Một trường hợp chẩn đoán thai nhi không não ở tuần thứ 19 đã trở thành câu chuyện được chú ý cách đây một tuần, sau khi người mẹ quyết định sinh con để hiến nội tạng.
Hiến nội tạng thai nhi không não
Một trường hợp chẩn đoán thai nhi không não ở tuần thứ 19 đã trở thành câu chuyện được chú ý cách đây một tuần, sau khi người mẹ quyết định sinh con để hiến nội tạng.
Ca chẩn đoán nói trên đã diễn ra ở TP.Oklahoma (Mỹ), thai nhi là con của chị Keri Young. Chị quyết định tiếp tục giữ thai nhi được xác định không não, cho đến hết thai kỳ, với hy vọng có thể hiến nội tạng của đứa bé cho những bệnh nhi đang cần ghép tạng. Theo Đài CBS News, câu chuyện này được công bố khi cha đứa trẻ là anh Royce Young, một tay bút của Đài ESPN, chia sẻ quyết định của vợ mình trên mạng xã hội.
Anh Royce Young kể rằng vợ chồng anh biết tin Eva (tên gọi thai nhi) không có não khi thực hiện siêu âm vào tuần thứ 19. “Keri rất đau lòng, nhưng vẫn gắng gượng hỏi bác sĩ: Nếu tôi mang thai đến trọn kỳ, chúng tôi có thể hiến nội tạng của cháu không?… Thật sự chúng tôi cảm thấy rất khó khăn khi trải qua toàn bộ quá trình. Keri luôn trong tâm trạng bị dằn vặt suốt thời gian đó, cảm nhận được từng cú đá yếu ớt, mỗi cú gò người. Cô ấy ghi lại từng thời khắc của mỗi ngày mang thai một đứa bé mà số phận đã quyết định là sẽ chết”, người chồng kể. Bên cạnh đó, họ cũng muốn cố gắng hết sức để có thể gặp mặt đứa con chưa chào đời.
Các bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh vừa cứu sống một bệnh nhi sơ sinh bị lộ toàn bộ nội tạng ra bên ngoài thành bụng.
Một ngày sau khi biết tình trạng thai nhi, cặp vợ chồng hẹn gặp tổ chức LifeShare of Oklahoma và một bác sĩ ở Trung tâm y khoa Rửa tội trong thành phố để bàn về khả năng hiến tặng nội tạng. Các bác sĩ cho hay thận, van tim, gan và thậm chí tụy tạng của thai nhi hoàn toàn thích hợp cho việc hiến tặng, trong khi gia đình cũng có thể góp phổi để nghiên cứu. Dù thảo luận chuyện này vô cùng khó khăn, hai vợ chồng quyết định đây là việc phải làm. “Chúng tôi không hy vọng sẽ xảy ra phép màu cho em bé của mình, nhưng có người khác đang chờ đợi phép màu cho con của họ. Thận của nhiều đứa trẻ đang suy yếu dần. Gan của chúng cũng yếu đi. Chúng cần được sống, và các bậc cha mẹ đang cầu nguyện… Eva có thể đáp lại một phần nhỏ những lời cầu nguyện đó. Con bé sẽ hiến mọi thứ có thể và đóng góp nhiều hơn cả bản thân tôi trong thời gian có mặt trên cuộc đời này”, chị Keri trải lòng. Thời điểm dự sinh của người mẹ dũng cảm là ngày 7.5.
‘Chúng tôi thường không nói đó (giác mạc) là từ một con heo. Nếu chúng tôi nói vậy, một số bệnh nhân sẽ từ chối ghép. Chúng tôi nói nó là một sản phẩm nhân tạo’.
Trong một câu chuyện gây ấn tượng khác, cậu bé Noah Wall ở Cumbria (Anh) đã chào đời trong tình trạng khối lượng não chỉ có 2% so với trẻ cùng tuổi vào năm 2012. Bị chẩn đoán mắc biến chứng phức tạp của tật nứt đốt sống khi còn là bào thai, bé Wall vẫn được sinh hạ bất chấp lời khuyên của bác sĩ. Trong sự nuôi dưỡng và chăm sóc tận tình của gia đình, vào năm lên 3, não của bé Noah đã tăng trưởng bằng 80% so với trẻ cùng lứa, theo phóng sự của Đài truyền hình Channel 5 của Anh. Đến nay cậu bé, dù bị liệt từ phần ngực trở xuống, đã sẵn sàng cho bài học đầu tiên, hăm hở lấy giấy bút, tập sách đến trường, theo lời người mẹ Shelly Wall.
‘Bệnh nhân sau ghép phổi có thể sống đến năm 70 – 80 tuổi’, GS Oto Takahiro, Bệnh viện ĐH Okayama Nhật Bản nói tại buổi họp báo công bố thông tin ca ghép phổi từ ‘người cho sống’ đầu tiên tại Việt Nam, ngày 22.2.