11/01/2025

Người trẻ bảo vệ môi trường

Hàng trăm sinh viên tại TP.HCM đã thực hiện dự án “Điểm đến xanh” để tuyên truyền cho mọi người hướng đến việc bảo vệ môi trường sống xung quanh ngày một tốt hơn.

Người trẻ bảo vệ môi trường

 

Hàng trăm sinh viên tại TP.HCM đã thực hiện dự án “Điểm đến xanh” để tuyên truyền cho mọi người hướng đến việc bảo vệ môi trường sống xung quanh ngày một tốt hơn.



Thanh niên tình nguyện dọn vệ sinh kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
 /// Ảnh: Lê Thanh

Thanh niên tình nguyện dọn vệ sinh kênh Nhiêu Lộc – Thị NghèẢNH: LÊ THANH

Chơi để tìm hiểu kiến thức môi trường
Trần Thanh Thảo, sinh viên Trường ĐH Hoa Sen, đồng thời là trưởng dự án “Điểm đến xanh” – một dự án bảo vệ môi trường TP.HCM, cho biết: “Chúng tôi muốn kết nối các điểm tham quan xanh tại TP.HCM thành những tour du lịch sinh thái, đem đến cho du khách không gian thoải mái. Hay đưa mọi người đến tham quan, giới thiệu cho họ biết sự thay đổi của những điểm ô nhiễm nghiêm trọng nhiều năm trước để mọi người có cái nhìn tích cực hơn, từ đó chung tay bảo vệ môi trường. Và chúng tôi muốn truyền tải những nội dung thiết thực về môi trường thông qua việc tổ chức các trò chơi vui nhộn, sinh động hướng đến việc tìm hiểu kiến thức về môi trường. Các vật dụng tổ chức trò chơi cũng hoàn toàn thân thiện với môi trường như giấy, lá cây, những đồ làm từ vật liệu tái chế”.
Người trẻ bảo vệ môi trường - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Bác sĩ trẻ hơn 20 lần hiến máu

Bác sĩ Sa Cường, hiện đang công tác tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum, đã hơn 20 lần hiến máu tình nguyện, được cộng đồng yêu quý.
Sau một vòng tuyên truyền về kiến thức bảo vệ môi trường đến những người dân sống dọc theo tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (đoạn qua địa bàn Q.Phú Nhuận), Vũ Trịnh Mai Trâm, sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học, xắn tay áo xuống xuồng máy trải nghiệm công việc dọn vệ sinh trên dòng kênh với công nhân Công ty TNHH MTV môi trường đô thị TP.HCM. “Hôm nay mình đã được thử sức với công việc dọn dẹp kênh của các anh công nhân và nhận thấy đây là một công việc vô cùng vất vả. Mình cảm thấy vô cùng biết ơn những con người đã thầm lặng góp phần làm cho môi trường sống của thành phố ngày càng tốt hơn”, Mai Trâm chia sẻ.
Thông rạch bầu hòn
Cái nắng gay gắt như đổ lửa vào cuối tháng 3 khiến cho mùi hôi thối bốc lên từ con rạch này càng trở nên nặng nề hơn, nhưng không vì thế mà làm chùn bước các bạn trẻ tham gia khai thông con rạch Bầu Hòn, một nhánh nhỏ đổ ra sông Sài Gòn thuộc P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM.
Một nhóm sinh viên nam cầm theo liềm ra giữa dòng nước đen ngòm để cắt cỏ, vớt rác, lục bình rồi buộc lại thành bó lớn cho các bạn nữ đứng trong bờ dùng dây kéo vào. Những đống rác, lục bình sau khi được kéo vào sát bờ sẽ được một nhóm khác trực sẵn dùng dao, rựa băm nhỏ ra hốt bỏ vào sọt để một nhóm nữa khiêng đổ lên xe ép rác. Công việc cứ thế lặp đi lặp lại như một quy trình khép kín và được làm rất khẩn trương.
Mồ hôi đổ ra như tắm, quần áo lấm lem bùn sình, thanh niên tình nguyện Trương Huy Mân cho biết: “Không khí làm việc rất khẩn trương, vui vẻ nên dường như không còn biết mệt là gì. Hơn nữa, không phải lúc nào mình cũng có cơ hội được tham gia những hoạt động trải nghiệm như thế. Em chỉ mong sao góp một phần công sức của mình làm cho con rạch này được thông thoáng, để không còn chỗ cho ruồi, muỗi trú ẩn, sinh sôi”.
Thấy nhóm thanh niên tình nguyện hăng say làm việc, ông Nguyễn Văn Hoàng, một người dân địa phương, mang ra thùng trà đá, bánh và trái cây mời các bạn trẻ. “Những việc làm của các em không những làm cho con rạch này được sạch sẽ, thông thoáng mà điều quan trọng hơn là góp phần làm thay đổi nhận thức của một số người vốn có thái độ thờ ơ với môi trường”, ông Hoàng bày tỏ.
Lê Đình Thắng, Phó bí thư Quận đoàn Thủ Đức, TP.HCM, cho biết: “Sau 3 ngày làm việc cật lực, gần 1.000 lượt sinh viên, thanh niên địa phương đã dốc sức để trả lại sự thông thoáng, sạch đẹp cho con rạch Bầu Hòn, có chiều dài gần 1.000 m, vốn bị bỏ hoang nhiều năm nay”.
Người trẻ bảo vệ môi trường - ảnh 3

Lễ ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2017 – 2022ẢNH: PHAN HẬU

Chiều 30.3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà và Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Lê Quốc Phong đã ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2017 – 2022 (ảnh).
Theo đó, T.Ư Đoàn, Bộ Tài nguyên – Môi trường tiếp tục duy trì các hoạt động tuyên truyền, vận động thanh thiếu nhi chung tay tham gia gìn giữ, bảo vệ môi trường và tài nguyên. Hai đơn vị sẽ phát động phong trào thanh niên tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu…
Giai đoạn 2017 – 2022, hai cơ quan phối hợp tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 đề án: Thanh thiếu niên tham gia bảo vệ môi trường và Thanh niên xung kích ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời triển khai nội dung các đề án này qua những hoạt động cụ thể. Bộ Tài nguyên – Môi trường hỗ trợ và khuyến khích Đoàn các cấp thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện tham gia ứng phó và khắc phục hậu quả khi có mưa lũ, thiên tai và sự cố môi trường.
Qua chương trình phối hợp công tác, Bộ Tài nguyên – Môi trường tạo mọi điều kiện hỗ trợ để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia hỗ trợ xử lý các sự cố môi trường cũng như chủ động tích cực phát hiện, ngăn chặn và tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường.
Dịp này, T.Ư Đoàn đã tặng kỷ niệm chương Vì hế hệ trẻ cho 5 cá nhân là lãnh đạo, cán bộ của Bộ Tài nguyên – Môi trường có đóng góp tiêu biểu trong các phong trào, hoạt động của Đoàn. Bộ Tài nguyên – Môi trường trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp tài nguyên và môi trường cho 3 cá nhân công tác tại cơ quan T.Ư Đoàn: Bí thư T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy; Trưởng ban Thanh niên công nhân và đô thị T.Ư Đoàn Vũ Thị Giáng Hương; Phó chủ tịch Hội LHTN VN, Giám đốc Trung tâm tình nguyện quốc gia Vũ Minh Lý. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên – Môi trường còn tặng bằng khen cho 5 tỉnh, thành đoàn có đóng góp xuất sắc trong triển khai các chương trình, hoạt động hợp tác giữa Bộ Tài nguyên – Môi trường và T.Ư Đoàn trong giai đoạn 2012 – 2017.
Phan Hậu

 

Lê Thanh