11/01/2025

Sông Cầu không cạn nhưng vẫn nạo vét

Liên quan đến vụ việc ‘Ai đứng sau vụ đe doạ lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh?’, với nhiều thông tin Thanh Niên thu thập được, Bộ Công an cần vào cuộc làm rõ nhiều vấn đề nhức nhối hơn.

 

Ai đứng sau vụ đe doạ lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh?

Sông Cầu không cạn nhưng vẫn nạo vét

Liên quan đến vụ việc ‘Ai đứng sau vụ đe doạ lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh?‘, với nhiều thông tin Thanh Niên thu thập được, Bộ Công an cần vào cuộc làm rõ nhiều vấn đề nhức nhối hơn. 


 

 

Tàu hút cát trên sông Cầu 	 /// Ảnh: TTXVN

Tàu hút cát trên sông CầuẢNH: TTXVN

Ngày 16.3, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ việc các đối tượng đe doạ cán bộ, lãnh đạo sở, ngành và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3.2017.
Ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, chiều 16.3, Bộ Công an đã tung lực lượng đến Bắc Ninh làm rõ việc Chủ tịch UBND tỉnh và hàng loạt cán bộ của tỉnh này bị đe do. Tuy nhiên, với nhiều thông tin Thanh Niên thu thập được, Bộ Công an cần vào cuộc làm rõ nhiều vấn đề nhức nhối hơn.
 
 
Sông Cầu không cạn nhưng vẫn nạo vét - ảnh 2
Về nguyên tắc, cơ quan nào cấp phép thì phải giám sát được hoạt động của doanh nghiệp nhưng ở đây họ đổ cho trách nhiệm của đơn vị tư vấn giám sát, cũng là một doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp họ móc ngoặc với nhau móc cát lên thì chỉ có trời mới biết, còn hậu quả thì địa phương gánh chịu
Sông Cầu không cạn nhưng vẫn nạo vét - ảnh 3
 
Một lãnh đạo Sở TN-MT tỉnh Bắc Ninh
 


Lợi dụng việc nạo vét luồng lạch để khai thác cát
Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh, công văn của UBND tỉnh Bắc Ninh cầu cứu Thủ tướng xuất phát từ thực trạng khai thác dự án, có dấu hiệu núp dưới việc khai thác cát để làm các việc khác gây nguy cơ mất an toàn đê điều. Tại buổi gặp gỡ báo chí chiều qua do UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức, ông Nguyễn Văn Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, người trực tiếp ký Công văn 55 gửi Thủ tướng Chính phủ vào ngày 9.3 nói: “Chúng tôi rất bức xúc việc khai thác trộm, khai thác trái phép, và lợi dụng việc nạo vét luồng lạch để khai thác cát. Theo tôi báo chí nên tìm hiểu thêm về nội dung này”.
Trở lại với dự án nạo vét, khơi thông luồng đường thủy nội địa (ĐTNĐ) kết hợp tận thu sản phẩm trên sông Cầu, ông Trần Văn Thọ, Phó cục trưởng Cục ĐTNĐ, xác nhận Cục đã cấp phép cho dự án từ năm 2014 và đến nay theo từng năm, căn cứ vào kết quả khảo sát luồng lạch để tiến hành nạo vét. Việc nạo vét trong thời gian qua thực hiện trên căn cứ khảo sát của Cục ĐTNĐ và sự tham gia của đơn vị tư vấn dự án cùng với các sở, ngành thuộc tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đã lựa chọn 4 điểm để kiểm tra, qua đó 3 vị trí chưa đảm bảo chuẩn tắc luồng, cấp kỹ thuật của sông đó, chỉ có 1 vị trí đã đảm bảo độ sâu. 

 
 
Văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng trước ngày 20.3.2017 về việc thực hiện dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa quốc gia kết hợp tận thu sản phẩm trên sông Cầu. Trong khi đó, hôm qua, Bộ GTVT đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, hiện Bộ GTVT đã yêu cầu dừng dự án nạo vét luồng lạch tại sông Cầu, địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể, Bộ GTVT tiếp tục tạm dừng cấp mới các dự án xã hội hóa nạo vét, duy tu luồng hàng hải và luồng đường thuỷ nội địa quốc gia. Việc thực hiện dự án xã hội hóa nạo vét luồng ĐTNĐ quốc gia tại các đoạn cạn không đảm bảo chuẩn tắc, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế, là cần thiết.
Theo bộ này, trong quá trình thực hiện dự án, cần được quản lý, giám sát chặt chẽ của Cục ĐTNĐ VN và sự đồng thuận, phối hợp của địa phương.
Chí Hiếu – Mai Hà

 


Trong khi đó, tại buổi làm việc với báo chí chiều qua, đại diện Sở GTVT và Sở TN-MT tỉnh Bắc Ninh xác nhận Cục ĐTNĐ đã tiến hành đo 4 điểm khan cạn trên sông Cầu nhưng kết quả đo không được gửi cho tỉnh Bắc Ninh và máy móc đo là của Cục ĐTNĐ. UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Sở GTVT tiến hành đo đạc kiểm tra các điểm cạn trên sông Cầu. Từ ngày 16.2, Sở GTVT Bắc Ninh đã tiến hành kiểm tra, đo đạc 3 vị trí được xác định là các đoạn cạn trên sông Cầu và có kết quả: Lòng sông có chiều rộng từ 115 – 157 m và có chiều sâu mực nước từ 3,3 – 10 m đảm bảo cho các phương tiện giao thông vận tải thuỷ hoạt động bình thường. Đáng chú ý, tỉnh Bắc Ninh còn cam kết nếu tàu mắc cạn thì tỉnh sẽ chịu kinh phí để đưa tàu ra.
Trao đổi riêng với Thanh Niên, một lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Bắc Ninh cho rằng sông Cầu không cạn thì nạo vét để làm gì nếu không vì lý do hút cát bên dưới? Đáng chú ý, Sở TN-MT tỉnh Bắc Ninh cho biết qua khảo sát ở sông Cầu cho thấy, dưới lớp bùn ở đáy sông dày khoảng 3 – 5 m có chứa cát vàng với trữ lượng lớn, trên thị trường đang có giá khoảng trên 100.000 đồng/m3.
Khai thác tài nguyên nhưng giao… tư nhân giám sát
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, dự án nạo vét, khơi thông luồng ĐTNĐ kết hợp tận thu sản phẩm được Cục ĐTNĐ cấp phép cho Công ty cổ phần trục vớt luồng hạ lưu (trụ sở ở tỉnh Bắc Ninh) thực hiện theo hình thức xã hội hoá – nghĩa là nhà nước không mất kinh phí để nạo vét mà doanh nghiệp bỏ chi phí ra sau đó bù lại bằng sản phẩm thu được trong quá trình nạo vét. Đáng chú ý, việc lựa chọn doanh nghiệp tham gia vào dự án này không thông qua đấu thầu công khai.
Ông Trần Văn Thọ cũng thừa nhận Công ty cổ phần trục vớt luồng hạ lưu trước khi được Cục ĐTNĐ chấp thuận cho thực hiện dự án chưa từng thực hiện dự án nào tương tự của Bộ GTVT cũng như Cục. Theo ông Thọ, khi thực hiện dự án, sản lượng cát mà doanh nghiệp tận thu là khoảng 150.000 m3. “Việc nạo vét tận thu được chúng tôi thực hiện nghiêm ngặt theo quy định như chỉ thực hiện trong mùa cạn, mùa bão lũ thì không được nạo vét. Thời gian thi công chỉ từ 6 – 18 giờ. Tất cả phương tiện khi triển khai phải được Cục chấp thuận trên cơ sở phương tiện đó phải có đăng ký, có đăng kiểm, phải treo biển phương tiện đó phục vụ dự án này”, ông Thọ nói.
Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận do cán bộ Cục không đủ nhiều nên không thể trực tiếp giám sát việc nạo vét cũng như tận thu sản phẩm, mà giao cho đơn vị tư vấn giám sát dự án – cũng là một doanh nghiệp tư nhân. Chưa hết, Cục ĐTNĐ chấp thuận cho doanh nghiệp sử dụng 4 tàu để thực hiện nạo vét, khai thác cát, nhưng kết quả kiểm tra của tỉnh Bắc Ninh cho thấy hàng chục tàu tiến hành khai thác mỗi ngày và qua xác minh tất cả các tàu này đỗ tại vị trí mà nhà đầu tư đăng ký để khai thác.

Sông Cầu không cạn nhưng vẫn nạo vét - ảnh 5

Tàu hút cát trên sông Cầu ngày 3.3ẢNH: UBND TỈNH BẮC NINH CUNG CẤP

Cục ĐTNĐ còn cho rằng việc giám sát doanh nghiệp tận thu sản phẩm có sự tham gia của các địa phương nơi dự án diễn ra. Tuy nhiên, hầu hết lãnh đạo các địa phương của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang cho biết sông Cầu thuộc quản lý của Bộ GTVT nên địa phương không thể cho lực lượng ra giữa sông để kiểm tra doanh nghiệp tận thu được bao nhiêu cát. Thậm chí số cát thu được đưa đi đâu họ cũng không rõ.
“Về nguyên tắc, cơ quan nào cấp phép thì phải giám sát được hoạt động của doanh nghiệp nhưng ở đây họ đổ cho trách nhiệm của đơn vị tư vấn giám sát, cũng là một doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp họ móc ngoặc với nhau móc cát lên thì chỉ có trời mới biết, còn hậu quả thì địa phương gánh chịu”, một lãnh đạo Sở TN-MT tỉnh Bắc Ninh bức xúc.
Bộ Công an vào cuộc
Ngày 16.3, thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, đã chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an điều tra vụ việc trên. Bộ trưởng Tô Lâm cũng yêu cầu công an một số địa phương tập trung đấu tranh, truy quét tội phạm trên lĩnh vực khai thác cát, đá sỏi trên địa bàn. Trả lời Thanh Niên, trung tướng Trần Văn Vệ, quyền phụ trách Tổng cục Cảnh sát, nói ngay trong chiều qua đã cử các lực lượng thuộc Cục Cảnh sát hình sự (C45) đến Bắc Ninh nắm tình hình.
Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Long, Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh, xác nhận việc hàng loạt cán bộ, lãnh đạo tỉnh này bị nhắn tin, gọi điện đe dọa là có thật, nên công an tỉnh đã thành lập một chuyên án riêng để đấu tranh. Trước đề nghị của báo chí về việc cung cấp danh tính cán bộ từ T.Ư đến địa phương bảo kê, đe doạ, ông Long nói: “Về nội dung đe dọa, chúng tôi xin phép chưa cung cấp vì đây là tài liệu điều tra, khi nào có kết quả chúng tôi sẽ cung cấp cụ thể”.

 

Thái Sơn