29/11/2024

Chúa là mùa xuân sung mãn cho người nghèo

Lòng Chúa xót thương có giúp ta chạnh lòng đến những cảnh đời nghèo khó quanh ta? Không gì khổ bằng những ngày lễ tết mà thiếu trước hụt sau, con kêu, nợ đòi… Khi ấy, chỉ còn có Chúa Xuân là nguồn an ủi, khỏa lấp đi nỗi thiếu vắng cả về thể chất và tâm hồn của người nghèo.

 n về trong năm Lòng Chúa thương xót, lòng tự hỏi có làm ta suy nghĩ gì hơn những mùa xuân khác trước đây? Xuân là mùa của tết nhất và lễ hội, vui vẻ nhộn nhịp cùng với tiêu hao tốn kém. Như thế có lẽ nó phù hợp với những người lắm bạc nhiều tiền. Còn người nghèo thì sao ? Túng thiếu thì quanh năm, nhưng vào dịp lễ tết thì càng thấy tủi phận hơn. 

Lòng Chúa xót thương có giúp ta chạnh lòng đến những cảnh đời nghèo khó quanh ta? Không gì khbằng những ngày lễ tết mà thiếu trước hụt sau, con kêu, nợ đòi. Nhìn thấy thiên hạ se sua mua sắm, nhà cửa khang trang, ăn nhậu rôm rả,… mà nhà mình còn đang đôn đáo vì cơm áo, gạo rau, còn đang mun lẩn trốn vì con réo nợ đòi, thì còn gì cực hơn…!  Sự quan tâm của mọi người xung quanh có chăng cũng chỉ an ủi được phần nào. Tệ nht là khi bị mi người bỏ rơi, không ai thèm để mắt tới. Khi ấy, chcòn có Chúa Xuân là ngun an i, kha lp đi nỗi thiếu vắng cả về thể cht và tâm hn ca người nghèo.

Cảnh nghèo trong xã hội

Cảnh nghèo là một nỗi ám ảnh thường trực nhiều người. Ai cũng sợ nghèo đói. Nhiều người sống, cố gắng học tp và làm vic cũng chỉ vì để kiếm sống, để thoát nghèo, và nếu làm giàu được thì đúng là đạt được mc đích ln ở đời. Không chỉ có hc tp và làm vic, người ta còn dùng nhiu biện pháp khác để kiếm sống, để làm giàu, không loại trừ những hành vi gian dối, la gt lấy trộm ca người khác, lấy trộm ca chung. Thậm chí nhiều người bán rẻ cả nhân cách, cả thân mình cũng chỉ vì muốn thoát nghèo và trở nên giàu có.

Cũng tại nghèo thì hay đi với hèn. Chả được mấy ai nghèo mà vẫn còn được thanh cao, trọng vọng. Người đời thì vẫn thường “trọng phú khinh bần”, nhìn người nghèo bằng nửa con mắt. Dân gian có rất nhiu câu ca dao, thành ngữ nói về cái sự xum xuê khi giàu có, và sự bạc bẽo khi nghèo khó:
“Khó khăn ở bên túp lều,
Bà cô ông cậu chẳng lời hỏi sao.
Giàu sang ở bên nước nào,
Hùm tha rắn cn chy vào cho mau

 (ca dao)
“Bần cư trung thị vô nhân vấn, phú tại sơn lâm hữu khách tầm” (nghĩa là: nghèo khó có ở giữa đô thị cũng chẳng ai hi han, mà giàu có thì ở rừng núi cũng có người tìm đến)

“Còn bạc còn tiền, còn đệ tử; hết cơm hết rượu, hết ông tôi”  (Nguyễn Bỉnh Khiêm – Thói đời)

thế cho nên, chẳng ai muốn mình nghèo hèn cả, bằng mọi giá phải làm giàu thôi. Xét theo sự đời xem ra rất là bạc bẽo như vậy. Thế nhưng, vẫn còn cái cách nhìn nhận khác.

Người nghèo với  Nước Chúa

Ngay từ khi sinh ra làm người, Thiên Chúa đã chọn cảnh nghèo. Và trong sut thi gian sng ti thế, Chúa cũng chn lối sống bình dân, thm chí thanh bần. Mặc dù Ngài có thừa quyền năng để tạo lập cho mình lối sống giàu sang và danh giá bậc nhất ở trần gian.

Ta không biết được chính xác ý của Thiên Chúa tại sao lại chn như vậy. Nhưng khi Ngài chọn sống như thế, thì ảnh hưởng của việc chọn lựa và lối sống ấy có c dụng an ủi và nâng đỡ được người nghèo. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người, cả người giàu lẫn người nghèo. Nhưng phi chăng, người nghèo đã chịu thit thòi cả về tinh thn lẫn vật chất, nên Chúa chọn nâng đỡ họ hơn, và họ cũng là người cần Chúa hơn? 

Chính Chúa đã có lần lý luận rằng “Người đau yếu thì mới cần đến thầy thuốc” (Mt 2,16). Có thể suy ra rộng ra, người nghèo mới trông chờ vào sự đáp ứng của Chúa hơn, vì họ thiếu thốn và đói khát cả vật cht ln tinh thần. Vào giai đoạn khởi đầu sứ vụ công khai, có lần Chúa Giê-su vào hội đường, người ta đưa Sách Thánh cho Chúa, Ngài mở ra và nhằm ngay đoạn “Thánh Thn Chúa ng trên tôi, vì Chúa đã xc du tn phong tôi, sai tôi đi loan báo Tin Mng cho k nghèo hèn, băng bó nhng tm lòng tan nát…” (Lc 4, 18 – 19). Và khi đọc xong Chúa xác nhận “Hôm nay đã ng nghim li Kinh Thánh mà quý v va nghe” (Lc 4, 20). Rõ ràng Chúa muốn xác nhn chính Ngài là Đấng được xức dầu, tấn phong và sai đến, đồng thời Tin Mừng Ngài loan báo ưu tiên cho người nghèo và người đau khổ…

Xin mở ngoặc: Người nghèo theo nghĩa của Kinh Thánh, có lẽ bao gồm tất cả những ai có tâm hồn nghèo khó, khao khát điều công chính. Và có lẽ mọi con người trên hành tinh này, dù có ai đi nữa, thì cũng là người nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần so với Thiên Chúa, Đấng là chủ vũ trụ, vô cùng giàu sang và tốt lành, thánh thiện. Phạm vi bài này, chỉ bàn đến những người nghèo theo nghĩa thông thường, tức nghèo cả tinh thần lẫn vật chất.

Nội dung của Tin Mng Chúa Giêsu loan báo là nói về Nước Thiên Chúa. Nước ấy có Thiên Chúa là Cha quyn năng, nhân tvà đầy lòng xót thương. Ở Nước ấy mọi người đều sống trong bình đẳng, tự do, yêu thương và hạnh phúc. Và thật hạnh phúc cho người nghèo, vì họ được Chúa chọn ưu tiên đón nhận Nước ấy. Thật là điều vui mừng vi nhng con người bị người đời khinh chê, nhưng Thiên Chúa lại coi trọng. Họ có thể không có cơ hội đón nhn những ngày xuân và lễ tết sung túc, nhưng Thiên Chúa đã trao cho họ mùa xuân vĩnh cửu và sung mãn hơn nhiều.

Thiên Chúa muốn tất cả mọi người sống giàu có

Thiên Chúa yêu thương và ưu tiên người nghèo, có lẽ không có nghĩa là Ngài muốn mọi người chúng ta phải sống nghèo. Ngài là Cha yêu thương, có tất cả mọi sự và giàu có tột bậc, thì đương nhiên Ngài cũng mun cho mọi người chúng ta, là con cái Ngài, được sống trong sự sung túc, giàu có, như chính Chúa Giêsu đã khẳng định: “Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).

Chính Thiên Chúa đã sinh ra loài người chúng ta là xác hồn, một thể thống nhất. Nghĩa là chúng ta được gọi là người vì có đủ hai phần xác và hồn hợp nhất với nhau, không thể tách rời, nếu thiếu một trong hai thì không còn được gọi là người. Con người được Thiên Chúa tạo dựng thành một thể thống nht ca xác và hn. “Hồn bất tử và thiêng liêng là nguyên lý thống nhất ca con người, làm con người hiện hữu như một tổng thể – một đơn vị duy nhất gồm xác và hồn – và như một ngôi vị” (xem TLHTXHCG số 127). Cho nên, khi Thiên Chúa yêu thương loài người, Ngài cũng yêu thương cả xác và hồn ca chúng ta. Ngài muốn chúng ta được vui thỏa và hạnh phúc cả xác lẫn hồn.

Như thế, rõ ràng Thiên Chúa không muốn chúng ta phải sống cảnh nghèo khó hay đau khổ về mặt thân xác. Ngài muốn một tâm hồn bình an và vui tươi trong một thân xác an toàn và mạnh khỏe, như câu thành ngữ Latinh Mens sana in corpore sano” (Một tâm hồn lành mạnh trong một thân thể khỏe mạnh). Vậy chắc hẳn Thiên Chúa vn khuyến khích chúng ta làm giàu và sng di dào, sung túc. Tuy nhiên, vic làm giàu y đương nhiên phải theo luật Chúa: lương thiện, ngay lành,  trong tình liên đới với tha nhân và nhất là với một tình yêu phquát.

Ngày Xuân, lòng ta thường nghĩ về nguồn ci, nghĩ đến bà con làng xóm, nghĩ về tình người nhiều hơn. Có lẽ, chúng ta cần học với Chúa, Đấng giàu lòng thương xót, để cũng chạnh lòng thương đến những anh chị em nghèo khổ, những cảnh đời kém may mắn quanh ta. Chỉ có Chúa mới là nguồn an ủi cho mi người và đặc biệt cho người nghèo. Cho nên, chỉ có mang ly tinh thần, tấm lòng và tình yêu ca Chúa, chúng ta mới thực sự là sứ giả Tin Mừng, là cánh tay nối dài của Ngài để mang đến sự sẻ chia, an ủi và giúp đỡ đầy đủ cho người nghèo.

TÍN THÀNH

Nguồn: Tập san GHXHCG số 23