Phỏng vấn Ông Jean Vanier. người sáng lập Tổ chức “Con Tàu”
Xin giới thiệu bài phỏng vấn ông đã dành cho phái viên Charles de Pechpeyrou, được đăng trên nhật báo Quan sát viên Roma của Toà Thánh số ra ngày 30 tháng 12 năm 2016 vừa qua.
Phỏng vấn Ông Jean Vanier. người sáng lập Tổ chức “Con Tàu”
Trong số nhiều tổ chức săn sóc người tàn tật nổi tiếng thế giới phải kể đến tổ chức “Con Tàu” do Ông Jean Vanier thành lập năm 1964 tại Trosly, Pháp, cùng với Cha Thomas Philippe, Dòng Đa Minh, Raphael Simi và Phillip Seux là hai người tàn tật đã từng phải sống trong nhà thương tâm thần. Ngày nay Tổ chức “Con Tàu” được phổ biến tại 30 quốc gia trên thế giới, với 135 trung tâm săn sóc hàng chục ngàn người tàn tật. Năm 1968, Ông Jean Vanier tổ chức cuộc tĩnh tâm đầu tiên về đề tài “Đức tin và Chia sẻ” cho giáo dân, tu sĩ và người tàn tật tại Marylake vùng King Ontario bên Canada. Từ đó đến nay đã có hàng trăm cuộc tĩnh tâm được tổ chức trong vùng Bắc Mỹ.
Năm 1971, cùng với bà Marie-Hélène Mathieu, ông Jean Vanier thành lập Tổ chức “Đức tin và Ánh sáng”. Đây là tổ chức hàng tháng tụ tập các người tàn tật và gia đình thân nhân bạn bè của họ. Hiện nay có hơn 1.600 nhóm tại 80 quốc gia. Trong cùng năm, hai người đã tổ chức cuộc hành hương Đức tin và Ánh sáng đầu tiên đến Lộ Đức, quy tụ 12.000 người, trong đó có 4.000 người tàn tật. Từ đó đến nay cứ 10 năm lại có một cuộc hành hương trên chiều kích đại quy mô cho người tàn tật đến Lộ Đức hay về Roma.
Ông Jean Vanier, người Canada, sinh năm 1928 tại Genève, Thuỵ Sĩ, con của Tổng Thống đốc Canada George Vanier và bà Pauline Vanier. Năm 1941, ông được nhận vào Trường Hải quân Hoàng gia, sau đó được chuyển sang phục vụ trên chiến hạm “Magnificent”. Năm 1950, ông quyết định bỏ binh nghiệp hải quân và ghi danh theo học triết và thần học tại Học viện Công giáo Paris và đậu tiến sĩ triết. Năm 1963, ông dạy triết học tại Đại học Saint Michael và Đại học Toronto. Sau khi thành lập hai tổ chức quốc tế nói trên, bắt đầu từ năm 1970, ông đi diễn thuyết và hướng dẫn các cuộc hội thảo và các cuộc tĩnh tâm khắp nơi trên thế giới, để yểm trợ và phát triển các cộng đoàn Con Tầàu và Đức tin và Ánh sáng. Trong các chuyến đi và suốt cuộc đời mình, Ông Jean Vanier đặc biệt chú ý đến người trẻ. Năm 1981, ông nhường trách nhiệm của cả hai tổ chức cho những người khác. Ông cũng từng là thành viên Hội đồng Toà Thánh về Giáo dân, và năm 2014 đã nhận được Giải Templeton là Giải Nobel Tôn giáo. Ngoài ra ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng và huy chương quốc tế.
Là thần học gia, triết gia, nhà văn và nhà lãnh đạo tinh thần, qua hai tổ chức của mình, ông Jean Vanier chứng minh cho thấy sức mạnh biến đổi của tình yêu thương, lòng khoan nhượng, việc chấp nhấn và trân trọng nhân phẩm và các quyền lợi của những người tàn tật trên thân xác cũng như trong tâm thần, cũng như các món quà, các giáo huấn quý báu, mà các anh chị em bị xã hội khinh rẻ loại trừ này cống hiến cho chúng ta, khi họ được tiếp nhận và nâng đỡ. Đặc sủng và các tác phẩm của ông Jean Vanier vượt qua mọi biên giới tôn giáo và văn hoá. Gương sống của ông là lời mời gọi làm các việc rất đơn sơ trong cuộc sống thường ngày và thông truyền một khả năng đại đồng làm việc thiện trong một thế giới phức tạp và đa văn hoá.
Sau đây, xin giới thiệu bài phỏng vấn ông đã dành cho phái viên Charles de Pechpeyrou, được đăng trên nhật báo Quan sát viên Roma của Toà Thánh số ra ngày 30 tháng 12 năm 2016 vừa qua.
Hỏi: Thưa ông Jean Vanier, chúng ta mới mừng Lễ Giáng Sinh của Chúa Giêsu, là lễ của sự giòn mỏng dễ bị tổn thương, nhưng là lễ của niềm hy vọng, đồng thời cũng chứng kiến các khủng hoảng nhân đạo trầm trọng như cuộc khủng hoảng tại Syria. Làm sao có thể mừng Lễ Giáng Sinh một cách xứng đáng mà không thờ ơ với nỗi khổ đau này?
Đáp: Cần tránh tin rằng chúng ta sẽ giải quyết được tất cả mọi vấn đề. Cần tạo ra một nền văn hoá cuả niềm vui, trong gia đình, nhưng cả nơi các con người nữa. Cần tạo ra các nơi cuả niềm vui, của cuộc gặp gỡ, có các cử chỉ nhỏ bé, như ĐTC Phanxicô mời gọi làm, tiếp đón các người khác, tạo thành các cộng đoàn cởi mở hơn. Niềm vui không thể phát triển trong sự khép kín. Nếu trước các sự dữ và khổ đau của thế giới một người chỉ phản ứng với sự giận dữ, thì họ tạo ra sự bất hạnh chung quanh mình. Thế rồi còn có niềm hy vọng nữa, luôn luôn có một con đường của niềm hy vọng, nhờ Chúa Giêsu.
Hỏi: Thưa ông, ông đã nhắc tới ĐTC Phanxicô: ông giải thích thế nào về thái độ của ĐTC đối với các người bị xã hội gạt bỏ?
Đáp: Ngài đã khiến tôi cảm động rất nhiều, khi ngài đến thăm cộng đoàn của chúng tôi tại Ciampino. ĐTC đến gặp gỡ những người cảm thấy họ bị gạt ra ngoài lề, bị thương tích, bị hạ nhục. Hơn là một người cha, ngài có cung cách hành xử như một người anh em, ôm họ trong vòng tay ngài. ĐTC là một trong những người vén mở cho thấy qua sự tiếp xúc, bàn tay, cái nhìn và giọng nói. ngài nói với con người là họ đẹp, họ có một giá trị, để khích lệ họ.
Hỏi: Tại sao ông nói tới những người bị hạ nhục, chứ không phải là những người bị khai trừ?
Đáp: Sự hạ nhục là hậu quả của việc khai trừ, nó có tính cách xã hội và chính trị. Sự hạ nhục là ở nơi chỗ tất cả mọi người đối xử với tôi như một người xấu xa, và vì thế tôi tin là như vậy và tôi khép kín trong chính mình. Chúng tôi đã tiếp đón ở Trosky – Breuil này một phụ nữ bị đau đầu với các triệu chứng mắt nổ đom đóm, có các chấm đen, khiến miệng khó nói và mất một phần cảm giác khiến cho chị ấy rất bạo lực. Vị bác sĩ giúp chúng tôi nói: “Nói cho cùng, khi một người bị hạ nhục trong vòng 40 năm, thì câu trả lời duy nhất của họ hoặc là la hét hoặc là trầm cảm.” Tiếng hét của sự hạ nhục là lời mời gọi gặp gỡ. Trong các cộng đoàn của chúng tôi thì cuộc gặp gỡ này xảy ra, cả khi nó không kéo dài suốt đời. Nó là một kiểu hiện hữu, Làm thế nào để giúp một nguời bị hạ nhục biết được giá trị của họ? Thánh Phanxicô thành Assisi là người đã rất ước ao trở thành một hiệp sĩ anh hùng, đã đau khổ rất nhiều trong thời gian bị tù ở Perugia theo sau hai năm bị bệnh tâm thần. Lúc đó Phanxicô đã đạt đáy cuộc sống. Trong di chúc viết ít lâu trước khi chết thánh nhân đã thú nhận rằng khi còn trẻ đã cảm thấy kinh tởm trước người phong cùi, nhưng một ngày nọ ngài nói ngài muốn sống với họ. Khi ngài rời họ, ngài cảm thấy một sự dịu dàng mới trong thân xác và trong tinh thần. Từ sự nhờm gớm bước sang cuộc gặp gỡ khiến cho ngài cảm thấy thoải mái. Ngài đã vén mở cho các người phong cùi thấy rằng họ đẹp.
Hỏi: Thưa ông, trong xã hội tây phương người ta có ý thức được rằng những người bị hạ nhục này có một giá trị hay không?
Đáp: Nói chung người ta muốn minh giải các vấn đề qua các luật lệ, mà không quá bước vào trong tương quan, bởi vì họ sợ sự gặp gỡ. Tuy nhiên, trong năm 2000 đã có một cuộc cách mạng liên quan tới Tổ chức Cứu trợ công giáo: “không làm cho” nhưng “làm với”. Có cái gì đó đang chuyển động, một phong trào lo lắng cho những người bị thương tích. Nhưng người ta cũng cảm thấy hơi bị mất hướng một chút. Chẳng hạn người ta không muốn suy tư về ý nghĩa của việc phá thai nữa, không tìm hiểu rằng mầu nhiệm của mỗi nguời khởi đầu với việc thụ thai và kéo dài cho tới chết. Và như thế bởi vì các quốc gia của chúng tôi bị giới truyền thông hướng dẫn. Hay có một cộng đoàn rất cuơng quyết như cộng đoàn “Con Tàu” tiếp đón các người giòn mỏng yếu đuối, hay trong đa số các trường hợp nỗi sợ hãi thắng thế, một sự sợ hãi đâm rễ sâu trong con người. Ngày nay người ta tự thúc đẩy mình chiến thắng, thành công trong cuộc sống nghề nghiệp, được ca ngợi, được danh dự, tự rèn luyện ngay từ ngày còn bé một căn tính quyền lực và thành công. Thật ra, nhiều người Pháp cảm thấy cô đơn, cảm thấy lạc lõng, vật vờ vô định. Trái lại, những người đâm rễ sâu trong đức tin biết rằng điều quan trọng là yêu thương.
Hỏi: Như vậy thiếu điều gì để người ta ý thức được rằng những người bị loại trừ, bị hạ nhục là các anh chị em trong nhân tính thưa ông?
Đáp: Đó là vấn đề. Có lẽ thiếu một biến cố đảo lộn lôi cuốn. Một người bị đóng kín trong các chắc chắn của mình, đứng trước cái gì đó bắt buộc họ thay đổi. Người nằm trên đất bắt buộc người Samaritano thay đổi.
Hỏi: Nhưng như thế người ta có cảm tưởng rằng cách thức duy nhất giúp ý thức được thảm cảnh của các người khác là cũng xảy ra một thảm cảnh trong cuộc sống chúng ta, có đúng thế không?
Đáp: Điều này xảy ra khi ta cần sự giúp đỡ, khi chúng ta không còn là toàn năng nữa. Tại sao người ta sợ hãi người sống trên đường phố hay người tàn tật đến thế? Bởi vì một cách vô ý thức, chúng ta nghĩ rằng nó cũng có thể xảy ra cho chúng ta. Vì thế chúng ta không muốn tới gần những người cho chúng ta một hình ảnh của điều mà chúng ta có thể trở thành.
Hỏi: Khi nghe ông nói người ta tưởng tượng ra hai thế giới song song với nhau, không thấm vào nhau được.
Đáp: Có hai kiểu sống. Tại Santiago của Chilê, có một con đường bên trái tất cả là các khu xóm ổ chuột, và bên phải là các nhà của người giàu, có người canh gác. Tuy nhiên, các sự việc giờ đây đang thay đổi, với các hiệp hội như “Đá tảng” và “Cứu trợ công giáo”. Trong rất nhiều giáo xứ, các thiện nguyện viên đã bắt đầu phân phát cà phê cho những người vô gia cư, và giờ đây tất cả họ ăn chung với nhau chúng quanh một chiếc bàn. Có một tâm tình mà cách đây mấy năm đã không có, có lẽ bởi vì con số những người sống trên viả hè đường phố đang gia tăng. Tuy nhiên, trên bình diện dân chúng toàn cầu, có đa số người sống chật vật, vất vả vì cái tất bật của cuộc sống thường ngày. Vậy có thể làm gì bây giờ? Tạo ra các nơi gặp gỡ như ở đây, hay tại vài căn nhà ở Paris, nơi có các người vô gia cư và các thiện nguyện viên sinh sống. Tạo các nơi không giấu ẩn, nhưng rộng mở cho con người. Đạp đổ các bức tường ngăn cách họ với nhau.
Hỏi: Như thế cũng là để chấm dứt nền văn hoá của sự loại bỏ?
Đáp: Đúng thế. Ngày nay một đàng người ta nói tới phá thai, đàng khác là việc trợ giúp tự tử, bởi vì có sự tương tự giữa người già bị bệnh lão hoá không nói hay ít nói và những người bị tàn tật nặng, như ở đây và họ không nói. Khi đó người ta muốn loại bỏ họ vì tốn kém quá và không đủ nhân lực để lo lắng cho họ. Nhưng không phải ở đâu cũng xảy ra như thế. Tôi biết có một nhà dưỡng lão nơi các nhân viên rất tốt và trong đó ngự trị niềm vui. Vị giám đốc tạo ra các nụ cười và xin mọi nhân viên đều làm như vậy. Trong một vài trung tâm dưỡng lão trái lại người ta cảm thấy ngay bầu khí căng thẳng. Thật rất đơn sơ: chúng ta có thể tạo ra nơi của nụ cuời và nơi của sự đóng kín. Điều này rất thường tuỳ thuộc nơi ý chí của một người thôi.
Hỏi: Thưa ông Vanier, thế cái gia vị nhiệm mầu trao ban ý chí này là gì?
Đáp: Có rất nhiều lý do khác nhau: một người đã được giúp đỡ trong đời; hoa trái của một cuộc hành hương; một người có người thân đau khổ trong gia đình… Trong câu chuyện người Samariatno nhân hậu, tôi chắc chắn là ông Do Thái đã được cứu giúp thay đổi. Như vậy, trước hết cần phải có một kinh nghiệm, nhưng cũng cần một sự cảm thông, hay một ý thức rằng nhân loại tiến triển, rằng thật là quan trọng khám phá ra rằng mỗi một nhân vị là người anh em của tôi. Ngày nay tôi nhận thấy có một chuyển động trong hướng này.
Năm 1971, cùng với bà Marie-Hélène Mathieu, ông Jean Vanier thành lập Tổ chức “Đức tin và Ánh sáng”. Đây là tổ chức hàng tháng tụ tập các người tàn tật và gia đình thân nhân bạn bè của họ. Hiện nay có hơn 1.600 nhóm tại 80 quốc gia. Trong cùng năm, hai người đã tổ chức cuộc hành hương Đức tin và Ánh sáng đầu tiên đến Lộ Đức, quy tụ 12.000 người, trong đó có 4.000 người tàn tật. Từ đó đến nay cứ 10 năm lại có một cuộc hành hương trên chiều kích đại quy mô cho người tàn tật đến Lộ Đức hay về Roma.
Ông Jean Vanier, người Canada, sinh năm 1928 tại Genève, Thuỵ Sĩ, con của Tổng Thống đốc Canada George Vanier và bà Pauline Vanier. Năm 1941, ông được nhận vào Trường Hải quân Hoàng gia, sau đó được chuyển sang phục vụ trên chiến hạm “Magnificent”. Năm 1950, ông quyết định bỏ binh nghiệp hải quân và ghi danh theo học triết và thần học tại Học viện Công giáo Paris và đậu tiến sĩ triết. Năm 1963, ông dạy triết học tại Đại học Saint Michael và Đại học Toronto. Sau khi thành lập hai tổ chức quốc tế nói trên, bắt đầu từ năm 1970, ông đi diễn thuyết và hướng dẫn các cuộc hội thảo và các cuộc tĩnh tâm khắp nơi trên thế giới, để yểm trợ và phát triển các cộng đoàn Con Tầàu và Đức tin và Ánh sáng. Trong các chuyến đi và suốt cuộc đời mình, Ông Jean Vanier đặc biệt chú ý đến người trẻ. Năm 1981, ông nhường trách nhiệm của cả hai tổ chức cho những người khác. Ông cũng từng là thành viên Hội đồng Toà Thánh về Giáo dân, và năm 2014 đã nhận được Giải Templeton là Giải Nobel Tôn giáo. Ngoài ra ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng và huy chương quốc tế.
Là thần học gia, triết gia, nhà văn và nhà lãnh đạo tinh thần, qua hai tổ chức của mình, ông Jean Vanier chứng minh cho thấy sức mạnh biến đổi của tình yêu thương, lòng khoan nhượng, việc chấp nhấn và trân trọng nhân phẩm và các quyền lợi của những người tàn tật trên thân xác cũng như trong tâm thần, cũng như các món quà, các giáo huấn quý báu, mà các anh chị em bị xã hội khinh rẻ loại trừ này cống hiến cho chúng ta, khi họ được tiếp nhận và nâng đỡ. Đặc sủng và các tác phẩm của ông Jean Vanier vượt qua mọi biên giới tôn giáo và văn hoá. Gương sống của ông là lời mời gọi làm các việc rất đơn sơ trong cuộc sống thường ngày và thông truyền một khả năng đại đồng làm việc thiện trong một thế giới phức tạp và đa văn hoá.
Sau đây, xin giới thiệu bài phỏng vấn ông đã dành cho phái viên Charles de Pechpeyrou, được đăng trên nhật báo Quan sát viên Roma của Toà Thánh số ra ngày 30 tháng 12 năm 2016 vừa qua.
Hỏi: Thưa ông Jean Vanier, chúng ta mới mừng Lễ Giáng Sinh của Chúa Giêsu, là lễ của sự giòn mỏng dễ bị tổn thương, nhưng là lễ của niềm hy vọng, đồng thời cũng chứng kiến các khủng hoảng nhân đạo trầm trọng như cuộc khủng hoảng tại Syria. Làm sao có thể mừng Lễ Giáng Sinh một cách xứng đáng mà không thờ ơ với nỗi khổ đau này?
Đáp: Cần tránh tin rằng chúng ta sẽ giải quyết được tất cả mọi vấn đề. Cần tạo ra một nền văn hoá cuả niềm vui, trong gia đình, nhưng cả nơi các con người nữa. Cần tạo ra các nơi cuả niềm vui, của cuộc gặp gỡ, có các cử chỉ nhỏ bé, như ĐTC Phanxicô mời gọi làm, tiếp đón các người khác, tạo thành các cộng đoàn cởi mở hơn. Niềm vui không thể phát triển trong sự khép kín. Nếu trước các sự dữ và khổ đau của thế giới một người chỉ phản ứng với sự giận dữ, thì họ tạo ra sự bất hạnh chung quanh mình. Thế rồi còn có niềm hy vọng nữa, luôn luôn có một con đường của niềm hy vọng, nhờ Chúa Giêsu.
Hỏi: Thưa ông, ông đã nhắc tới ĐTC Phanxicô: ông giải thích thế nào về thái độ của ĐTC đối với các người bị xã hội gạt bỏ?
Đáp: Ngài đã khiến tôi cảm động rất nhiều, khi ngài đến thăm cộng đoàn của chúng tôi tại Ciampino. ĐTC đến gặp gỡ những người cảm thấy họ bị gạt ra ngoài lề, bị thương tích, bị hạ nhục. Hơn là một người cha, ngài có cung cách hành xử như một người anh em, ôm họ trong vòng tay ngài. ĐTC là một trong những người vén mở cho thấy qua sự tiếp xúc, bàn tay, cái nhìn và giọng nói. ngài nói với con người là họ đẹp, họ có một giá trị, để khích lệ họ.
Hỏi: Tại sao ông nói tới những người bị hạ nhục, chứ không phải là những người bị khai trừ?
Đáp: Sự hạ nhục là hậu quả của việc khai trừ, nó có tính cách xã hội và chính trị. Sự hạ nhục là ở nơi chỗ tất cả mọi người đối xử với tôi như một người xấu xa, và vì thế tôi tin là như vậy và tôi khép kín trong chính mình. Chúng tôi đã tiếp đón ở Trosky – Breuil này một phụ nữ bị đau đầu với các triệu chứng mắt nổ đom đóm, có các chấm đen, khiến miệng khó nói và mất một phần cảm giác khiến cho chị ấy rất bạo lực. Vị bác sĩ giúp chúng tôi nói: “Nói cho cùng, khi một người bị hạ nhục trong vòng 40 năm, thì câu trả lời duy nhất của họ hoặc là la hét hoặc là trầm cảm.” Tiếng hét của sự hạ nhục là lời mời gọi gặp gỡ. Trong các cộng đoàn của chúng tôi thì cuộc gặp gỡ này xảy ra, cả khi nó không kéo dài suốt đời. Nó là một kiểu hiện hữu, Làm thế nào để giúp một nguời bị hạ nhục biết được giá trị của họ? Thánh Phanxicô thành Assisi là người đã rất ước ao trở thành một hiệp sĩ anh hùng, đã đau khổ rất nhiều trong thời gian bị tù ở Perugia theo sau hai năm bị bệnh tâm thần. Lúc đó Phanxicô đã đạt đáy cuộc sống. Trong di chúc viết ít lâu trước khi chết thánh nhân đã thú nhận rằng khi còn trẻ đã cảm thấy kinh tởm trước người phong cùi, nhưng một ngày nọ ngài nói ngài muốn sống với họ. Khi ngài rời họ, ngài cảm thấy một sự dịu dàng mới trong thân xác và trong tinh thần. Từ sự nhờm gớm bước sang cuộc gặp gỡ khiến cho ngài cảm thấy thoải mái. Ngài đã vén mở cho các người phong cùi thấy rằng họ đẹp.
Hỏi: Thưa ông, trong xã hội tây phương người ta có ý thức được rằng những người bị hạ nhục này có một giá trị hay không?
Đáp: Nói chung người ta muốn minh giải các vấn đề qua các luật lệ, mà không quá bước vào trong tương quan, bởi vì họ sợ sự gặp gỡ. Tuy nhiên, trong năm 2000 đã có một cuộc cách mạng liên quan tới Tổ chức Cứu trợ công giáo: “không làm cho” nhưng “làm với”. Có cái gì đó đang chuyển động, một phong trào lo lắng cho những người bị thương tích. Nhưng người ta cũng cảm thấy hơi bị mất hướng một chút. Chẳng hạn người ta không muốn suy tư về ý nghĩa của việc phá thai nữa, không tìm hiểu rằng mầu nhiệm của mỗi nguời khởi đầu với việc thụ thai và kéo dài cho tới chết. Và như thế bởi vì các quốc gia của chúng tôi bị giới truyền thông hướng dẫn. Hay có một cộng đoàn rất cuơng quyết như cộng đoàn “Con Tàu” tiếp đón các người giòn mỏng yếu đuối, hay trong đa số các trường hợp nỗi sợ hãi thắng thế, một sự sợ hãi đâm rễ sâu trong con người. Ngày nay người ta tự thúc đẩy mình chiến thắng, thành công trong cuộc sống nghề nghiệp, được ca ngợi, được danh dự, tự rèn luyện ngay từ ngày còn bé một căn tính quyền lực và thành công. Thật ra, nhiều người Pháp cảm thấy cô đơn, cảm thấy lạc lõng, vật vờ vô định. Trái lại, những người đâm rễ sâu trong đức tin biết rằng điều quan trọng là yêu thương.
Hỏi: Như vậy thiếu điều gì để người ta ý thức được rằng những người bị loại trừ, bị hạ nhục là các anh chị em trong nhân tính thưa ông?
Đáp: Đó là vấn đề. Có lẽ thiếu một biến cố đảo lộn lôi cuốn. Một người bị đóng kín trong các chắc chắn của mình, đứng trước cái gì đó bắt buộc họ thay đổi. Người nằm trên đất bắt buộc người Samaritano thay đổi.
Hỏi: Nhưng như thế người ta có cảm tưởng rằng cách thức duy nhất giúp ý thức được thảm cảnh của các người khác là cũng xảy ra một thảm cảnh trong cuộc sống chúng ta, có đúng thế không?
Đáp: Điều này xảy ra khi ta cần sự giúp đỡ, khi chúng ta không còn là toàn năng nữa. Tại sao người ta sợ hãi người sống trên đường phố hay người tàn tật đến thế? Bởi vì một cách vô ý thức, chúng ta nghĩ rằng nó cũng có thể xảy ra cho chúng ta. Vì thế chúng ta không muốn tới gần những người cho chúng ta một hình ảnh của điều mà chúng ta có thể trở thành.
Hỏi: Khi nghe ông nói người ta tưởng tượng ra hai thế giới song song với nhau, không thấm vào nhau được.
Đáp: Có hai kiểu sống. Tại Santiago của Chilê, có một con đường bên trái tất cả là các khu xóm ổ chuột, và bên phải là các nhà của người giàu, có người canh gác. Tuy nhiên, các sự việc giờ đây đang thay đổi, với các hiệp hội như “Đá tảng” và “Cứu trợ công giáo”. Trong rất nhiều giáo xứ, các thiện nguyện viên đã bắt đầu phân phát cà phê cho những người vô gia cư, và giờ đây tất cả họ ăn chung với nhau chúng quanh một chiếc bàn. Có một tâm tình mà cách đây mấy năm đã không có, có lẽ bởi vì con số những người sống trên viả hè đường phố đang gia tăng. Tuy nhiên, trên bình diện dân chúng toàn cầu, có đa số người sống chật vật, vất vả vì cái tất bật của cuộc sống thường ngày. Vậy có thể làm gì bây giờ? Tạo ra các nơi gặp gỡ như ở đây, hay tại vài căn nhà ở Paris, nơi có các người vô gia cư và các thiện nguyện viên sinh sống. Tạo các nơi không giấu ẩn, nhưng rộng mở cho con người. Đạp đổ các bức tường ngăn cách họ với nhau.
Hỏi: Như thế cũng là để chấm dứt nền văn hoá của sự loại bỏ?
Đáp: Đúng thế. Ngày nay một đàng người ta nói tới phá thai, đàng khác là việc trợ giúp tự tử, bởi vì có sự tương tự giữa người già bị bệnh lão hoá không nói hay ít nói và những người bị tàn tật nặng, như ở đây và họ không nói. Khi đó người ta muốn loại bỏ họ vì tốn kém quá và không đủ nhân lực để lo lắng cho họ. Nhưng không phải ở đâu cũng xảy ra như thế. Tôi biết có một nhà dưỡng lão nơi các nhân viên rất tốt và trong đó ngự trị niềm vui. Vị giám đốc tạo ra các nụ cười và xin mọi nhân viên đều làm như vậy. Trong một vài trung tâm dưỡng lão trái lại người ta cảm thấy ngay bầu khí căng thẳng. Thật rất đơn sơ: chúng ta có thể tạo ra nơi của nụ cuời và nơi của sự đóng kín. Điều này rất thường tuỳ thuộc nơi ý chí của một người thôi.
Hỏi: Thưa ông Vanier, thế cái gia vị nhiệm mầu trao ban ý chí này là gì?
Đáp: Có rất nhiều lý do khác nhau: một người đã được giúp đỡ trong đời; hoa trái của một cuộc hành hương; một người có người thân đau khổ trong gia đình… Trong câu chuyện người Samariatno nhân hậu, tôi chắc chắn là ông Do Thái đã được cứu giúp thay đổi. Như vậy, trước hết cần phải có một kinh nghiệm, nhưng cũng cần một sự cảm thông, hay một ý thức rằng nhân loại tiến triển, rằng thật là quan trọng khám phá ra rằng mỗi một nhân vị là người anh em của tôi. Ngày nay tôi nhận thấy có một chuyển động trong hướng này.
(Oss. Rom 30-12-2017)
Linh Tiến Khải