Giáo hội Myanmar dấn thân xây dựng hoà bình quốc gia
Trong các ngày vừa qua Giáo hội Myanmar đã phát động chiến dịch “Năm Hoà Bình 2017” và kêu gọi mọi tôn giáo và chủng tộc toàn nước hiệp nhất thực hiện dự án này. Trong thông cáo phổ biến nhân dịp này ĐHY Charles Maung Bo, TGM Yangoon, viết: “Đã đến lúc mọi tôn giáo và nhóm chủng tộc chúng ta phải hiệp nhất để làm cho năm 2017 trở thành Năm Hoà Bình.
Giáo hội Myanmar dấn thân xây dựng hoà bình quốc gia
Trong các ngày vừa qua Giáo hội Myanmar đã phát động chiến dịch “Năm Hoà Bình 2017” và kêu gọi mọi tôn giáo và chủng tộc toàn nước hiệp nhất thực hiện dự án này. Trong thông cáo phổ biến nhân dịp này ĐHY Charles Maung Bo, TGM Yangoon, viết: “Đã đến lúc mọi tôn giáo và nhóm chủng tộc chúng ta phải hiệp nhất để làm cho năm 2017 trở thành Năm Hoà Bình. Hoà bình là điều có thể thực hiện được qua công lý. Hoà bình là điều có thể thực hiện được qua thương thuyết. Chúng tôi kêu gọi mọi tôn giáo coi ngày mồng 1 tháng giêng năm 2017 như “ngày ăn chay cầu nguyện cho hoà bình”. Chúng ta hãy làm sao để tất cả mọi người lui tới các tu viện, nhà thờ, chùa chiền và đền thờ Hồi giáo của chúng ta mang các băng rôn và cờ có viết câu “Chấm dứt mọi cuộc chiến”. Chúng ta hãy tìm sống ngày cầu nguyện và ăn chay này cho hoà bình, để thay đổi con tim của tất cả mọi người. Cần chấm dứt các cuộc chiến đang xảy ra tại Myanmar và biến năm 2017 trở thành Năm Hoà Bình. Anh chị em Myanmar thân mến, chúng ta tất cả sẽ nói “năm mới hạnh phúc”. Hằng năm chúng ta chào nhau với sứ điệp ấy. Nhưng thật ra không có hạnh phúc trong nhiều phần đất của quốc gia này. Chiến tranh tiếp diễn tại nhiều nơi. Lại nữa còn có hơn 200.000 người di tản phải sống trong các trại tị nạn, sẽ không có một năm hạnh phúc. Chiến tranh bắt đầu từ 60 năm qua vẫn còn tàn phá. Nước Camphuchia đã giải quyết các xung khắc của họ, nước Việt Nam đã giải quyết các chiến cuộc của họ. Các quốc gia láng giềng đang trên đường tiến tới hoà bình và thịnh vượng. Nhưng tại Myanmar, chúng ta còn bị cuốn hút vào một cuộc chiến không thể thắng được. Nhân dân hấp hối và bị bó buộc tản cư là các hậu quả duy nhất của bạo lực. Đa số dân thinh lặng của Myanmar đã chỉ là khán giả của một cuôc chiến kinh niên. Giờ đây chúng ta tất cả hãy hiệp nhất với nhau, để xây dựng một nền hoà bình đích thực.
Như đã biết, các xung khắc lại tái bùng nổ giữa các nhóm sắc tộc thiểu số và quân đội chính phủ trong các tiểu bang Kachin và Karen, cũng như các bạo lực tái phát trong tiểu bang Arakan, sau hội nghị toàn quốc về các sắc dân thiểu số do chính quyền triệu tập hồi tháng 9 năm nay.
Tình hình này đã khiến cho ĐHY Charles Bo âu lo đưa ra lời kêu gọi nhân dân toàn nước. ĐHY viết trong lời hiệu triệu: “Cách đây mấy tháng Myanmar đã chiếu sáng như một thành phố ở trên núi cao. Lần đầu tiên trong trong 50 năm qua tất cả mọi phe phái liên luỵ trong cuộc xung đột đã tụ họp nhau trong hội nghị hoà bình gọi là “Hội nghị Panglong của thế kỷ 21”. Thế giới đã vui mừng vì các niềm hy vọng hoà bình, và Giáo hội Myanmar đã nồng nhiệt tiếp đón hội nghị này. Nhưng các biến cố mới đây đã dấy lên nhiều âu lo: người ta sợ rằng đây có thể là một bình minh giả. Chúng tôi rất âu lo bởi vì cuộc xung đột đã bùng nổ ngay sau hội nghị. Người ta gây chiến vì hoà bình hay sao? Chiến tranh cho hoà bình là một ảo tưởng. Nếu quân đội theo đuổi xung khắc nhằm mục đích làm suy yếu các nhóm vũ trang, thì có cái gì trong đầu óc của các tướng lãnh? Và có cái gì trong đầu óc của các người lãnh đạo các nhóm vũ trang?”
** Trong lời kêu gọi, ĐHY Bo nhắc tới thảm cảnh của hàng chục ngàn người tản cư tị nạn, các phụ nữ và trẻ em bị đói khát. Đây là điều không thể chấp nhận được. ĐHY yêu cầu phải để cho các tổ chức cứu trợ nhân đạo đem phẩm vật cứu trợ tới cho các nạn nhân ngay lập tức. ĐHY viết trong lời hiệu triệu: “Chúng tôi khích lệ tất cả các nhóm trở lại với hoà bình trong tinh thần của cuộc gặp gỡ và thương thuyết. Chỉ có một con đường của tự do cho quốc gia, và hoà bình chính là con đường đó. Thời gian cho các giải pháp bạo lực đã chấm dứt rồi. Chúng ta là một quốc gia dân chủ. Tại sao lại còn có chiến tranh? Myanmar là một vùng đất thánh thiêng, nơi niềm tin tôn giáo vẫn là ánh đèn pha cho tất cả mọi người. Quốc gia này được xây dựng trên các nền tảng tôn giáo. Vì thế, để yểm trợ hoà bình cần phải lôi cuốn các vị lãnh đạo tôn giáo như là phần hoạt động của mọi sáng kiến hoà bình. Phải coi các vị như là những người tạo thuận tiện và dễ dãi cho hoà bình trên bình diện của các cộng đoàn. Về phía các giám mục Công giáo, chúng tôi sẵn sàng thăng tiến hoạt động thương thuyết, hoà bình và giải quyết các xung khắc qua đối thoại hoà bình. Xin hãy để cho cuộc hành hương hoà bình đã bắt đầu với Hội nghị Panglong tiếp tục!”
Trong một thông cáo chung truớc đó, các vị lãnh đạo mọi tôn giáo tại Myanmar, trong đó có ĐHY Charles Bo, TGM Yangoon, cũng khẳng định rằng hoà bình là thiện ích tối cao cho mọi người dân và cho mọi cộng đoàn tại Myanmar. Thông cáo có đoạn viết: “Chúng tôi, đại diên của mọi tôn giáo tại Myanmar, chúng tôi hướng lời kêu gọi tới các vị lãnh đạo chính trị, các vị chỉ huy quân sự và các nhóm vũ trang, để họ tìm ra con đường hoà giải và hoà bình như thiện ích chung của toàn dân. Chúng tôi âu lo vì các đụng độ mới trong cuộc nội chiến giữa các nhóm vũ trang của các sắc dân thiểu số và lực lượng quân đội xảy ra trong các tiểu bang Kachin và Karen, cũng như các bạo lực đối với thiếu số hồi giáo của người Rohingya trong tiểu bang Arakan, bùng nổ sau hội nghị quốc gia về các sắc tộc thiểu số do chính quyền triệu tập hồi tháng 9 năm nay. Nền dân chủ mới bắt đầu. Chúng ta đã có một Hội nghị Panglong mới, với sự tham dự của tất cả các nhóm thiểu số. Đất nước chúng ta được thế giới ve vãn. Hàng triệu du khách đến viếng thăm quốc gia này. Chúng ta đã có các cuộc bầu cử hoà bình, chúng ta có một Quốc hội hợp pháp. Tổng thống Daw Su lãnh đạo quốc gia với sự khôn ngoan và tin tưởng. Các giấc mơ của chúng ta đang từ từ trở thành thực tại. Chúng tôi đánh giá rất cao tất cả những người đã hoạt động cho điều này. Tuy nhiên, vẫn còn có những khía cạnh tiêu cực. Ám ảnh chiến tranh vẫn tiếp tục. Hơn 200.000 người đã phải tản cư trong nội địa. Có các xung khắc mới thêm vào các xung khắc cũ. Với sự hiện diện của người tỵ nạn tệ nạn buôn người cũng lan tràn, hiện tượng nghiên ngập ma tuý và bạo lực có nguy sơ bùng nổ trong các cộng đoàn. Các xung khắc nội bộ đã gây ra biết bao nhiêu đau khổ triền miên cho hàng chục ngàn người, làm nản lòng việc phát triển nhân bản và gây ra các oán hờn lớn hơn.”
** Trong thông cáo chung, các vị lãnh đạo tôn giáo tại Myanmar cũng nhắc tới công lao của tướng Aung San, hồi năm 1947 là Thủ tướng đầu tiền của quốc gia, và là người đã nhìn xa thấy rộng, lôi cuốn mọi người vào cuốc đối thoại, bằng cách thăm dò trước các yếu tố thoả hiệp và bỏ ra một bên các tranh chấp, qua một giải pháp liên bang. Thông cáo của các vị lãnh đạo tôn giáo Myanamar viết tiếp: “Chúng tôi kêu gọi tất cả quý vị, giới lãnh đạo Liên minh Quốc gia Dân chủ, các tướng lãnh quân sự, các thủ lĩnh của các nhóm vũ trang, các đảng phái chính trị sắc tộc, và các nhóm xã hội dân sự, cùng nhau nghiên cứu một nền chính trị chung giúp giải quyết các xung đột. Chúng tôi mời gọi tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo hãy là các dụng cụ của hoà bình. Myanmar ngày nay chỉ cần một tôn giáo mà thôi: đó là hoà bình, đó là tôn giáo chung của chúng ta. Chúng ta là anh chị em với nhau. Cần phải chấm dứt chiến tranh và xây dựng hoà bình và công lý cho tất cả mọi nguời.”
Trong các ngày qua, tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh Quân đội Myanmar, cũng đã kêu gọi các nhóm sắc tộc thiểu số buông khí giới, và ký nhận một thoả hiệp ngưng bắn trên bình diện toàn quốc, trước khi có các cuộc thương thuyết chính trị. Tướng Hlaing đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong một buổi lễ diễn ra tại Naypyitaw, một năm sau vụ ký kết thoả hiệp giữa 8 nhóm vũ trang. Ông đã hướng lời kêu gọi tới hai sắc tộc Kachin và Wa, là hai nhóm đã không ký kết thoả hiệp và nói: “Tôi xin tất cả mọi nhóm tham dự vào việc thực thi ngưng bắn, và nghĩ tới các thế hệ tương lai.” Trong giai đoạn này chính quyền Myanmar, do Liên minh Quốc gia Dân chủ lãnh đạo, đã định nghĩa tiến trình hoà bình như là “ưu tiên tuyệt đối”. Chính vì thế tướng Hlaing kêu gọi các nhóm “đừng phí phạm thời giờ”, nhưng hãy bắt tay vào việc tái xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau giữa các nhóm vũ trang và lực lượng chính phủ. Đòi các quyền lợi với vũ khí trong tay là trái với dân chủ, và có thể gây thiệt hại cho tiến trình hoà bình.
Như đã biết, hồi đầu tháng 9 năm nay, Hội nghị Panglong đã diễn ra tại Naypyitaw với sự tham dự của các sắc tộc. Tuy đã không kết thúc với cuộc ngưng bắn, nhưng hội nghị đã bắt đầu tiến trình soạn thảo một bản đồ tiến tới hoà bình trong vòng 6 tháng. Các nhóm sắc tộc thiểu số được các Giáo hội và các tổ chức dân sự ủng hộ, yêu cầu quân đội đừng có các cuộc tấn công mới trong các vùng có xung đột, và đừng có các hành động lạm dụng chống lại người dân các sắc tộc trong thời gian này.
** Các căng thẳng trong tiểu bang Rakhine đã bắt đầu hồi năm 2012 khi xảy ra các vụ đụng độ bạo lực giữa đa số dân theo Phật giáo và các người Rohingya theo Hồi giáo, và bị coi là “các người Bangale bất hợp pháp”, vì họ từ Bangladesh qua. Liên Hiệp Quốc cho biết có khoảng 30.000 người hầu hết theo Hồi giáo thuộc sắc tộc Rohingya. Hiện có hơn 70.000 người cần được trợ giúp thực phẩm khẩn cấp. Theo tin của các tổ chức quốc tế, kể từ khi trợ giúp nhân đạo bị cắt, có từ 30 tới 50% trên 3.000 trẻ em bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng, và có nguy cơ chết đói trong thời gian ngắn. Bạo lực leo thang lần cuối vào tháng 10 năm nay, khi hàng trăm người Rohingya vũ trang bằng dao rựa, gậy gộc và nỏ đã tấn công 3 đồn an ninh. Chính quyền xác nhận là đã có khoảng 100 người thiệt mạng. Hồi hạ tuần tháng 11 vừa qua chính quyền đã sử dụng trực thăng chiến đấu chống lại những người nổi loạn. Rất nhiều người Rohingya trong tiểu bang Rakhine và cả các tín hữu Phật giáo đã hoảng loạn. Trong vùng xung khắc, nơi có ít kiểm soát, cũng xảy ra các vụ vi phạm quyền con người, vì quân đội không có khả năng bảo vệ dân chúng, đặc biệt trong vùng miền nam tiểu bang Rakhine. Các hình ảnh chụp từ trên vệ tinh do tổ chức “Trông chừng Nhân quyền” phổ biến cho thấy có hơn 1.000 căn nhà của người Rohingya bị đốt cháy bình địa. Các người hoạt động bảo vệ nhân quyền Rohingya tuyên bố chính quân đội đã châm lửa đốt nhà của dân.
Trong khi đó Tổ chức Nhi đồng Quốc tế của Liên Hiệp Quốc tiếp tục chương trình hồi phục các trẻ em chiến binh tại Myanmar. Không ai biết chắc chắn có bao nhiều trẻ em chiến bình đã bị quân đội tuyển mộ. Theo Tổ chức Liên Hiệp Quốc, từ nhiều thập niên qua, ngoài quân đội chính phủ, 7 nhóm sắc tộc vũ trang cũng tuyển mộ các bính sĩ trẻ em cho các cuộc nội chiến. Nhờ chương trình hồi phục này trong năm 2012, đã có 800 trẻ em chiến binh trở về cuộc sống dân sự. Tuy nhiên, việc hội nhập các em gặp nhiều khó khăn, mặc dù có chương trình giáo dục và trợ giúp. Đa số các em thuộc các gia đình nông dân nghèo và bỏ vùng quê lên các thành phố lớn như Rangoon và Mandalay, là hai thành phố chính của Myanmar, nơi các kẻ tuyển mộ chiến binh trẻ em công khai hoạt động tại các nơi công cộng. Các phương pháp cổ điển đi từ đe doạ tới việc cám dỗ dùng ma tuý hay hứa hẹn cho công ăn việc làm được trả lương cao. Theo các chuyên viên, hiện tượng tuyển mộ trẻ em chiến binh này không thuyên giảm, và các trẻ em tiếp tục là nạn nhân của tệ nạn này. Lực lượng quân đội Myanmar cũng có tên gọi là Tatmadaw, gặp khó khăn trong việc tuyển mộ binh sĩ, nên lợi dụng các trẻ em vốn dễ bị tổn thương và biến các em trở thành chiến binh.
Như đã biết, các xung khắc lại tái bùng nổ giữa các nhóm sắc tộc thiểu số và quân đội chính phủ trong các tiểu bang Kachin và Karen, cũng như các bạo lực tái phát trong tiểu bang Arakan, sau hội nghị toàn quốc về các sắc dân thiểu số do chính quyền triệu tập hồi tháng 9 năm nay.
Tình hình này đã khiến cho ĐHY Charles Bo âu lo đưa ra lời kêu gọi nhân dân toàn nước. ĐHY viết trong lời hiệu triệu: “Cách đây mấy tháng Myanmar đã chiếu sáng như một thành phố ở trên núi cao. Lần đầu tiên trong trong 50 năm qua tất cả mọi phe phái liên luỵ trong cuộc xung đột đã tụ họp nhau trong hội nghị hoà bình gọi là “Hội nghị Panglong của thế kỷ 21”. Thế giới đã vui mừng vì các niềm hy vọng hoà bình, và Giáo hội Myanmar đã nồng nhiệt tiếp đón hội nghị này. Nhưng các biến cố mới đây đã dấy lên nhiều âu lo: người ta sợ rằng đây có thể là một bình minh giả. Chúng tôi rất âu lo bởi vì cuộc xung đột đã bùng nổ ngay sau hội nghị. Người ta gây chiến vì hoà bình hay sao? Chiến tranh cho hoà bình là một ảo tưởng. Nếu quân đội theo đuổi xung khắc nhằm mục đích làm suy yếu các nhóm vũ trang, thì có cái gì trong đầu óc của các tướng lãnh? Và có cái gì trong đầu óc của các người lãnh đạo các nhóm vũ trang?”
** Trong lời kêu gọi, ĐHY Bo nhắc tới thảm cảnh của hàng chục ngàn người tản cư tị nạn, các phụ nữ và trẻ em bị đói khát. Đây là điều không thể chấp nhận được. ĐHY yêu cầu phải để cho các tổ chức cứu trợ nhân đạo đem phẩm vật cứu trợ tới cho các nạn nhân ngay lập tức. ĐHY viết trong lời hiệu triệu: “Chúng tôi khích lệ tất cả các nhóm trở lại với hoà bình trong tinh thần của cuộc gặp gỡ và thương thuyết. Chỉ có một con đường của tự do cho quốc gia, và hoà bình chính là con đường đó. Thời gian cho các giải pháp bạo lực đã chấm dứt rồi. Chúng ta là một quốc gia dân chủ. Tại sao lại còn có chiến tranh? Myanmar là một vùng đất thánh thiêng, nơi niềm tin tôn giáo vẫn là ánh đèn pha cho tất cả mọi người. Quốc gia này được xây dựng trên các nền tảng tôn giáo. Vì thế, để yểm trợ hoà bình cần phải lôi cuốn các vị lãnh đạo tôn giáo như là phần hoạt động của mọi sáng kiến hoà bình. Phải coi các vị như là những người tạo thuận tiện và dễ dãi cho hoà bình trên bình diện của các cộng đoàn. Về phía các giám mục Công giáo, chúng tôi sẵn sàng thăng tiến hoạt động thương thuyết, hoà bình và giải quyết các xung khắc qua đối thoại hoà bình. Xin hãy để cho cuộc hành hương hoà bình đã bắt đầu với Hội nghị Panglong tiếp tục!”
Trong một thông cáo chung truớc đó, các vị lãnh đạo mọi tôn giáo tại Myanmar, trong đó có ĐHY Charles Bo, TGM Yangoon, cũng khẳng định rằng hoà bình là thiện ích tối cao cho mọi người dân và cho mọi cộng đoàn tại Myanmar. Thông cáo có đoạn viết: “Chúng tôi, đại diên của mọi tôn giáo tại Myanmar, chúng tôi hướng lời kêu gọi tới các vị lãnh đạo chính trị, các vị chỉ huy quân sự và các nhóm vũ trang, để họ tìm ra con đường hoà giải và hoà bình như thiện ích chung của toàn dân. Chúng tôi âu lo vì các đụng độ mới trong cuộc nội chiến giữa các nhóm vũ trang của các sắc dân thiểu số và lực lượng quân đội xảy ra trong các tiểu bang Kachin và Karen, cũng như các bạo lực đối với thiếu số hồi giáo của người Rohingya trong tiểu bang Arakan, bùng nổ sau hội nghị quốc gia về các sắc tộc thiểu số do chính quyền triệu tập hồi tháng 9 năm nay. Nền dân chủ mới bắt đầu. Chúng ta đã có một Hội nghị Panglong mới, với sự tham dự của tất cả các nhóm thiểu số. Đất nước chúng ta được thế giới ve vãn. Hàng triệu du khách đến viếng thăm quốc gia này. Chúng ta đã có các cuộc bầu cử hoà bình, chúng ta có một Quốc hội hợp pháp. Tổng thống Daw Su lãnh đạo quốc gia với sự khôn ngoan và tin tưởng. Các giấc mơ của chúng ta đang từ từ trở thành thực tại. Chúng tôi đánh giá rất cao tất cả những người đã hoạt động cho điều này. Tuy nhiên, vẫn còn có những khía cạnh tiêu cực. Ám ảnh chiến tranh vẫn tiếp tục. Hơn 200.000 người đã phải tản cư trong nội địa. Có các xung khắc mới thêm vào các xung khắc cũ. Với sự hiện diện của người tỵ nạn tệ nạn buôn người cũng lan tràn, hiện tượng nghiên ngập ma tuý và bạo lực có nguy sơ bùng nổ trong các cộng đoàn. Các xung khắc nội bộ đã gây ra biết bao nhiêu đau khổ triền miên cho hàng chục ngàn người, làm nản lòng việc phát triển nhân bản và gây ra các oán hờn lớn hơn.”
** Trong thông cáo chung, các vị lãnh đạo tôn giáo tại Myanmar cũng nhắc tới công lao của tướng Aung San, hồi năm 1947 là Thủ tướng đầu tiền của quốc gia, và là người đã nhìn xa thấy rộng, lôi cuốn mọi người vào cuốc đối thoại, bằng cách thăm dò trước các yếu tố thoả hiệp và bỏ ra một bên các tranh chấp, qua một giải pháp liên bang. Thông cáo của các vị lãnh đạo tôn giáo Myanamar viết tiếp: “Chúng tôi kêu gọi tất cả quý vị, giới lãnh đạo Liên minh Quốc gia Dân chủ, các tướng lãnh quân sự, các thủ lĩnh của các nhóm vũ trang, các đảng phái chính trị sắc tộc, và các nhóm xã hội dân sự, cùng nhau nghiên cứu một nền chính trị chung giúp giải quyết các xung đột. Chúng tôi mời gọi tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo hãy là các dụng cụ của hoà bình. Myanmar ngày nay chỉ cần một tôn giáo mà thôi: đó là hoà bình, đó là tôn giáo chung của chúng ta. Chúng ta là anh chị em với nhau. Cần phải chấm dứt chiến tranh và xây dựng hoà bình và công lý cho tất cả mọi nguời.”
Trong các ngày qua, tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh Quân đội Myanmar, cũng đã kêu gọi các nhóm sắc tộc thiểu số buông khí giới, và ký nhận một thoả hiệp ngưng bắn trên bình diện toàn quốc, trước khi có các cuộc thương thuyết chính trị. Tướng Hlaing đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong một buổi lễ diễn ra tại Naypyitaw, một năm sau vụ ký kết thoả hiệp giữa 8 nhóm vũ trang. Ông đã hướng lời kêu gọi tới hai sắc tộc Kachin và Wa, là hai nhóm đã không ký kết thoả hiệp và nói: “Tôi xin tất cả mọi nhóm tham dự vào việc thực thi ngưng bắn, và nghĩ tới các thế hệ tương lai.” Trong giai đoạn này chính quyền Myanmar, do Liên minh Quốc gia Dân chủ lãnh đạo, đã định nghĩa tiến trình hoà bình như là “ưu tiên tuyệt đối”. Chính vì thế tướng Hlaing kêu gọi các nhóm “đừng phí phạm thời giờ”, nhưng hãy bắt tay vào việc tái xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau giữa các nhóm vũ trang và lực lượng chính phủ. Đòi các quyền lợi với vũ khí trong tay là trái với dân chủ, và có thể gây thiệt hại cho tiến trình hoà bình.
Như đã biết, hồi đầu tháng 9 năm nay, Hội nghị Panglong đã diễn ra tại Naypyitaw với sự tham dự của các sắc tộc. Tuy đã không kết thúc với cuộc ngưng bắn, nhưng hội nghị đã bắt đầu tiến trình soạn thảo một bản đồ tiến tới hoà bình trong vòng 6 tháng. Các nhóm sắc tộc thiểu số được các Giáo hội và các tổ chức dân sự ủng hộ, yêu cầu quân đội đừng có các cuộc tấn công mới trong các vùng có xung đột, và đừng có các hành động lạm dụng chống lại người dân các sắc tộc trong thời gian này.
** Các căng thẳng trong tiểu bang Rakhine đã bắt đầu hồi năm 2012 khi xảy ra các vụ đụng độ bạo lực giữa đa số dân theo Phật giáo và các người Rohingya theo Hồi giáo, và bị coi là “các người Bangale bất hợp pháp”, vì họ từ Bangladesh qua. Liên Hiệp Quốc cho biết có khoảng 30.000 người hầu hết theo Hồi giáo thuộc sắc tộc Rohingya. Hiện có hơn 70.000 người cần được trợ giúp thực phẩm khẩn cấp. Theo tin của các tổ chức quốc tế, kể từ khi trợ giúp nhân đạo bị cắt, có từ 30 tới 50% trên 3.000 trẻ em bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng, và có nguy cơ chết đói trong thời gian ngắn. Bạo lực leo thang lần cuối vào tháng 10 năm nay, khi hàng trăm người Rohingya vũ trang bằng dao rựa, gậy gộc và nỏ đã tấn công 3 đồn an ninh. Chính quyền xác nhận là đã có khoảng 100 người thiệt mạng. Hồi hạ tuần tháng 11 vừa qua chính quyền đã sử dụng trực thăng chiến đấu chống lại những người nổi loạn. Rất nhiều người Rohingya trong tiểu bang Rakhine và cả các tín hữu Phật giáo đã hoảng loạn. Trong vùng xung khắc, nơi có ít kiểm soát, cũng xảy ra các vụ vi phạm quyền con người, vì quân đội không có khả năng bảo vệ dân chúng, đặc biệt trong vùng miền nam tiểu bang Rakhine. Các hình ảnh chụp từ trên vệ tinh do tổ chức “Trông chừng Nhân quyền” phổ biến cho thấy có hơn 1.000 căn nhà của người Rohingya bị đốt cháy bình địa. Các người hoạt động bảo vệ nhân quyền Rohingya tuyên bố chính quân đội đã châm lửa đốt nhà của dân.
Trong khi đó Tổ chức Nhi đồng Quốc tế của Liên Hiệp Quốc tiếp tục chương trình hồi phục các trẻ em chiến binh tại Myanmar. Không ai biết chắc chắn có bao nhiều trẻ em chiến bình đã bị quân đội tuyển mộ. Theo Tổ chức Liên Hiệp Quốc, từ nhiều thập niên qua, ngoài quân đội chính phủ, 7 nhóm sắc tộc vũ trang cũng tuyển mộ các bính sĩ trẻ em cho các cuộc nội chiến. Nhờ chương trình hồi phục này trong năm 2012, đã có 800 trẻ em chiến binh trở về cuộc sống dân sự. Tuy nhiên, việc hội nhập các em gặp nhiều khó khăn, mặc dù có chương trình giáo dục và trợ giúp. Đa số các em thuộc các gia đình nông dân nghèo và bỏ vùng quê lên các thành phố lớn như Rangoon và Mandalay, là hai thành phố chính của Myanmar, nơi các kẻ tuyển mộ chiến binh trẻ em công khai hoạt động tại các nơi công cộng. Các phương pháp cổ điển đi từ đe doạ tới việc cám dỗ dùng ma tuý hay hứa hẹn cho công ăn việc làm được trả lương cao. Theo các chuyên viên, hiện tượng tuyển mộ trẻ em chiến binh này không thuyên giảm, và các trẻ em tiếp tục là nạn nhân của tệ nạn này. Lực lượng quân đội Myanmar cũng có tên gọi là Tatmadaw, gặp khó khăn trong việc tuyển mộ binh sĩ, nên lợi dụng các trẻ em vốn dễ bị tổn thương và biến các em trở thành chiến binh.
Linh Tiến Khải