ĐHY Miloslav Vlk, vị Tổng Giám mục từng làm thợ lau cửa kính, đã từ trần
Đức Hồng y Miloslav Vlk, nguyên Tổng Giám mục Praha, người từng phải hoạt động trong âm thầm suốt mười năm dưới chế độ cộng sản, đã từ trần vì bệnh ung thư, vào thứ Bảy 18 tháng 3, thọ 84 tuổi.
ĐHY Miloslav Vlk, vị Tổng Giám mục từng làm thợ lau cửa kính, đã từ trần
WHĐ (20.03.2017) – Đức Hồng y Miloslav Vlk, nguyên Tổng Giám mục Praha, người từng phải hoạt động trong âm thầm suốt mười năm dưới chế độ cộng sản, đã từ trần vì bệnh ung thư, vào thứ Bảy 18 tháng 3, thọ 84 tuổi.
“Vị Tổng Giám mục từng làm thợ lau cửa kính”, tên một quyển sách của Alain Boudré, do Nhà Xuất bản Nouvelle Cité ấn hành năm 1994, thuật lại một cách đầy đủ số phận lạ kỳ của Đức Hồng y Miloslav Vlk, người Séc.
Đức Hồng y Dominik Duka, vị kế nhiệm ngài làm Tổng Giám mục Praha năm 2010, đã thông báo về sự ra đi của Đức cố Hồng y. Đức Hồng y Duka viết trong Twitter của mình: “Tôi đau buồn và cầu nguyện cho Đức cố Hồng y Vlk”, và ca ngợi Đức cố Hồng y là người “trọn đời tranh đấu cho con người được sống tự do và cho lòng khoan dung”.
Về cuộc đời Đức cố Hồng y Miloslav Vlk, ĐHY Duka nêu bật đức tin sâu xa đã dẫn dắt cuộc sống của ngài, người đã bị cộng sản kết án, buộc phải bí mật làm việc mục vụ và hành nghề lau cửa kính.
Từng bị chuyển lên miền núi
Đức cố Hồng y sinh ngày 17-05-1932, chịu chức linh mục ngày 23-06-1968, thuộc Giáo phận České Budějovice, Cộng hoà Séc. Ngài là chuyên viên văn khố và được bổ nhiệm làm thư ký riêng của Đức Giám mục. Giáo hội Công giáo trở thành đối tượng bị bách hại nặng nề sau khi cộng sản đảo chính và cướp chính quyền năm 1948. Tháng 6-1948, ngài mới được chịu chức linh mục, khi đã 36 tuổi, nhân thời kỳ “tan băng”ngắn ngủi, được gọi là “Mùa Xuân Praha”.
Tầm ảnh hưởng của ngài khiến nhà cầm quyền cộng sản không hài lòng nên đã ép chuyển ngài đến vùng miền núi hẻo lánh năm 1971. Thậm chí năm 1978, chính quyền đã cấm không cho ngài thi hành sứ vụ linh mục. Ngài phải bí mật thi hành sứ vụ linh mục của mình trong suốt 10 năm và hành nghề lau cửa kính.
Mãi đến năm 1989, ngài mới được nhà cầm quyền cho phép công khai làm mục vụ, coi sóc các họ đạo.
Ngài được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Ggiáo phận České Budějovice ngày 14-02-1990. Hơn một tháng sau, ngày 31-03, ngài đựơc tấn phong giám mục. Một năm sau, ngày 27-3-1991, ngài được Toà Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Praha.
Từ 1992 đến 2001, ngài làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Séc. Từ 1993 đến 2001, kiêm nhiệm Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục châu Âu.
Được Đức Gioan Phaolô II đặt làm hồng y
Tại Công nghị Hồng y ngày 26-11-1994, Đức Gioan Phaolô II đặt ngài làm hồng y với tước hiệu hồng y-linh mục Thánh Giá Giêrusalem.
Cho đến khi từ nhiệm Tổng Giám mục Praha ngày 13-02-2010, Đức cố Hồng y Miloslav không ngừng tranh đấu đòi lại tài sản của Giáo hội đã bị chế độ cộng sản chiếm đoạt. Ngài phát biểu trên tờ La Croix năm 2009: “Ngày nay Giáo hội đã giành được tự do trên cả nước, nhưng lại không có phương tiện để cụ thể hóa sự tự do ấy. Chẳng hạn, chúng tôi được tự do mở trường Công giáo, nhưng lại không có tiền để thực hiện điều đó. Chúng tôi muốn được tự do về kinh tế, nhưng Nhà nước lại không cho phép!”
“Người ta còn cho rằng chúng tôi muốn tìm lại thế lực. Quả thật, chế độ cộng sản đã huỷ diệt mọi ý nghĩ về quyền và sự công bằng trên đất nước này. Chúng tôi chỉ đòi hỏi sự tôn trọng quyền lợi và lẽ công bằng mà thôi!”, Đức cố Hồng y nói thêm, thể hiện niềm xác tín vào lý tưởng đã hướng dẫn toàn bộ cuộc sống của ngài.
(Nguồn: La Croix)
“Vị Tổng Giám mục từng làm thợ lau cửa kính”, tên một quyển sách của Alain Boudré, do Nhà Xuất bản Nouvelle Cité ấn hành năm 1994, thuật lại một cách đầy đủ số phận lạ kỳ của Đức Hồng y Miloslav Vlk, người Séc.
Đức Hồng y Dominik Duka, vị kế nhiệm ngài làm Tổng Giám mục Praha năm 2010, đã thông báo về sự ra đi của Đức cố Hồng y. Đức Hồng y Duka viết trong Twitter của mình: “Tôi đau buồn và cầu nguyện cho Đức cố Hồng y Vlk”, và ca ngợi Đức cố Hồng y là người “trọn đời tranh đấu cho con người được sống tự do và cho lòng khoan dung”.
Về cuộc đời Đức cố Hồng y Miloslav Vlk, ĐHY Duka nêu bật đức tin sâu xa đã dẫn dắt cuộc sống của ngài, người đã bị cộng sản kết án, buộc phải bí mật làm việc mục vụ và hành nghề lau cửa kính.
Từng bị chuyển lên miền núi
Đức cố Hồng y sinh ngày 17-05-1932, chịu chức linh mục ngày 23-06-1968, thuộc Giáo phận České Budějovice, Cộng hoà Séc. Ngài là chuyên viên văn khố và được bổ nhiệm làm thư ký riêng của Đức Giám mục. Giáo hội Công giáo trở thành đối tượng bị bách hại nặng nề sau khi cộng sản đảo chính và cướp chính quyền năm 1948. Tháng 6-1948, ngài mới được chịu chức linh mục, khi đã 36 tuổi, nhân thời kỳ “tan băng”ngắn ngủi, được gọi là “Mùa Xuân Praha”.
Tầm ảnh hưởng của ngài khiến nhà cầm quyền cộng sản không hài lòng nên đã ép chuyển ngài đến vùng miền núi hẻo lánh năm 1971. Thậm chí năm 1978, chính quyền đã cấm không cho ngài thi hành sứ vụ linh mục. Ngài phải bí mật thi hành sứ vụ linh mục của mình trong suốt 10 năm và hành nghề lau cửa kính.
Mãi đến năm 1989, ngài mới được nhà cầm quyền cho phép công khai làm mục vụ, coi sóc các họ đạo.
Ngài được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Ggiáo phận České Budějovice ngày 14-02-1990. Hơn một tháng sau, ngày 31-03, ngài đựơc tấn phong giám mục. Một năm sau, ngày 27-3-1991, ngài được Toà Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Praha.
Từ 1992 đến 2001, ngài làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Séc. Từ 1993 đến 2001, kiêm nhiệm Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục châu Âu.
Được Đức Gioan Phaolô II đặt làm hồng y
Tại Công nghị Hồng y ngày 26-11-1994, Đức Gioan Phaolô II đặt ngài làm hồng y với tước hiệu hồng y-linh mục Thánh Giá Giêrusalem.
Cho đến khi từ nhiệm Tổng Giám mục Praha ngày 13-02-2010, Đức cố Hồng y Miloslav không ngừng tranh đấu đòi lại tài sản của Giáo hội đã bị chế độ cộng sản chiếm đoạt. Ngài phát biểu trên tờ La Croix năm 2009: “Ngày nay Giáo hội đã giành được tự do trên cả nước, nhưng lại không có phương tiện để cụ thể hóa sự tự do ấy. Chẳng hạn, chúng tôi được tự do mở trường Công giáo, nhưng lại không có tiền để thực hiện điều đó. Chúng tôi muốn được tự do về kinh tế, nhưng Nhà nước lại không cho phép!”
“Người ta còn cho rằng chúng tôi muốn tìm lại thế lực. Quả thật, chế độ cộng sản đã huỷ diệt mọi ý nghĩ về quyền và sự công bằng trên đất nước này. Chúng tôi chỉ đòi hỏi sự tôn trọng quyền lợi và lẽ công bằng mà thôi!”, Đức cố Hồng y nói thêm, thể hiện niềm xác tín vào lý tưởng đã hướng dẫn toàn bộ cuộc sống của ngài.
(Nguồn: La Croix)
Thành Thi chuyển ngữ