Giáo hội Nicaragua và các vấn đề của đất nước
Các Giám mục Nicaragua muốn đề nghị một suy tư dưới ánh sáng của các biến cố cuối cùng tiếp tục lay động dư luận quốc gia như: các cuộc biểu tình liên tục của giới nông dân nhằm bảo vệ ruộng đất của họ chống lại chương trình kênh đào xuyên đại dương, thông cáo của Liên hiệp Âu châu hôm 16 tháng 2 vừa qua đã tố cáo việc thiếu che chở những người bênh vực các quyền con người tại Nicaragua và yêu cầu tôn trọng các dấn thân quốc tế liên quan tới các quyền của các thổ dân, đã được chính quyền Nicaragua ký kết hồi năm 2008.
Giáo hội Nicaragua và các vấn đề của đất nước
Ngày 20 tháng 2 vừa qua, các Giám mục Nicaragua đã nhóm đại hội khoáng đại để lượng định tình hình đất nước và suy tư về chương trình mục năm 2017. Cách đây một năm, HĐGM Nicarua đã soạn thảo một thư mục tử liên quan tới tình hình cơ cấu quốc gia và tiến trình bầu cử, bằng cách lấy lại các đề tài của bức thư mục tử năm 2014 tựa đề “Tìm các chân trời cho một nước Nicaragua tốt đẹp hơn”. Đây là bức thư đã được gửi cho Tổng thống Daniele Ortega ngày 21 tháng 5 năm 2014, trong đó các Giám mục đề cập tới các vấn đề: tình hình gia đình, các vấn đề xã hội, tình hình nhân quyền, các vấn đề của vùng duyên hải Caribê, công tác rao truyền Tin Mừng, vài chính sách của nhà nước và cuôc khủng hoảng cơ cấu quốc gia. Cho tới nay, Tổng thống Ortega đã không trả lời bức thư này của HĐGM. Sau khi thắng cử và sau bản tường trình quan sát bầu cử của Tổ chức các nước Mỹ châu người ta nhận thấy chính quyền Nicaragua đã không hề chú ý đến phần đóng góp của Giáo Hội đối với các vấn đề của đất nước. Chính vì thế lần này các Giám mục Nicaragua muốn đề nghị một suy tư dưới ánh sáng của các biến cố cuối cùng tiếp tục lay động dư luận quốc gia như: các cuộc biểu tình liên tục của giới nông dân nhằm bảo vệ ruộng đất của họ chống lại chương trình kênh đào xuyên đại dương, thông cáo của Liên hiệp Âu châu hôm 16 tháng 2 vừa qua đã tố cáo việc thiếu che chở những người bênh vực các quyền con người tại Nicaragua và yêu cầu tôn trọng các dấn thân quốc tế liên quan tới các quyền của các thổ dân, đã được chính quyền Nicaragua ký kết hồi năm 2008.
Nicaragua rộng hơn 130.000 cấy số vuông, có gần 6 triệu dân, 58,5% theo Công giáo, 23,2% theo Tin Lành, 2,6% theo các tôn giáo khác và 15,7% vô thần. Tôn giáo chiếm chỗ quan trọng trong cuộc sống của người dân Nicaragua. Quyền tự do tôn giáo đã được bảo đảm trong Hiến pháp ban hành năm 1939. Đạo Công giáo đã được rao truyền tại Nicaragua từ thế kỷ XVI với cuộc chinh phục của người Tây Ban Nha. Dọc vùng duyên hải Caribê có sự hiện diện của người Anh, đa số tín hữu Kitô vùng này theo Anh giáo và Tin Lành.
Tên gọi Nicaragua phát xuất từ tên của một tộc trưởng địa phương là “Nicarao” và từ agua” trong tiếng Tây Ban Nha là nước. Nhưng cũng có giả thuyết khác cho rằng trong thổ ngữ nó có nghĩa là “được vây quanh bởi nước”. Trong cả hai trường hợp tên gọi Nicaragua xem ra quy chiếu các hồ nước ngọt lớn là hồ Nicaragua, đứng hàng thứ 18 trên thế giới, và hồ Managua, hay quy chiếu sự kiện Nicaragua có biển ở phía đông và phía tây.
Nicaragua có 69% dân là người lai giống, 17% là người da trắng gốc Tây Ban Nha, Đức, Italia, Anh và Pháp. Đa số các người lai giống và da trắng sống trong vùng tây Nicaragua. Ngoài ra còn có 9% người gốc Phi châu. Nhóm phi châu sống dọc duyên hải Đại Tây Dương. Đa số là người Creol nói tiếng Anh, con cháu của các nô lệ Phi châu thành công trong việc chạy trốn. Nhiều người cũng có tên họ của các người thực dân Êcốt bỏ tiền ra mua nô lệ. Cũng có 5% người gốc Amerindi con cháu của các bộ lạc thổ dân. Bộ lạc Nicarao đã là một nhóm gắn liền với nền văn minh Maya trên bình diện văn hoá và thổ ngữ. Người dân sống ven biển Caribê nói tiếngChibcha, bao gồm các bộ lạc đến từ niềm Nam Mỹ hay Colombia và Nenezuela ngày nay, trong đó có các nhóm Miskito, Rama và Sumo.
Với phong trào di cư, con số trên đây bị thay đổi. Có người từ các nước khác tới Nicaragua sinh sống vì tìm thấy các điều kiện kinh tế, công ăn việc làm và kinh doanh tốt hơn. Nhưng cũng có người Nicaragua di cư sang sống ở Costa Rica và Hoa Kỳ. Hai nước này tiếp nhận 1 phần 6 tổng số dân Nicaragua.
Người Tây Ban Nha đã tới xâm chiếm Nicaragua trong các năm 1523, 1524 và 1529. Năm 1538, Nicaragua trở thành phần của phó vương quốc tân Tây Ban Nha, sau đó nằm dưới quyền của Đế quốc Mêxicô. Năm 1821, nó trở thành phần của các tỉnh Liên hiệp Trung Mỹ, và năm 1838 được độc lập. Trong thế kỷ XIX, Nicaragua rơi vào các cuộc nội chiến và do các chính quyền bảo thủ và tự do thay nhau cai trị. Năm 1900, Nicaragua bị Hoa Kỳ chiếm đóng vì từ chối không nhượng bộ việc thực hiện kinh đào nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Giữa các năm 1912 và 1933, Hoa Kỳ lại tiến chiếm Nicaragua, nhưng phải rút quân về nước vì các hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và cuộc chiến du kích mác xít do Augusto Césare Sandino lãnh đạo. Trong thập niên 1950, Nicaragua do chính quyền phò Hoa Kỳ của Tổng thống Anastasio Somoza Garcia lãnh đạo. Sau khi ông này bị ám sát, con là Luis Somoza Debayle lên thay. Từ năm 1961, Mặt trận Giải phóng Quốc gia Sandinít chào đời và lên nắm quyền năm 1979. Giữa các năm 1980-1989, các nhóm vũ trang Contras đa số thuộc các lực luợng binh sĩ cũ của tổng thống Anastasio Somoza Garcia do Hoa Kỳ tài trợ đánh nhau với chính quyền Sandinít. Năm 1989, hai bên ngưng bắn và các phiến quân được tái hội nhập xã hội. Năm 2006, ông Daniel Ortega thắng cử lên làm tổng thống cho tới nay.
Từ năm ngoái tình hình xã hội, Nicaragua trở nên tồi tệ hơn và Tổ chức các Quốc gia Mỹ châu đã được mời cử phái đoàn qua quan sát và giúp tái bình định xã hội. Ngày mồng 2 tháng 12 năm ngoái, các Giám mục Nicaragua đã có cuộc hội kiến với ông Luis Almagro, Tổng Thư ký Tổ chức các Quốc gia Mỹ châu. Nhân dịp này, các vị đã bầy tỏ lo âu đối với thực tại xã hội chính trị nước này và cho biết sẵn sàng góp phần cho công ích quốc gia. Ông Almagro đã kết thúc chuyến viếng thăm Nicaragua những ngày cuối tháng 11 năm 2016, sau khi ký kết các thoả hiệp với chính quyền của Tổng thống Daniel Ortega ngày 15 tháng 10.
Trong những ngày viếng thăm Nicaragua, ông đã gặp gỡ nhiều thành phần xã hội khác nhau trong đó có giới doanh thương, các nhà ngoại giao, các chính trị gia và các tổ chức xã hội và các vị lãnh đạo tôn giáo. Tham dự cuộc gặp gỡ này có ĐHY Leopoldo Brenes, TGM Managua, ĐC Silvio Baez, Giám mục Phụ tá Managua, ĐC Pablo Schmitz Simon, Dòng Capucino, Giám quản Tông toà Bluefields, ĐC René Sándigo, Giám mục Giáo phận Juigalpa. Trong cuộc gặp gỡ, các vị đã thảo luận về các diễn tiến chính trị và các căng thẳng xã hội tại Nicaragua. Trong dịp này, các Giám mục đã trao cho ông Almagro một bản chụp bức thư mục tử do các Giám mục soạn thảo năm 2014 tựa để “Tìm kiếm các chân trời mới cho một Nicaragua tốt đẹp hơn”, trong đó các vị đã bày tỏ lập trường của Giáo Hội muốn góp phần xây dựng đất nước và thăng tiến công ích, cũng như làm bất cứ gì để phát huy nền dân chủ, hoà bình và đối thoại chân thành. ĐHY Brenes cho biết đây đã là bức thư các Giám mục gửi cho Tổng thống Daniel Ortega ngày 21 tháng 5 năm 2014, nhưng cho tới nay tổng thống vẫn chưa trả lời.
ĐC Silvio Jose Baez, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Managua, cũng đã rất ngạc nhiên vì bản tường trình do chính quyền của Tổng thống Daniel Ortega cùng với Tổ chức các Quốc gia Mỹ châu, viết tắt là OEA, đã không chú ý gì tới các đề nghị của các Giám mục. ĐC cho biết chính ngài đã đưa bức thư mục tử nói trên của HĐGM cho ông Luis Almagro, Tổng Thư ký của tổ chức này, và ông Almagro đã nói: “Ở đây có tất cả mọi sự, bức thư này hầu như giúp tôi tiết kiệm giờ cho việc soạn thảo bản tường trình cuộc viếng thăm của tôi.”
ĐC Silvio Jose Baez nói: “Tôi tiếp tục tin tưởng nơi thiện chí của tổ chức. Nhưng tôi xác tín rằng không phải ông ta, cũng không phải một ai khác từ ngoài tới, có thể giải quyết được các vấn đề này. Chính xã hội Nicaragua phải tìm ra giải pháp và con đường đúng đắn cho mình.”
Nhân Ngày Thế giới Nhân quyền mồng 9 tháng 12 năm 2016, ĐC Silvio Jose Baez đã dâng Thánh lễ tưởng niệm và cầu nguyện cho tất cả những ai dấn thân bảo vệ các quyền con người tại Nicaragua. Giảng trong Thánh lễ, ĐC đã khẳng định: “Trong đất nước chúng ta còn có rất nhiều điều phải làm để thăng tiến và bảo vệ các quyền con người. Vì còn có rất nhiều tệ nạn chống lại các quyền con người, điển hình như nạn gian tham hối lộ. Nó là một vụ ăn cướp có vũ trang chống lại nhân dân. Bạn hãy lo lắng cho con tim của mình, vì chúng ta tất cả có thể là nạn nhân của gian tham hối lộ, của tham vọng, của hiếu chiến, thiếu tôn trọng. Tất cả là những thứ có thể phá tan một đảng phái chính trị, một ý thức hệ hay một nhóm. Rất tiếc là chúng ta tất cả đều có thể là các nạn nhân của tệ nạn tham ô hối lộ.”
ĐC cũng khích lệ mọi người đừng sợ hãi và đừng bao giờ đánh mất đi niềm hy vọng. Ngài nói: “Ngày nay có những người thương lượng với sự sợ hãi, bởi vì nó là một dụng cụ của sự thần phục, gây mê, nhưng chúng ta không được sợ hãi. Để thăng tiến nhân quyền cần cấp bách canh tân toàn cơ cấu chính trị, tư pháp và xã hội của quốc gia này. Cần phải chấn chỉnh các cơ cấu của nước Nicaragua qua nền dân chủ, đa nguyên, dựa trên sự tự do, công lý và việc tôn trọng các quyền con người. Nhưng việc đạt các mục tiêu đó cũng vẫn chưa bảo đảm cho việc tôn trọng nhân quyền, cần phải có một cơ cấu vững chãi mạnh mẽ và một nền dân chủ đích thực, dựa trên các giá trị đích thực, mới có thể góp phần thay đổi bộ mặt xã hội.”
Hồi trung tuần tháng 12 năm 2016, ĐC Silvio José Baez đã được mời tham dự Diễn đàn về Nhân quyền do “Hiệp hội Bảo vệ Nhân quyền Nicaragua” tổ chức tại thủ đô Managua. Thuyết trình về đề tài “Quyền bính trong Thánh Kinh”, ĐC khẳng định rằng nền văn hoá quyền bính phải được thay thế bởi quyền bính của nền văn hoá: quyền tối thượng của bản vị con người, của lý trí, khả năng hiểu biết qua đối thoại, chứ không phải hạ giá người khác như mô thức trả lời. Cần cấp bách tái lập các giá trị nền tảng để tái thiết xã hội đã bị hư hỏng và đổ gãy.
ĐC Baez nhắc lại: “Chúa Giêsu Kitô dã không bao giờ thương lượng sự thật hay phẩm giá con người. Tôi đã luôn luôn nói rằng nếu Chúa Giêsu mà đã thoả hiệp với vua Hêrôđê và quan Philatô, thì Ngài đã không kết thúc trên thập giá. Nếu Ngài đã điều đình với các thượng tế của đền thờ để chia lời tôn giáo, thì Ngài đã không chết trên thập giá. Nhưng Chúa không bao giờ thoả hiệp, không quỵ luỵ, không bao giờ từ chối điều Ngài coi là nền tảng: đó là giá trị của bản vị con người.”
Sau khi chính quyền và Tổ chức các Quốc gia Mỹ châu OEA công bố thông cáo, ĐC Juan Abelardo Mata Guevara, Dòng Don Bosco, Giám mục Giáo phận Esteli, đã bình luận: “Các vị thuộc Tổ chức OEA là các chính trị gia thích ứng với các tình huống duới lớp áo ngoại giao, chứ họ không phải là những người bảo vệ tự do và công lý: ít nhất đó là điều người ta đọc được từ các sự kiện… Họ đi vòng quanh như là “những người lắng nghe rồi sau cùng lại chúc lành cho việc ăn trộm và lạm dụng sự tin tưởng của dân chúng. Tất cả những điều này nói với chúng ta rằng chính chúng ta, người dân Nicaragua chúng ta mới là những người luyện đúc tương lai của mình và chúng ta không được ngồi đó để chờ đợi sự cứu thoát từ bên ngoài.”
Cộng đoàn dân nước Nicaragua đã mời các vị đại diện Tổ chức các Quốc gia Mỹ châu tới để kiểm thực tình trạng khủng hoảng dân chủ mà Nicaragua đang phải trải qua, sau khi các cuộc bầu cử đã khiến cho ông Ortega lại được làm tổng thống mặc dù luật lệ bầu cử hiện hành không cho phép. Bản tường trình của Tổ chức OEA ghi nhận tình hình Nicaragua, nhưng không đề cập đến các lý do gây ra tình trạng hiện nay và không hề đả động gì đến sự trong sáng và độc lập mà tiến trình bầu cử tự do và liêm chính đòi hỏi phải có. Trong một cuộc họp báo ngày 24 tháng giêng, ĐC Juan Abelardo Mata Guevara nói: “Danh dự của người đã thề bảo vệ nền dân chủ của Mỹ châu đã bị đặt vấn nạn và cơ cấu này đã suy yếu. Chúng tôi muốn trông thấy những người tài đức hướng dẫn tổ chức này, chứ không muốn trông thấy các chính trị gia.”
Nicaragua rộng hơn 130.000 cấy số vuông, có gần 6 triệu dân, 58,5% theo Công giáo, 23,2% theo Tin Lành, 2,6% theo các tôn giáo khác và 15,7% vô thần. Tôn giáo chiếm chỗ quan trọng trong cuộc sống của người dân Nicaragua. Quyền tự do tôn giáo đã được bảo đảm trong Hiến pháp ban hành năm 1939. Đạo Công giáo đã được rao truyền tại Nicaragua từ thế kỷ XVI với cuộc chinh phục của người Tây Ban Nha. Dọc vùng duyên hải Caribê có sự hiện diện của người Anh, đa số tín hữu Kitô vùng này theo Anh giáo và Tin Lành.
Tên gọi Nicaragua phát xuất từ tên của một tộc trưởng địa phương là “Nicarao” và từ agua” trong tiếng Tây Ban Nha là nước. Nhưng cũng có giả thuyết khác cho rằng trong thổ ngữ nó có nghĩa là “được vây quanh bởi nước”. Trong cả hai trường hợp tên gọi Nicaragua xem ra quy chiếu các hồ nước ngọt lớn là hồ Nicaragua, đứng hàng thứ 18 trên thế giới, và hồ Managua, hay quy chiếu sự kiện Nicaragua có biển ở phía đông và phía tây.
Nicaragua có 69% dân là người lai giống, 17% là người da trắng gốc Tây Ban Nha, Đức, Italia, Anh và Pháp. Đa số các người lai giống và da trắng sống trong vùng tây Nicaragua. Ngoài ra còn có 9% người gốc Phi châu. Nhóm phi châu sống dọc duyên hải Đại Tây Dương. Đa số là người Creol nói tiếng Anh, con cháu của các nô lệ Phi châu thành công trong việc chạy trốn. Nhiều người cũng có tên họ của các người thực dân Êcốt bỏ tiền ra mua nô lệ. Cũng có 5% người gốc Amerindi con cháu của các bộ lạc thổ dân. Bộ lạc Nicarao đã là một nhóm gắn liền với nền văn minh Maya trên bình diện văn hoá và thổ ngữ. Người dân sống ven biển Caribê nói tiếngChibcha, bao gồm các bộ lạc đến từ niềm Nam Mỹ hay Colombia và Nenezuela ngày nay, trong đó có các nhóm Miskito, Rama và Sumo.
Với phong trào di cư, con số trên đây bị thay đổi. Có người từ các nước khác tới Nicaragua sinh sống vì tìm thấy các điều kiện kinh tế, công ăn việc làm và kinh doanh tốt hơn. Nhưng cũng có người Nicaragua di cư sang sống ở Costa Rica và Hoa Kỳ. Hai nước này tiếp nhận 1 phần 6 tổng số dân Nicaragua.
Người Tây Ban Nha đã tới xâm chiếm Nicaragua trong các năm 1523, 1524 và 1529. Năm 1538, Nicaragua trở thành phần của phó vương quốc tân Tây Ban Nha, sau đó nằm dưới quyền của Đế quốc Mêxicô. Năm 1821, nó trở thành phần của các tỉnh Liên hiệp Trung Mỹ, và năm 1838 được độc lập. Trong thế kỷ XIX, Nicaragua rơi vào các cuộc nội chiến và do các chính quyền bảo thủ và tự do thay nhau cai trị. Năm 1900, Nicaragua bị Hoa Kỳ chiếm đóng vì từ chối không nhượng bộ việc thực hiện kinh đào nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Giữa các năm 1912 và 1933, Hoa Kỳ lại tiến chiếm Nicaragua, nhưng phải rút quân về nước vì các hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và cuộc chiến du kích mác xít do Augusto Césare Sandino lãnh đạo. Trong thập niên 1950, Nicaragua do chính quyền phò Hoa Kỳ của Tổng thống Anastasio Somoza Garcia lãnh đạo. Sau khi ông này bị ám sát, con là Luis Somoza Debayle lên thay. Từ năm 1961, Mặt trận Giải phóng Quốc gia Sandinít chào đời và lên nắm quyền năm 1979. Giữa các năm 1980-1989, các nhóm vũ trang Contras đa số thuộc các lực luợng binh sĩ cũ của tổng thống Anastasio Somoza Garcia do Hoa Kỳ tài trợ đánh nhau với chính quyền Sandinít. Năm 1989, hai bên ngưng bắn và các phiến quân được tái hội nhập xã hội. Năm 2006, ông Daniel Ortega thắng cử lên làm tổng thống cho tới nay.
Từ năm ngoái tình hình xã hội, Nicaragua trở nên tồi tệ hơn và Tổ chức các Quốc gia Mỹ châu đã được mời cử phái đoàn qua quan sát và giúp tái bình định xã hội. Ngày mồng 2 tháng 12 năm ngoái, các Giám mục Nicaragua đã có cuộc hội kiến với ông Luis Almagro, Tổng Thư ký Tổ chức các Quốc gia Mỹ châu. Nhân dịp này, các vị đã bầy tỏ lo âu đối với thực tại xã hội chính trị nước này và cho biết sẵn sàng góp phần cho công ích quốc gia. Ông Almagro đã kết thúc chuyến viếng thăm Nicaragua những ngày cuối tháng 11 năm 2016, sau khi ký kết các thoả hiệp với chính quyền của Tổng thống Daniel Ortega ngày 15 tháng 10.
Trong những ngày viếng thăm Nicaragua, ông đã gặp gỡ nhiều thành phần xã hội khác nhau trong đó có giới doanh thương, các nhà ngoại giao, các chính trị gia và các tổ chức xã hội và các vị lãnh đạo tôn giáo. Tham dự cuộc gặp gỡ này có ĐHY Leopoldo Brenes, TGM Managua, ĐC Silvio Baez, Giám mục Phụ tá Managua, ĐC Pablo Schmitz Simon, Dòng Capucino, Giám quản Tông toà Bluefields, ĐC René Sándigo, Giám mục Giáo phận Juigalpa. Trong cuộc gặp gỡ, các vị đã thảo luận về các diễn tiến chính trị và các căng thẳng xã hội tại Nicaragua. Trong dịp này, các Giám mục đã trao cho ông Almagro một bản chụp bức thư mục tử do các Giám mục soạn thảo năm 2014 tựa để “Tìm kiếm các chân trời mới cho một Nicaragua tốt đẹp hơn”, trong đó các vị đã bày tỏ lập trường của Giáo Hội muốn góp phần xây dựng đất nước và thăng tiến công ích, cũng như làm bất cứ gì để phát huy nền dân chủ, hoà bình và đối thoại chân thành. ĐHY Brenes cho biết đây đã là bức thư các Giám mục gửi cho Tổng thống Daniel Ortega ngày 21 tháng 5 năm 2014, nhưng cho tới nay tổng thống vẫn chưa trả lời.
ĐC Silvio Jose Baez, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Managua, cũng đã rất ngạc nhiên vì bản tường trình do chính quyền của Tổng thống Daniel Ortega cùng với Tổ chức các Quốc gia Mỹ châu, viết tắt là OEA, đã không chú ý gì tới các đề nghị của các Giám mục. ĐC cho biết chính ngài đã đưa bức thư mục tử nói trên của HĐGM cho ông Luis Almagro, Tổng Thư ký của tổ chức này, và ông Almagro đã nói: “Ở đây có tất cả mọi sự, bức thư này hầu như giúp tôi tiết kiệm giờ cho việc soạn thảo bản tường trình cuộc viếng thăm của tôi.”
ĐC Silvio Jose Baez nói: “Tôi tiếp tục tin tưởng nơi thiện chí của tổ chức. Nhưng tôi xác tín rằng không phải ông ta, cũng không phải một ai khác từ ngoài tới, có thể giải quyết được các vấn đề này. Chính xã hội Nicaragua phải tìm ra giải pháp và con đường đúng đắn cho mình.”
Nhân Ngày Thế giới Nhân quyền mồng 9 tháng 12 năm 2016, ĐC Silvio Jose Baez đã dâng Thánh lễ tưởng niệm và cầu nguyện cho tất cả những ai dấn thân bảo vệ các quyền con người tại Nicaragua. Giảng trong Thánh lễ, ĐC đã khẳng định: “Trong đất nước chúng ta còn có rất nhiều điều phải làm để thăng tiến và bảo vệ các quyền con người. Vì còn có rất nhiều tệ nạn chống lại các quyền con người, điển hình như nạn gian tham hối lộ. Nó là một vụ ăn cướp có vũ trang chống lại nhân dân. Bạn hãy lo lắng cho con tim của mình, vì chúng ta tất cả có thể là nạn nhân của gian tham hối lộ, của tham vọng, của hiếu chiến, thiếu tôn trọng. Tất cả là những thứ có thể phá tan một đảng phái chính trị, một ý thức hệ hay một nhóm. Rất tiếc là chúng ta tất cả đều có thể là các nạn nhân của tệ nạn tham ô hối lộ.”
ĐC cũng khích lệ mọi người đừng sợ hãi và đừng bao giờ đánh mất đi niềm hy vọng. Ngài nói: “Ngày nay có những người thương lượng với sự sợ hãi, bởi vì nó là một dụng cụ của sự thần phục, gây mê, nhưng chúng ta không được sợ hãi. Để thăng tiến nhân quyền cần cấp bách canh tân toàn cơ cấu chính trị, tư pháp và xã hội của quốc gia này. Cần phải chấn chỉnh các cơ cấu của nước Nicaragua qua nền dân chủ, đa nguyên, dựa trên sự tự do, công lý và việc tôn trọng các quyền con người. Nhưng việc đạt các mục tiêu đó cũng vẫn chưa bảo đảm cho việc tôn trọng nhân quyền, cần phải có một cơ cấu vững chãi mạnh mẽ và một nền dân chủ đích thực, dựa trên các giá trị đích thực, mới có thể góp phần thay đổi bộ mặt xã hội.”
Hồi trung tuần tháng 12 năm 2016, ĐC Silvio José Baez đã được mời tham dự Diễn đàn về Nhân quyền do “Hiệp hội Bảo vệ Nhân quyền Nicaragua” tổ chức tại thủ đô Managua. Thuyết trình về đề tài “Quyền bính trong Thánh Kinh”, ĐC khẳng định rằng nền văn hoá quyền bính phải được thay thế bởi quyền bính của nền văn hoá: quyền tối thượng của bản vị con người, của lý trí, khả năng hiểu biết qua đối thoại, chứ không phải hạ giá người khác như mô thức trả lời. Cần cấp bách tái lập các giá trị nền tảng để tái thiết xã hội đã bị hư hỏng và đổ gãy.
ĐC Baez nhắc lại: “Chúa Giêsu Kitô dã không bao giờ thương lượng sự thật hay phẩm giá con người. Tôi đã luôn luôn nói rằng nếu Chúa Giêsu mà đã thoả hiệp với vua Hêrôđê và quan Philatô, thì Ngài đã không kết thúc trên thập giá. Nếu Ngài đã điều đình với các thượng tế của đền thờ để chia lời tôn giáo, thì Ngài đã không chết trên thập giá. Nhưng Chúa không bao giờ thoả hiệp, không quỵ luỵ, không bao giờ từ chối điều Ngài coi là nền tảng: đó là giá trị của bản vị con người.”
Sau khi chính quyền và Tổ chức các Quốc gia Mỹ châu OEA công bố thông cáo, ĐC Juan Abelardo Mata Guevara, Dòng Don Bosco, Giám mục Giáo phận Esteli, đã bình luận: “Các vị thuộc Tổ chức OEA là các chính trị gia thích ứng với các tình huống duới lớp áo ngoại giao, chứ họ không phải là những người bảo vệ tự do và công lý: ít nhất đó là điều người ta đọc được từ các sự kiện… Họ đi vòng quanh như là “những người lắng nghe rồi sau cùng lại chúc lành cho việc ăn trộm và lạm dụng sự tin tưởng của dân chúng. Tất cả những điều này nói với chúng ta rằng chính chúng ta, người dân Nicaragua chúng ta mới là những người luyện đúc tương lai của mình và chúng ta không được ngồi đó để chờ đợi sự cứu thoát từ bên ngoài.”
Cộng đoàn dân nước Nicaragua đã mời các vị đại diện Tổ chức các Quốc gia Mỹ châu tới để kiểm thực tình trạng khủng hoảng dân chủ mà Nicaragua đang phải trải qua, sau khi các cuộc bầu cử đã khiến cho ông Ortega lại được làm tổng thống mặc dù luật lệ bầu cử hiện hành không cho phép. Bản tường trình của Tổ chức OEA ghi nhận tình hình Nicaragua, nhưng không đề cập đến các lý do gây ra tình trạng hiện nay và không hề đả động gì đến sự trong sáng và độc lập mà tiến trình bầu cử tự do và liêm chính đòi hỏi phải có. Trong một cuộc họp báo ngày 24 tháng giêng, ĐC Juan Abelardo Mata Guevara nói: “Danh dự của người đã thề bảo vệ nền dân chủ của Mỹ châu đã bị đặt vấn nạn và cơ cấu này đã suy yếu. Chúng tôi muốn trông thấy những người tài đức hướng dẫn tổ chức này, chứ không muốn trông thấy các chính trị gia.”
Linh Tiến Khải