29/11/2024

Sắp ứng dụng công nghệ tương tác thông minh của sinh viên tại các bảo tàng

Công trình 5 năm nghiên cứu của nhóm đang được UBND TP.HCM chọn để triển khai vào thực tế tại các bảo tàng.

 

Sắp ứng dụng công nghệ tương tác thông minh của sinh viên tại các bảo tàng

Công trình 5 năm nghiên cứu của nhóm đang được UBND TP.HCM chọn để triển khai vào thực tế tại các bảo tàng.




Nhóm tác giả của dự án Bảo tàng tương tác thông minh (từ trái sang: Trần Ngọc Đạt Thành, Phạm Việt Khôi và Nguyễn Hải Đăng)
 /// Ảnh: Nữ Vương

Nhóm tác giả của dự án Bảo tàng tương tác thông minh (từ trái sang: Trần Ngọc Đạt Thành, Phạm Việt Khôi và Nguyễn Hải Đăng)ẢNH: NỮ VƯƠNG

Đây là dự án sử dụng những ứng dụng công nghệ thông tin của sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM để xây dựng các bảo tàng tương tác thông minh.
Xuất phát từ cơ hội được đi tham quan các bảo tàng ở nước ngoài (Nhật, Mỹ), các thành viên trong nhóm đã được chứng kiến khả năng áp dụng công nghệ cao vào các bảo tàng ở nước ngoài.
Sắp ứng dụng công nghệ tương tác thông minh của sinh viên tại các bảo tàng  - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Trồng rau bằng… smartphone

Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh kết nối internet, việc trồng rau sạch trong nhà trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. 
“Các kỹ thuật, công nghệ hiện đại đã góp phần mang lại cho du khách tham quan những trải nghiệm hấp dẫn. Các thành viên trong nhóm đã tạo ra một hệ thống mang lại cảm giác thú vị cho du khách khi tham quan bảo tàng ở VN”, Phạm Việt Khôi, thành viên nhóm, nói.
Về hệ thống tương tác thông minh, nhóm Khôi sử dụng một camera hồng ngoại (Microsoft Kinect), tấm bảng kiếng, máy chiếu và một máy tính để điều khiển.
“Từ một tấm bảng bình thường, nhóm có thể kết hợp với camera hồng ngoại và thuật toán của nhóm để biến tấm bảng thành một bảng có chức năng cảm ứng như màn hình smartphone. Sau khi đã có màn hình cảm ứng, nhóm sẽ dùng máy chiếu để trình bày ứng dụng video lên màn hình cảm ứng. Từ đó, người dùng có thể dùng tay để tương tác trực tiếp với các đối tượng trong video”, Khôi phân tích.
Sắp ứng dụng công nghệ tương tác thông minh của sinh viên tại các bảo tàng  - ảnh 2

Đưa điện thoại đến trước hiện vật thì thông tin chi tiết (dạng chữ và video) của hiện vật đó sẽ hiện lên

 
Hệ thống này sẽ mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách khi tham quan bảo tàng. Du khách có thể tương tác trực tiếp với các hiện vật được thể hiện trên màn hình của hệ thống. Thay vì chỉ có thể đọc được những dòng chữ cố định đặt bên cạnh hiện vật, du khách có thể vừa xem video về hiện vật vừa dùng tay chạm lên các hiện vật để xem thông tin chi tiết hơn về các hiện vật đó.
Bên cạnh đó còn có sản phẩm hỗ trợ của nhóm Trần Ngọc Đạt Thành bằng cách thể hiện thông tin tăng cường. “Với ứng dụng này, du khách có thể xem thêm thông tin tăng cường khi đưa camera trên các thiết bị di động vào các bức ảnh, hiện vật được trưng bày ở bảo tàng. Thông tin ngoài dạng chữ, hình ảnh còn có video, cho phép vào một trang thông tin khác trên mạng để xem cụ thể hơn về các bức ảnh, các hiện vật và liên lạc, đăng ký tham quan trực tuyến. Tính năng được triển khai hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau”, Thành tự hào.
Ngoài việc tra cứu thông tin, du khách còn có thể tương tác với các hiện vật thông qua mô hình ảo 3 chiều. “Ưu điểm của mô hình này như một bảo tàng lưu động, hiện vật ảo có thể mang đến nhiều nơi mà không cần vận chuyển hiện vật gốc. Mô hình này phục vụ nhu cầu tìm hiểu, học tập cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện trực tiếp đến bảo tàng để tham quan”, PGS-TS Trần Minh Triết, Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cho biết.
Tại buổi làm việc của UBND TP.HCM với các sở, ngành và nhóm sinh viên thuộc Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM vào đầu tháng 1 vừa qua, ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó chủ tịch UBND TP đã hoan nghênh sản phẩm của các nhóm tác giả, và nhấn mạnh, dự án bảo tàng tương tác thông minh là một hoạt động du lịch của thành phố. Việc sử dụng những ứng dụng công nghệ hiện đại nhất nhằm đưa những sản phẩm du lịch của thành phố ngày càng phát triển một cách có chiều sâu và chất lượng. Giai đoạn đầu sẽ triển khai trên hai bảo tàng là Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ và Khu di tích địa đạo Củ Chi. Đến cuối năm 2017, dự án sẽ được triển khai đến tất cả bảo tàng, di tích văn hoá, lịch sử trên địa bàn thành phố.
Sản phẩm của những chàng trai tài năng

Ngoài dự án Bảo tàng tương tác thông minh, nhóm của Khôi cũng sáng tạo ứng dụng hỗ trợ người dùng đi xe buýt với tên gọi BusMap – Xe buýt thành phố. BusMap là ứng dụng phi lợi nhuận đầu tiên và duy nhất hỗ trợ tìm kiếm đường đi bằng xe buýt mà không cần kết nối internet.

“Đây là phần mềm đa nền tảng, chạy trên smartphone (hỗ trợ các hệ điều hành Android, WindowsPhone, iOS) và web. BusMap hỗ trợ người đi xe buýt với nhiều tính năng nổi bật như: Tìm kiếm đường đi thông minh, tra cứu thông tin xe buýt, xem thời gian chờ xe buýt theo thời gian thực. Theo đó, vị trí của các xe buýt sẽ được hiển thị trực tiếp trên bản đồ để dễ dàng theo dõi lộ trình, đón xe hoặc ghé trạm…”, Nguyễn Hải Đăng – thành viên nhóm của Khôi, chia sẻ.
Bên cạnh sản phẩm của nhóm Khôi, nhóm của Thành cũng nghiên cứu rất nhiều sản phẩm mang tính ứng dụng cao. Có thể kể đến “Hệ thống kể chuyện em nghe”, cung cấp môi trường thực tại ảo hỗ trợ tương tác giữa các bé với phụ huynh, thầy cô khi kể các câu chuyện cổ tích. Khi người lớn kể chuyện, từng sự vật sự việc trong câu chuyện sẽ hiện lên trên môi trường thực tại ảo giúp các bé tiếp cận thông tin sống động hơn. Ứng dụng còn cho phép người dùng có thể kể chuyện ở bất cứ đâu. Chính vì thế sẽ giúp các bậc phụ huynh tiện chăm sóc, gần gũi con mình trong lúc đi công tác xa nhà…

 

Nữ Vương