08/01/2025

Hàng quán ‘bức tử’ hố ga ở TP.HCM

Rất nhiều hố ga thu gom nước trên các tuyến đường ở TP.HCM đang bị ‘bức tử’, làm gia tăng ngập lụt và gây ô nhiễm khủng khiếp, mà thủ phạm không ai khác là những hàng quán và hộ dân ven đường…

  

Hàng quán ‘bức tử’ hố ga ở TP.HCM

Rất nhiều hố ga thu gom nước trên các tuyến đường ở TP.HCM đang bị ‘bức tử’, làm gia tăng ngập lụt và gây ô nhiễm khủng khiếp, mà thủ phạm không ai khác là những hàng quán và hộ dân ven đường…



Rác thải, chai lọ... lấp kín một miệng cống ở đường Võ Thị Sáu, Q.3
 /// Ảnh: Ngọc Dương

 

Rác thải, chai lọ… lấp kín một miệng cống ở đường Võ Thị Sáu, Q.3ẢNH: NGỌC DƯƠNG

 

Không khó để thấy những miệng hố ga thoát nước trên địa bàn TP.HCM bị biến thành nơi đổ rác thải, với đủ thứ từ thức ăn thừa, chai lọ, nước bẩn đến bao ni lông…
23 giờ ngày 19.2, tại một miệng hố ga ở giao lộ Cống Quỳnh – Nguyễn Cư Trinh (Q.1), những con chuột cống to bằng bắp tay người lớn bắt đầu quây quần để “thưởng thức” những đống đồ ăn thừa được hàng quán gần đó tống ra. Mùi hôi từ miệng hố ga xộc ra khiến người đi đường phải bịt mũi, nín thở…
Hàng quán 'bức tử' hố ga ở TP.HCM - ảnh 2

Miệng cống thoát nước ngập rác trên đường Lê Văn Sỹ, Q.3ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Hơn 23 giờ cùng ngày, trên đường Cao Lỗ (Q.8), đoạn gần công viên Cao Lỗ, một quán bán hủ tiếu bắt đầu dọn dẹp. Rác, đồ ăn thừa… tất cả được dội ào ào xuống miệng hố ga gần đó.
Ngay tại ngã tư Võ Văn Tần – Bà Huyện Thanh Quan (P.6, Q.3), hằng ngày các tiệm bán cơm ở lề đường cũng thản nhiên đổ đồ ăn thừa, rác… thẳng ra miệng hố ga. Nước dơ chảy tràn lan, múi xú uế bốc lên nồng nặc nhất là vào buổi trưa.
Gần đó, trên đường Kỳ Đồng (đoạn giao với đường Trần Quốc Thảo, P.9, Q.3), rồi Cao Thắng (đoạn giao với đường Võ Văn Tần, P.5, Q.3), Trần Hưng Đạo (Q.5)… nhiều người lập luôn bãi rác ngay miệng hố ga: túi rác nhỏ thì lọt thỏm xuống dưới, còn những túi rác to mắc kẹt phía trên bị chuột, mèo… bới tung ra đường.
Hàng quán 'bức tử' hố ga ở TP.HCM - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Cá lại chết trắng trên sông Âm

Sáng sớm qua, người dân phát hiện cá tự nhiên trên sông Âm nổi lờ đờ trên mặt nước rồi chết, trôi dạt vào bờ. Đồng thời, nước trên sông Âm đục bất thường.
Bỏ lơi xử phạt
Liên tục trong nhiều ngày qua, theo chân một tổ công nhân đi nạo vét cống thoát nước ở khu vực Q.10, PV Thanh Niên mới thấy hết mức độ ô nhiễm khủng khiếp dưới hố ga. Trên đường Nguyễn Duy Dương, khi nắp hố ga vừa được bật, mọi người đều dội ngược vì mùi hôi và hơi ga xộc lên. Trên bề mặt hố ga, lớp nhờn vón thành cục có màu vàng, tiếp theo là sình bùn đen sì, đặc quánh trộn lẫn với túi ni lông, chai nhựa, bịch rác, phế liệu, đất đá… Các công nhân phải ngâm mình dưới nước cống, mò mẫm vớt, múc lên từng xô rác.
Trực tiếp có mặt cùng công nhân nạo vét, ông Nguyễn Thành Ngon, Phó giám đốc chi nhánh thoát nước số 4 – Công ty thoát nước đô thị TP.HCM, bức xúc: “Đúng là hiện nay rất nhiều người đổ rác trực tiếp xuống hố ga, quăng rác tràn lan trên miệng hố. Nhiều nhất là khu vực chợ búa, các quán ăn, quán nhậu và các hộ gia đình buôn bán…
Do đổ rác vô tội vạ nên vào mùa mưa, anh em công nhân phải trực ở các điểm ngập từ lúc bắt đầu mưa đến khi tạnh để khơi thông, vớt rác ở miệng cống”.
Hàng quán 'bức tử' hố ga ở TP.HCM - ảnh 4

Công nhân vệ sinh móc lên đủ loại rác thải, túi ni lông, phế liệu… trên một miệng cống ở đường Nguyễn Duy Dương, Q.10, trưa 23.2ẢNH: TRÁC RIN

Ông Bùi Văn Trường, Trưởng phòng Quản lý vận hành hệ thống thoát nước mưa – Công ty thoát nước đô thị TP.HCM, cũng bức xúc tình trạng hố ga thoát nước bị “bức tử” tràn lan. Theo ông, công ty đang quản lý 68.000 hầm ga, trong đó khoảng 34.000 hầm có miệng thu, nhưng chỉ có khoảng 800 công nhân.
“Nhiều hộ vô ý thức, vứt bỏ rác một cách bừa bãi, rất khó đảm bảo miệng hố ga được thông thoáng khi trời mưa. Ngoài ra, họ còn tháo gỡ lưới sắt bao ở miệng hố nên không lọc được rác và đất đá. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ngập nước đang ngày một nghiêm trọng trên địa bàn thành phố”.
Đáng lưu ý, theo một cán bộ thuộc Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP.HCM, Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó các hành vi đổ rác, đất đá… làm tắc nghẽn miệng cống thoát nước có thể bị xử phạt từ 5 – 7 triệu đồng. “Tuy nhiên, hiện nay các địa phương ít quan tâm tới việc kiểm tra, lập biên bản xử lý nên tính răn đe chưa cao”, vị này nói.

 

Trác Rin