10/01/2025

Sự sống và giáo huấn xã hội của Giáo hội

Mục tiêu của GHXH là bảo vệ và thăng tiến sự sống con người. Sự sống con người chính là nền tảng của các nguyên tắc căn bản của GHXH: nhân phẩm, nhân quyền.

Linh mục Phan Tấn Thành OP

Nhập đề

I. Khái niệm về sự sống: những cấp độ sống

II. Tôn trọng sự sống con người: điều răn thứ năm

III. Tôn trọng phẩm giá con người: Giáo huấn xã hội

Kết luận

Những chữ viết tắt: – GLCG: Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo. – GLXH: Giáo huấn xã hội của Giáo hội. – TL: Sách Tóm lược Học thuyết xã hội

Kết quả hình ảnh cho human life

__________

Nhập đề

Sự sống có thể nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau: sinh học, y khoa, kinh tế, chính trị, thần học. Bài này được viết cho một tạp chí về Giáo huấn xã hội của Hội thánh Công giáo, vì thế chúng tôi chỉ muốn tập trung vào lãnh vực này. Thoạt tiên, xem ra “sự sống” không phải là đối tượng trực tiếp của GHXH, bởi vì nó không nằm trong số những thuật ngữ quen thuộc của ngành này (công bình, công ích, liên đới, hỗ trợ, vv). Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ lưỡng hơn, chúng ta có thể nói rằng: mục tiêu của GHXH là bảo vệ và thăng tiến sự sống con người. Sự sống con người chính là nền tảng của các nguyên tắc căn bản của GHXH: nhân phẩm, nhân quyền. Bài này gồm ba phần: 1/ Nhắc lại vài khái niệm về sự sống. 2/ Tôn trọng sự sống con người, theo sự phát biểu của sách GLCG. 3/ Tôn trọng phẩm giá con người, theo sự phát biểu của sách Tóm lược Học thuyết xã hội.

I. Khái niệm về sự sống

Trước khi vào đề, thiết tưởng nên có vài nhận xét về khái niệm sự sống. Sống là gì? Thật khó đưa ra một định nghĩa. Ai cũng biết thế nào là sống, nhưng có lẽ không ai định nghĩa nổi. Chúng ta thực sự ý thức sự sống khi phải đối diện với cái chết: chết có nghĩa là không còn sống nữa! Tuy vậy, chúng ta cũng biết rằng có nhiều cấp độ sự sống. Cây cỏ cũng có sự sống, thú vật cũng có sự sống, nhưng con người biết rằng sự sống của mình có cái gì khác biệt. Khác không phải vì con người sống thọ hơn (có lẽ nhiều cây cổ thụ còn sống lâu hơn con người), nhưng vì “phẩm chất” con người cao hơn.

Ai cũng mong mỏi được sống thọ, và lịch sử kể lại nhiều người đi tìm thuốc “trường sinh”. Nhưng con người của thế kỷ XXI chưa chắc đã thích sống lâu, khi nghĩ đến cảnh ngồi xe lăn, hoặc bị đưa vào viện dưỡng lão, và nhất là khi chỉ còn “đời sống thực vật” chứ không còn sinh hoạt lý trí và ý chí nữa! Nói khác đi, sự sống của con người khác với sự sống “thực vật” và “động vật”. Ngoài ra, bản văn Hy-lạp của Tân ước dùng hai từ khác nhau khi nói đến sự sống:bios (hiểu về sự sống thể lý, vật chất, tự nhiên) và zoê (sự sống luân lý). Thậm chí, danh từ thứ hai được sử dụng khi nói về sự sống thần linh của Thiên Chúa.

Nguồn gốc sự sống

Đến đây, ta gặp thấy một đặc trưng của ngôn ngữ Kinh thánh khi bàn về sự sống: ngoài sự sống của thực vật và động vt, còn có sự sống của con người và nht là sự sống của Thiên Chúa. Chúng ta phải khởi đi từ ngọn nguồn.

Tiên vàn, Thiên Chúa là “Đấng hằng sống”. Các triết gia Hy-lp định nghĩa Thượng đế qua phm trù “Hiện hữu” (Esse subsistens:Đấng Tự hữu, nguyên nhân đệ nht của hiện hữu), hoặc “Thiện Hảo” (Summum Bonum). Người Do thái thì thích gọi Thiên Chúa là “Đấng hằng sống” (x. Đnl 5,23; 32,40; Gs 3,10, Gr 23,36), Đấng duy nhất hằng sống, đối lại với các thần linh dân ngoại là những tượng gỗ đá, không có sự sống (Tv 135,15 tt; Kb 2,19). Thiên Chúa là chủ tể của sự sống (Đnl 32,39), bn của sự sống (Kn 11,26).

Thiên Chúa, Đấng hằng sống, đã ban sự sống cho con người và cho các thụ tạo khác. Bằng hình nh gợi hình, Kinh thánh mô tả Thiên Chúa “thổi hơi” (ban sinh khí: St 2,5) vào con người, và nó được sống. Hẳn nhiên, nếu ngài rút sinh khí lại, thì nó trở về với bụi tro (Tv 104,29-30). Như vậy, sự sống được nhìn trong tương quan với Thiên Chúa, chứ không chỉ dưới khía cnh vt lý, sinh học. Thật ra, Kinh thánh hàm cha cả hai cái nhìn về sự sống: sự sống thể lý và sự sống thần linh. Như chúng ta đã biết, ngay từ những chương đầu tiên của Sách Sáng thế, con người đã được dựng nên để sống trong tình nghĩa thân mật với Thiên Chúa. Thiên Chúa cũng cảnh giác nguyên tổ là “đừng ăn trái cấm” kẻo phải chết (St 2,15). Trên thực tế, nguyên tổ đã ăn trái cm, nhưng họ không lăn đùng ra chết tức khắc (kiểu như bị ngộ độc). Họ vẫn sống (theo nghĩa vật lý) nhưng đã mất tình nghĩa với Chúa (mất sự sống thần linh). Tuy hai khía cnh gn lin vi nhau, nhưng không tất nhiên đồng hóa với nhau. Con người mong mỏi được sống lâu trên cõi đời này, với đàn con cháu đông đúc, và đó là một ân huệ mà Chúa ban cho kẻ nào trung tín vi giao ước (x. Chương 28 Đệ nhị luật). Tuy nhiên, bên cạnh tuổi thọ, con người còn mong được sống đẹp lòng Chúa, sống mãi bên Chúa, bởi vì đó mới chính là hạnh phúc đích thực (x. Tv 16,11; 73,25-28). Vào cuối thời  Cựu ước, Kinh thánh đã hứa cho người công chính sẽ được trường sinh (Kn 3,1.10), được phục sinh (2Mcb 7,9)

Tư tưởng này được tiếp ni nơi Tân ước, đặc biệt nơi các tác phẩm của thánh Gioan. Mở đầu Tin mừng thứ bốn, tác giả viết rằng Sự sống ở nơi Ngôi Lời (Ga 1,4). Ngôi Lời đã làm người (Ga 1,14) ngõ hầu chúng ta được tham sự vào sự sống ấy; để được như vậy, con người cần phải tái sinh nhờ đức tin (Ga 1,12) và phép rửa (Ga 3,5). Như vậy, Cựu ước nói đến Thiên Chúa là cội nguồn sự sống; thánh Gioan chuyển nguồn mạch sự sống sang Đức Kitô: Người có sự sống (x. Ga 6,57; 14,19), hơn thế nữa, chính Người là “Sự sống” (14,6; 1Ga 5,20). Người là sự sống lại và là sự sống (x. Ga 11,25). Người đến thế gian để ban sự sống cho họ (x. Ga 6,33; 10,10; 1Ga 4,9), Người ban bánh sự sống (Ga 6,51) và nước hằng sống cho nhân loại (Ga 4,10.14). 

Người ta ghi nhận rằng theo Tin mừng nht lãm, trọng tâm của lời giảng Đức Giêsu  là “Vương quốc Thiên Chúa” (Nước Trời), nhưng sang đến Tin mừng thứ bốn, thì thuật ngữ ấy đã biến mất (chỉ xuất hiện 2 lần ở Ga 2,3.5) nhường chỗ cho “Sự sống” hoặc “Sự sống vĩnh cửu”. Phải chăng bởi vì thánh Gioan muốn tránh khó khăn vi nhà cầm quyn Rôma (nghi ngKitô giáo mun lật đổ chính quyền để tôn một vua khác), hay vì thấy thuật ngữ không mấy hấp dẫn đối với dân ngoại (họ không trông mong Vua Mesia như là dân Do thái)? Dù nói gì đi nữa, trong Kinh Tin kính, chúng ta tin và hy vọng rằng chúng ta sẽ được phục sinh, và được hưởng “sự sống vĩnh cữu”. Sống vĩnh cửu không chỉ có nghĩa là sống bất tận, nhưng nht là chia sẻ sự sống của Thiên Chúa là Đấng vĩnh cửu (Ga 6,50.51.58; 8,51; 10,28; 11,25; 14,3; 17,24). Con người không chỉ có sự sống theo bản tính tự nhiên của mình, nhưng còn được kêu gọi vào đời sống thần linh. Theo thánh Phaolô, con người, nhờ đức tin và phép rửa, đã được tái sinh vào đời sống mới, đời sống của ân sủng nhờ đó họ được trở thành con cái Thiên Chúa. Thực tại ấy đã bắt đầu từ bây giờ và sẽ đạt đến viên mãn trong cõi hằng sống.

II. Tôn trọng mạng sống con người: điều răn thứ năm

Từ những tiền đề nói trên, ta hiểu được rằng tại sao sự sống được coi là “thánh thiêng[1]. Đành rằng sự sống của tất cả mọi sinh vật đều bắt nguồn từ Thiên Chúa, nhưng Kinh thánh quan tâm cách riêng đến sự sống của con người, bởi vì con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Từ đó có lệnh cấm: “chớ giết người”, bởi vì ai giết con người là đụng đến chính Thiên Chúa (x. St 9,6).

Con người được phép giết các sinh vật khác để làm lương thực (x. St 9,3), nhưng không được phép giết người: điều này trở thành một “điều răn” trong thập điều (Xh 20, 13; 21, 12; Lv 24,27; Đnl 5, 17; 17,8). Các nhà chú giải lưu ý rằng trong nguyên bản Do thái, điều răn này được diễn tả bằng động từ rasah (giết người, sát nhân), khác với việc giết các sinh vật khác hoặc khác với giết kẻ thù trong các cuộc chiến tranh.

Dưới ánh sáng của Tân ước và nhng kinh nghim ca suy tư, thần học Kitô giáo đã dần dần phát biểu “điều răn thứ năm” cách hoàn bị hơn.

1/ Điều răn này ngăn cấm việc giết người “vô tội và công chính” (Xh 23,7)[2]. Cựu ước và Tân ước nhìn nhận tính cách hợp pháp của sự tự vệ  (Sách GLCG số 2263-2265). Tôi có nhiệm vụ bảo vệ mạng sống của tôi, chống lại những người đe dọa tính mạng của tôi (hoặc của thân nhân của tôi). Đây cũng là do bin minh cho án tử hình hoc những cuộc chiến tranh tự vệ trong quá khứ, mặc dù vào thời đại hôm nay, Giáo hun ca Giáo hội bắt đầu xét lại sự cần thiết của án tử hình (Sách GLCG số 2267) cũng như chiến tranh (số 2309).

2/ Trong bài giảng trên núi, Chúa Giêsu còn giải thích điều răn này cách triệt để hơn nữa. Người muốn diệt trừ tận gốc sự độc ác trong con tim của con người: ta có thể giết người khác không chỉ bằng gươm giáo, mà còn bằng sự hận thù (x.1Ga 3,11-15), lăng mạ, phỉ báng, làm mất thanh danh người khác (Mt 5, 21-23). Ngoài ra, Người muốn phát biểu điều răn một cách tích cực hơn, đó là điều răn yêu thương, mở rộng đến cả kẻ thù (Mt 5,43-46). Người đã yêu thương nhân loại đến nỗi hiến mạng mình cho họ, vì thế Người cũng mời gi các môn đệ hãy theo gương ấy (Sách TL số 29). Theo chiều hướng ấy, Sách GLCG diễn tả lại điều răn thứ năm một cách tích cực hơn: “Tôn trọng sự sống con người” (số 2259) cũng như “Tôn trọng phẩm giá con người” (số 2284), bao gồm việc tôn trọng linh hồn, tôn trọng sức khỏe, tôn trọng sự toàn vn của thân thể và thậm chí tôn trọng người chết. Chúng tôi không muốn đi sâu vào các nghĩa vụ luân lý, đã được bàn rộng trong Sách GLCG (phá thai, trợ tử, giết người, tự sát, vv).

 III. Nhân phẩm và nhân quyn: Giáo huấn xã hội

Như đã nói trên đây, thật là khó để đưa ra một định nghĩa về sự sống, bởi vì nó bao hàm nhiu cp độ, từ đời sống của thực vật cho đến đời sống Thiên Chúa. Mc dù sự sống vn còn là một đề tài nóng bỏng trong thời đại hôm nay, – như ta thấy qua tựa đề của hai thông điệp Humanae vitae của chân phước Phaolô VI và Evangelium vitae của Gioan Phaolô II- , nhưng xem ra ra GHXH tìm cách diễn tả nội dung phong phú của nó qua những ngôn ngữ của triết học và pháp lut cận đại, kèm theo nhiều hệ luận thực tế. Chúng tôi muốn nói đến “nhân phẩm” và “nhân quyền”.

1/ Phẩm giá con người

Tuy thuật ngữ này (gọi tắt là “nhân phẩm”) đã được lưu hành từ lâu rồi, gn lin vi danh giá, sĩ diện, nhưng có lẽ mới được trình bày cách rành mch nhờ ông Immanuel Kant[3]. Con người có “phẩm cách” độc nhất vô nh, chứ không có “giá cả”. Con người phải được đối xử như mục tiêu, chứ không như phương tiện đổi chác. Phẩm cách của con người gn với bản tính của nó, chứ không do xã hội ban cấp.

Phẩm cách con người hệ tại điều gì? Triết học trả lời rằng phẩm cách nằm ở chỗ con người là một hữu thể có lý trí và tự do. Thần học Công giáo trả lời rằng phẩm cách của con người nằm ở chỗ là “hình ảnh Thiên Chúa”[4]. Cả hai khái niệm ấy đều có thể gói ghém trong danh từ “nhân vị” (human person), để diễn tả sự cao quý của con người: con người có lý trí và ý chí, con người sống trong tương quan với Thiên Chúa, với đồng loại (Sách TL 109-110).

2/ Những quyền li căn bản ca con người

Khái niệm “nhân phẩm” cho thấy sự cao quý của con người; khái niệm “nhân quyền” nói lên những yêu sách của con người. Con người có quyền sống cho ra người, hợp vi phẩm giá của mình (Sách TL số 153). Trong ngôn ngữ châu Âu, “quyn lợi” (ius tiếng Latinh, droit tiếng Pháp, right tiếng Anh) nói lên một điều có thể đòi hỏi theo công bằng (chứ không cần xin xỏ). Dĩ nhiên, có nhiều loại quyn lợi; ở đây, chúng ta nói đến những quyền gắn với bản tính con người (vì thế gọi là natural rights hoặc human rights)[5].

Bản liệt kê c quyn li này có thể dài ngắn tùy mỗi giai đoạn lch s[6], nhưng tựu trung đều muốn nói lên rằng con người cần được sống xứng đáng vi con người, như công đồng Vaticanô II đã viết trong Hiến chế Gaudium et spes (số 26): “Cần phải cung cấp cho con người những điều cần thiết để sống cuộc đời xứng vi con người, tựa như lương thực, áo qun, nhà ở, quyền được tự do chọn một bậc sống và lập gia đình, quyn giáo dc, quyền lao động, quyền thanh danh, quyền được thông tin cần thiết, quyền được hành động theo mệnh lệnh ngay chính của lương tâm, quyền bảo vệ đời tư, quyền tự do trong lãnh vực tôn giáo”. Những quyền lợi tạo ra một “môi trường” để con người có thể sinh sống xứng hợp vi phẩm giá của mình. Việc diễn tả cụ thể mỗi quyn lợi tùy thuộc vào nhiu hoàn cnh xã hội. Chỉ cần trưng ra một thí dụ thì đủ rõ: lao động. Lao động vừa là một quyn lợi vừa là một nghĩa vụ. Có thời cn nhấn mạnh đến những điều kiện công bằng trong lao động: con người cần được trả lương xứng đáng vi công việc của mình cũng như để nuôi sống bản thân và gia đình (TL số 302). Có thời cn nhấn mạnh đến những điều kiện làm việc nhằm bảo vệ sức khỏe của công nhân (TL số 301). Có thời cn nhấn mạnh đến quyn làm việc, nghĩa là chính quyền phải tạo ra công ăn vic làm cho các công dân, tránh cảnh thất nghip, làm thương tổn đến phẩm giá của họ (TL số 291). Có thời cần đòi hỏi cho công nhân quyền được nghỉ ngơi, để nhớ rằng “lao động phục vụ con người, chứ không phải con người phục vụ lao động” (TL  số 257-258).  

Kết luận

Trong bản mục lục phân tích quyển sách TL, (bản gốc tiếng Ý), danh từ “sự sống” (vita) chiếm 5 trang. Thực ra, nhiu khi danh từ “đời sống” được dùng theo nghĩa thông thường của ngôn ngữ báo chí (đời sống gia đình, đời sống xã hội, đời sống kinh tế, đời sống chính trị, vv). Tuy nhiên có vài đoạn quan trọng ra như thực sự muốn “tóm lược” tất cả ý nghĩa của GHXH, trong đó có số 107 viết như sau: “Trong những hoàn cảnh cụ thể của lịch s, con người chính là trọng tâm và linh hn ca giáo huấn xã hội Công giáo. Thật vậy, toàn bộ đạo lý xã hội công giáo chng qua chỉ là sự triển khai nguyên tắc: phẩm giá con người bất khả xâm phạm. Trong tất cnhững cách diễn tả nhận thức ấy, Giáo hi luôn cố gắng bênh vực phẩm giá con người mỗi khi có toan tính xác định li hay bóp méo hình nh ấy. Giáo hi cũng thường xuyên tố cáo những sự xâm phạm phẩm giá con người” (x. Số 576).

Nói cách khác, nếu trong Tin mừng, thánh Gioan đã viết rằng Chúa Giêsu đã đến để mang li cho con người sự sống và sự sống di dào (Ga 10,10), thì GHXH tìm cách phát triển những điều kiện chính tr, kinh tế, xã hội ở từng giai đoạn lch sử, ngõ hầu con người có thể sống xứng hợp vi nhân phẩm (Sách TL số 168): con người không thể chỉ sống thoi thóp cầm hơi, nhưng cần phát huy tất cnhững tiềm năng của mình, đặc biệt là những mối tương quan yêu thương giữa con người với nhau, cũng như những mối tương quan của con người với Thiên Chúa là Chân-Thiện-Mỹ và là Sự sống vĩnh cửu.



[1] Thông điệp Evangelium vitae, số. 2, 22, 53, 61, 62, 81, 87.  Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo, số 2258 y 2319.

[2] Thật ra nếu dịch sát nguyên bản Latinh, thì innocens không phải là “vô tội”, nhưng là “không làm hại” (non – nocere), nghĩa là “không tấn công”.

[3] Tác phẩm: Nền tảng siêu hình của các phong hóa, 1875. X. Phan Tấn Thành,  Mang Tin Mừng vào các thực tại trần thế (Đời sống tâm linh XIII), Hà Nội 2015, trang 79.

[4]  Xc. Tóm lược Học Thuyết Xã hội, Chương Ba (các số 105-114; 126-151), nhưng cũng cần tham chiếu Chương Một (số 34-48). Phan Tấn Thành, sách đã dẫn, trang 83-101.

[5]  Những danh xưng khác: quyền của con người, quyền cá nhân, quyền của nhân vị, quyền cơ bản, quyền bẩm sinh, quyền hiến pháp. Xc. Phan Tấn Thành, Sách đã dẫn, trang 107-109.

[6] So sánh bản Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp quốc (10/12/1948) với bản liệt kê trong thông điệp Pacem in terris (10/4/1963) trong Phan Tấn Thành, Sách đã dẫn trang 111-112 và 119-121.