11/01/2025

Không nên phóng sinh sinh vật ngoại lai

Giống cá được cho là cá chim trắng được phóng sinh, thả ra môi trường trong lễ thả cá đầu xuân tại Hà Nội đã dấy lên những lo ngại chúng có thể gây nguy hại cho môi trường sinh thái.

 

Không nên phóng sinh sinh vật ngoại lai

Giống cá được cho là cá chim trắng được phóng sinh, thả ra môi trường trong lễ thả cá đầu xuân tại Hà Nội đã dấy lên những lo ngại chúng có thể gây nguy hại cho môi trường sinh thái.




Hình ảnh phóng sinh cá ra môi trường được ghi lại tại đình Bát Tràng, trong đó có loài cá chim trắng
 /// Ảnh: CTV

Hình ảnh phóng sinh cá ra môi trường được ghi lại tại đình Bát Tràng, trong đó có loài cá chim trắngẢNH: CTV

Ngày 9.2, ông Hoàng Tiến Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Hà Nội, cho biết qua xác minh cho thấy loài cá được phóng sinh ra sông Hồng, đoạn qua đình làng Bát Tràng (H.Gia Lâm, Hà Nội) ngày 5.2 là loài cá chim trắng có tên khoa học là Colossoma Brachypomum. Đây là loài nằm trong danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất kinh doanh tại VN. Còn theo Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT của Bộ TN-MT và Bộ NN-PTNT ngày 26.9.2013 quy định tiêu chí xác định, danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện trên lãnh thổ VN, thì cá chim trắng toàn thân tên khoa học là Piaractus Brachypomus mới là loài ngoại lai xâm hại được xếp trong nhóm 1. Cũng theo ông Minh, qua kiểm tra thực tế, số lượng cá người dân phóng sinh ra sông Hồng chỉ khoảng 0,5 tấn, bao gồm nhiều loại khác nhau như cá trê, cá trắm, cá trôi…
Liên quan đến vụ việc, chiều tối 9.2, tin từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản T.Ư 1 (Bộ NN-PTNT) cho biết trong ngày 10.2, các đơn vị chức năng của Bộ NN-PTNT và Bộ
TN-MT sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan điều tra, xác minh làm rõ thông tin phóng sinh “cá ăn thịt” xuống sông Hồng. Cuộc họp sẽ làm rõ số lượng, số loài và nguồn gốc cá được thả xuống sông Hồng, cũng như đánh giá tác động dịch bệnh, ảnh hưởng tính đa dạng sinh học của loài cá chim trắng khi được ra môi trường.
Cần tuân thủ pháp luật môi trường
 
 
Theo ông Trần Văn Sơn, Chi cục phó Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN-PTNT TP.HCM), cá chim trắng có thể nặng đến 20 kg, sống đến 10 năm tuổi, tên khoa học là Colossoma Brachypomum, là loài cá ngoại lai, nhập vào VN từ năm 1998. “Cho đến nay vẫn chưa có báo cáo khoa học nào đánh giá đầy đủ tác hại của cá chim trắng đối với môi trường sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, loài cá này chỉ được nuôi ở ao hồ làm thương phẩm nhưng trong tầm kiểm soát chặt, nhằm tránh nguy cơ có thể đe doạ đến sự sinh trưởng của các động thực vật thuỷ sinh khác”, ông Sơn nói.
Đình Phú
 

Lễ thả cá phóng sinh trên được phản ánh diễn ra tại đình làng Bát Tràng (H.Gia Lâm, Hà Nội). Ông Trần Đức Thuận, Trưởng tiểu ban Quản lý Khu di tích Bát Tràng, cho biết buổi lễ do sư trụ trì chùa Linh Ứng (còn có tên gọi khác là chùa Tương Mai, Q.Hoàng Mai) chủ trì tổ chức ngày 5.2. Trước lễ phóng sinh, nhà chùa đã xin phép và được chính quyền xã Bát Tràng đồng ý cho mượn bến sông tại khu vực đình Bát Tràng để thả cá và đây là năm thứ hai, lễ thả cá phóng sinh được tổ chức.

TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Tôn giáo, cảnh báo việc không có kiến thức về sinh vật mà lại phóng sinh sẽ rất nguy hiểm. Từ trước tới giờ cũng ít người đặt vấn đề tuân thủ pháp luật môi trường khi phóng sinh.
Liên quan đến những lo lắng của người dân về loài cá này ảnh hưởng đến môi trường, ông Nguyễn Khắc Lâm, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm giống thuỷ sản Hà Nội, khẳng định đây là loài thuỷ sản ngoại lai, ăn tạp và không hung dữ như loài cá hổ nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cũng theo ông Lâm, cá chim trắng được người dân nuôi thương phẩm hàng chục năm nay, nhưng sức sinh sản kém, thường có hiện tượng chết hàng loạt về mùa đông do không chịu được thời tiết lạnh. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Lâm, không nên phóng sinh loài ngoại lai ra môi trường, mà ưu tiên các giống bản địa, nhất là những loài cá có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Chuyên gia về loài cá,
GS Mai Đình Yên (ĐH Quốc gia Hà Nội), dẫn thông tin cụ thể, cá chim trắng là loài ngoại lai có nguồn gốc từ Trung Quốc vào VN theo đường tiểu ngạch, đưa về nuôi trong nước hàng chục năm nay. Loài cá này được nuôi tự phát trong dân, cũng không có quy hoạch hay chủ trương phát triển. Dù là loài ngoại lai nhưng các nhà khoa học cũng có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá thực tế, loài cá này có thể nuôi chung, lẫn với nhiều loài cá khác. Khi nuôi trong ao, trong điều kiện mật độ quá dày, thiếu thức ăn thì có hiện tượng cá chim trắng ăn, cắn đuôi các loài cá khác. “Về mặt quan điểm khoa học thì dù không phải là loài nguy hiểm, nhưng cũng không khuyến khích thả những loài sinh vật ngoại lai ra môi trường mà nên chọn các loài cá bản địa”, GS Mai Đình Yên nói.

 

Kiều Trinh – Phan Hậu