Lần đầu tiên giới khoa học gia đã tạo ra phôi nửa người nửa lợn, mở ra viễn cảnh nuôi trồng các cơ quan nội tạng cấy ghép liên loài.
Tranh cãi chung quanh việc ghép tạng từ động vật
Lần đầu tiên giới khoa học gia đã tạo ra phôi nửa người nửa lợn, mở ra viễn cảnh nuôi trồng các cơ quan nội tạng cấy ghép liên loài.
Được mô tả trên chuyên san Cell, thí nghiệm do nhóm chuyên gia Tây Ban Nha và Nhật Bản thực hiện bao gồm các công đoạn tiêm tế bào gốc của người vào phôi lợn, kế đến cấy phôi vào dạ con của lợn nái, cho phép nó phát triển. Sau 4 tuần, các tế bào gốc đã phát triển thành tiền thân của nhiều loại mô, bao gồm tim, gan, dây thần kinh và một phần nhỏ của thai lợn đang trưởng thành có cấu tạo từ tế bào người. Phôi lai người – lợn này được gọi là “chimera”, theo tên sinh vật thần thoại với đầu sư tử, thân dê và đuôi rắn. Dù các nhà nghiên cứu thận trọng cảnh báo rằng phôi lai không có khả năng phát triển thêm, nhưng đây được xem là chimera thời hiện đại giữa người và động vật thành công nhất từ trước đến nay và đánh dấu một bước tiến quan trọng đến viễn cảnh phát triển phôi động vật với những cơ quan nội tạng người đủ chức năng.
‘Sau cuộc ghép thận này, hai gia đình trở thành người nhà. Chị Huề mang trong người quả thận của ba tôi. Còn tôi được ghép thận của mẹ chị Huề. Chúng tôi vô cùng biết ơn ba mẹ, các bác sĩ đã một lần nữa cho chúng tôi nguồn sống’, chị Lê Thị Ánh Hồng tâm sự.
Trong báo cáo được công bố một ngày trước đó trên chuyên san Nature, nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã chứng tỏ các cơ quan nội tạng dùng để cấy ghép có thể được phát triển bên trong các phôi chuột nhắt và chuột cống. Họ cho hay có thể nuôi tụy tạng của chuột nhắt bên trong phôi chuột cống, kế đến chuyển mô tiết ra insulin từ cơ quan này sang chuột bị tiểu đường, làm giảm tình trạng bệnh tật của đối tượng mà không kích hoạt phản ứng miễn dịch. Có thể nói, đó là trường hợp đầu tiên cho thấy có thể thực hiện cấy ghép nội tạng liên loài. Các nhà nghiên cứu hy vọng một ngày không xa giới bác sĩ có thể nuôi mô người bằng cách sử dụng các phôi dạng chimera ở gia súc, cho phép tạo ra các cơ quan nội tạng cần thiết cho những bệnh nhân đang chờ đợi mỏi mòn để được ghép tạng.
Kỹ thuật được áp dụng trong các trường hợp kể trên đang là đề tài tranh luận gay gắt liên quan đến vấn đề đạo đức khi đưa vật liệu của con người vào cơ thể động vật, theo tờ The Washington Post. Kể từ năm 2015, Viện Y tế quốc gia của Mỹ ngưng cấp quỹ cho các nghiên cứu về chimera người – động vật (báo cáo thứ hai về chuột được thực hiện tại Viện Salk ở California không dựa trên tài chính của chính phủ Mỹ). Một số người cho rằng do tế bào gốc có thể trở thành bất cứ dạng tế bào nào, bao gồm các bộ phận của hệ thần kinh, chimera làm dậy lên nỗi ám ảnh về viễn cảnh xuất hiện động vật với não người hoặc các cơ quan sinh sản. Còn theo những người khác, ranh giới giữa vật liệu di truyền người và động vật không nên bị xóa bỏ.
Sáng 2.10, tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) tổ chức ngày hội ‘Chung tay vì sự sống’.
Tuy nhiên, chuyên gia Vardit Ravitsky của Đại học Montreal (Canada) cho hay hai cuộc nghiên cứu vừa được công bố có thể giúp chứng minh rằng có tiềm năng triển khai tiếp lĩnh vực nghiên cứu chimera người – động vật, dựa trên những lợi ích tiềm năng sẽ thu được. “Tôi cho rằng điểm quan trọng từ các báo cáo mới chính là cung cấp một dạng chứng minh khái niệm, cho thấy những gì mà giới nghiên cứu muốn đạt được với các chimera người – vật có lẽ sẽ khả thi”, bà nhận định. Có lẽ đây cũng là câu trả lời trong tương lai cho nhu cầu ghép nội tạng của giới bệnh nhân. Bộ Y tế và Dịch vụ con người Mỹ ước tính mỗi ngày có đến 22 bệnh nhân nước này thiệt mạng trong lúc chờ được ghép tạng.
Hôm nay (25.8), Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM công bố ca ghép thận thành công thứ 500 được thực hiện tại bệnh viện này. Ca phẫu thuật được thực hiện với cặp người cho và người được ghép thận là hai chị em ruột.