10/01/2025

Làm bẩn đường phố, khó vẫn phải phạt

Nhiều đại biểu khẳng định như vậy tại cuộc họp triển khai thực hiện xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường theo nghị định 155/2016 do Sở Tài nguyên – môi trường (TN-MT) TP.HCM tổ chức sáng 16-2.

 

Làm bẩn đường phố, khó vẫn phải phạt

Nhiều đại biểu khẳng định như vậy tại cuộc họp triển khai thực hiện xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường theo nghị định 155/2016 do Sở Tài nguyên – môi trường (TN-MT) TP.HCM tổ chức sáng 16-2.

 

 

Làm bẩn đường phố, khó vẫn phải phạt
Nhân viên quản lý trật tự đô thị Q.1 (TP.HCM) ghi hình một người tiểu bậy trên đường Nguyễn Cư Trinh, Q.1 để làm bằng chứng xử phạt – Ảnh: Hữu Khoa

Sở dĩ có nhận định trên vì tại cuộc họp, đa số cán bộ ngành môi trường đều cho rằng phạt vứt rác, tiểu bậy không dễ.

Ai được xử phạt?

Theo ông Dư Huy Quang – chánh thanh tra Sở TN-MT, nghị định 155 có điểm mở rộng cho phép cán bộ trật tự công cộng đang thi hành nhiệm vụ cũng được quyền lập biên bản các hành vi vi phạm, thay vì chỉ có cán bộ công chức, chiến sĩ công an phường xã trở lên như trước đây.

Tuy nhiên, mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm tăng cao, vượt quá thẩm quyền xử phạt của cán bộ cấp cơ sở.

Cụ thể, hành vi vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định trước đây chỉ phạt 50.000-100.000 đồng, nay tăng lên 500.000-1.000.000 đồng, vượt thẩm quyền xử phạt của cán bộ công an và thanh tra viên (chỉ được xử phạt tới 500.000 đồng).

Hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định ở khu vực công cộng nay tăng lên 1-3 triệu đồng nên trưởng công an cấp phường xã không thể ra quyết định xử phạt.

Hay như hành vi vứt rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, cống rãnh thoát nước bị phạt 5-7 triệu đồng, vượt thẩm quyền của chủ tịch cấp phường xã (được phạt tối đa 5 triệu đồng).

Vì lúng túng về thẩm quyền xử phạt nên đến nay chỉ có một vài quận huyện áp dụng mức phạt theo nghị định 155.

Trong đó, Q.1 xử phạt một trường hợp tiểu bậy 2 triệu đồng, H.Bình Chánh xử phạt hai trường hợp đổ chất thải không đúng nơi quy định với mức 5 triệu đồng/trường hợp. Hầu hết các quận huyện còn lại đều “án binh bất động” chờ 
hướng dẫn từ cấp TP.

Tuy nhiên, trung tá Võ Văn Hữu, phó trưởng Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49, Công an TP), cho rằng tuy có vướng mắc một chút về thẩm quyền nhưng không phải là không xử phạt được.

“Quy định hiện hành vẫn cho phép cấp cơ sở lập biên bản vi phạm rồi chuyển cấp trên có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, khó chăng là mất thêm chút thời 
gian” – ông Hữu nói.

Khó thu thập bằng chứng

Nhiều ý kiến cho rằng việc thu thập bằng chứng để chứng minh hành vi vi phạm là rất khó. Các hành vi xả rác, tiểu bậy thường diễn ra khá nhanh, vị trí vi phạm không cố định nên khả năng bắt quả tang là rất khó.

Trong khi đó, quy định hiện hành chỉ cho phép xử phạt gián tiếp qua hình ảnh thu được từ các phương tiện nghiệp vụ của cơ quan chức năng.

Hình ảnh do người dân phát hiện chụp lại và cung cấp cho cơ quan chức năng không có giá trị 
pháp lý để xử phạt.

Bà Nguyễn Thị Kim Trâm, phó trưởng Phòng TN-MT Q.7, kể khu đô thị mới ở Q.7 cũng là khu vực cửa ngõ về miền Tây nên nhiều trường hợp người qua đường dừng lại đi vệ sinh rồi lên xe phóng đi, không thể có cán bộ nào tới kịp để lập biên bản.

“Trường hợp camera giám sát có ghi lại hình ảnh cũng không thể lần đâu ra địa chỉ, nhân thân người vi phạm để mà xử phạt” – bà Trâm nói.

Còn ông Phan Thanh Phong, phó trưởng Phòng TN-MT Q.Bình Tân, cho rằng cán bộ môi trường – đô thị cấp quận chỉ vài người và phải làm công tác chuyên môn nên không thể lúc nào cũng ra đường kiểm tra, “rình bắt” vi phạm nên việc bắt quả tang để 
xử phạt là rất khó.

Do đó, nhiều ý kiến đề nghị phải tập trung tuyên truyền để người dân thấy những hành vi gây mất vệ sinh, môi trường công cộng là vi phạm và bị xã hội lên án.

Riêng việc xử phạt, trước mắt có thể chọn hai quận, huyện để thí điểm thực hiện, sau 3-6 tháng sẽ tổng hợp rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn TP.

Có ý kiến tại cuộc họp, ông Vũ Huy Hoàng, phó trưởng Phòng tư pháp H.Bình Chánh, ủng hộ việc xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đồng thời, ông Hoàng cũng đồng ý với nhiều đại biểu rằng song song với việc xử phạt, cơ quan chức năng cần tăng cường xây dựng các nhà vệ sinh công cộng để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa 
vi phạm

Theo ông Dư Huy Quang, việc xử lý vi phạm bằng một quyết định hành chính chỉ là xử lý phần ngọn, do đó cần có điều chỉnh từ gốc bằng các giải pháp phòng ngừa vi phạm.

Cụ thể, để người dân không vi phạm, cơ quan chức năng cần trang bị đủ cơ sở vật chất như nhà vệ sinh công cộng, thùng rác công cộng.

Đồng thời rà soát, xác định các địa điểm thường xảy ra vi phạm (tuyến đường vắng, khu đất trống, các điểm họp chợ, dạ cầu…) để lắp biển cấm và thiết bị ghi hình, vừa có tác dụng cảnh báo vừa có cơ sở xử phạt.

NGUYỄN TRIỀU