phản ánh những điều kiện khí hậu khác nhau, theo kết quả nghiên cứu mới của Mỹ.



 /// Ảnh: Shutterstock

 

Ảnh: Shutterstock

 

Lâu nay giới khoa học vẫn luôn lưu ý đến một giả thuyết: người sống trong môi trường ấm áp và ẩm ướt thường có lỗ mũi rộng, trong khi cá nhân định cư ở những vùng vĩ độ cao như Bắc Âu lại sở hữu lỗ mũi hẹp để phù hợp với khí hậu lạnh và khô. Arslan Zaidi, đồng tác giả cuộc nghiên cứu do đội ngũ chuyên gia Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) dẫn đầu, xác nhận giả thuyết môi trường khí hậu tác động đến hình dáng mũi người đã được giới khoa học lưu ý. Tuy nhiên, trong khi các cuộc nghiên cứu trước đây dựa trên kết quả đo hộp sọ ở người, báo cáo của nhóm ông Zaidi lại tập trung phân tích hình dạng của mũi.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Plos Genetics, các chuyên gia đến từ Mỹ, Ireland và Bỉ đã mô tả cách thức họ phân biệt được những hình dáng mũi khác nhau bằng cách áp dụng kỹ thuật nhận dạng hình ảnh 3D đối với 476 người tình nguyện, có nguồn gốc tổ tiên ở Nam Á, Đông Á, Tây Phi và Bắc Âu. Kết quả thu được đã xác nhận nghi vấn trước đây vốn cho rằng bộ phận mũi có khuynh hướng phát triển phù hợp với những điểm đặc trưng trong điều kiện khí hậu tại nơi mà họ sinh sống. Khi tiến hành phân tích sâu hơn, dựa trên dữ liệu của những người có gốc châu Phi và châu Âu, các nhà nghiên cứu khẳng định hình dạng mũi có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái, và bước kế tiếp là tìm hiểu xem có mối liên hệ nào giữa mũi với khí hậu hay không.
Khí hậu 'nặn' mũi người - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

5 căn bệnh chết chóc do khí hậu ấm lên

Tình trạng ấm lên toàn cầu đang làm lộ diện mầm bệnh “zombie” từ lâu bị khoá chặt trong băng tần lưỡng cực, trong khi các bệnh dịch lan rộng khỏi giới hạn địa lý truyền thống.
Lần này, nhóm chuyên gia kiểm tra các thông số mũi của 140 phụ nữ gốc Tây Phi, Đông Á, Bắc Âu và Nam Á, có cha mẹ vẫn sống ở những nơi mà tổ tiên họ đã chôn nhau cắt rốn. Sau quá trình so sánh, họ phát hiện độ rộng của cánh mũi có liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối, dựa trên kết quả cho thấy những người tham gia có cha mẹ và tổ tiên sống trong điều kiện khí hậu ấm – độ ẩm thường có cánh mũi rộng hơn những người sinh ra từ gia đình ở vùng mát – khô. Theo phân tích của Giáo sư Zaidi, điều này có thể là do lỗ mũi hẹp giúp gia tăng hàm lượng độ ẩm trong không khí và làm ấm luồng khí vào phổi. Không khí khô và lạnh không tốt cho khí quản của con người, nên mũi hẹp có thể xem là phần bổ sung cho những người ở vĩ độ cao. Nói tóm lại, tổ tiên của con người biết cách thích nghi với môi trường đang sống.
Giáo sư Mỹ cho rằng việc phát hiện được những đặc điểm giúp con người thích nghi với môi trường sống sẽ giúp giới nghiên cứu hiểu thêm về nguy cơ dịch bệnh. Bên cạnh đó, cũng cần phải có thêm nhiều báo cáo tin cậy khác, trước khi chính thức thành lập mối quan hệ giữa khí hậu và hình dáng mũi người.

Tụ Yên