Đức Thánh Cha gửi sứ điệp các vị quản lý dòng tu
VATICAN – ĐTC kêu gọi các vị quản lý dòng tu “xét lại kinh tế”, vượt thắng cá nhân chủ nghĩa, và nhắm đến việc phục vụ những thành phần yếu thế trong xã hội.
Đức Thánh Cha gửi sứ điệp các vị quản lý dòng tu
VATICAN – ĐTC kêu gọi các vị quản lý dòng tu “xét lại kinh tế”, vượt thắng cá nhân chủ nghĩa, và nhắm đến việc phục vụ những thành phần yếu thế trong xã hội.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp công bố hôm 26-11-2016 gửi khoảng 1.000 vị quản lý và tổng quản lý của các dòng tu tham dự Hội nghị Quốc tế kỳ II về Kinh tế tại Roma, từ ngày 25 đến 27-11-2016, do Bộ các Dòng tu tổ chức tại Thính đường Giáo hoàng Đại học Antonianum của Dòng Phanxicô ở Roma về đề tài “Trong niềm trung thành với đoàn sủng, xét lại kinh tế của các hội dòng thánh hiến và tu đoàn tông đồ”.
Trong sứ điệp, ĐTC mời gọi các tham dự viên hãy tự hỏi: Cchúng ta có để cho mình bị tiêu chuẩn quỷ quái tìm kiếm lợi lộc hướng dẫn hay không? Ma quỷ thường lẻn vào qua ngả ví tiền hoặc thẻ tín dụng!
Ngài cũng nhắc nhở các vị quản lý hãy theo tiêu chuẩn chính yếu để thẩm định các hoạt động, tiêu chuẩn ấy không phải là lợi nhuận, nhưng là xét xem các hoạt động ấy có đáp ứng đoàn sủng và sứ mạng mà hội dòng được kêu gọi thực hiện nay không.
ĐTC cảnh giác: “Tiêu chuẩn cá nhân chủ nghĩa cũng có thể tấn công các cộng đoàn dòng tu của chúng ta… Chúng ta cũng cần làm gia tăng tăng sự hiệp thông giữa các dòng khác nhau. Ngoài ra, cần đối thoại với Giáo hội địa phương bao nhiêu có thể, để tài sản của Giáo Hội tiếp tục là tài sản của Hội Thánh. Nhất là cần thực hiện một sự phân định bằng cách đi ngược dòng, sử dụng tiền bạc chứ không phải là phục vụ tiền bạc vì bất kỳ lý do gì, kể cả lý do chính đáng và thánh thiêng hơn, vì trong trường hợp như thế tiền bạc trở thành phần của ma quỷ, như các thánh giáo phụ đã nói.”
ĐTC kết luận: “Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi tinh thần công chức và khỏi rơi vào cạm bẫy của tính hà tiện, tham lam! Ngoài ra, chúng ta cần phải giáo dục mình về tinh thần cần kiệm trách nhiệm. Tuyên khấn dòng không đủ để trở nên thanh bần. Nấp đàng sau lời khẳng định tôi chẳng sở hữu điều gì vì tôi là tu sĩ, điều đó không đủ, nếu hội dòng của tôi cho phép tôi được quản trị hoặc hưởng tất cả những của cải tôi muốn và kiểm soát những ngân quỹ chức dân sự được lập nên để hỗ trợ các công việc riêng của mình, và như thế tránh được những kiểm soát của Giáo Hội. Sự giả hình của những người thánh hiến sống như những kẻ giàu sang là điều làm thương tổn lương tâm của các tín hữu và gây thiệt hại cho Giáo Hội. Cần bắt đầu bằng những chọn lựa nhỏ hằng ngày. Một người được kêu gọi thi hành phần của mình, dùng của cải để thực hiện những chọn lựa trong tinh thần liên đới, chăm sóc thiên nhiên, so sánh với cảnh nghèo của các gia đình sống cạnh ta.”
ĐTC giải thích: “Vấn đề ở đây là thủ đắc một tập quán, một lối sống tinh tinh thần công bằng, và chia sẻ.”
Sau cùng, ngài cảnh giác rằng cả các hội dòng đời sống thánh hiến cũng có thể bị nguy cơ như được trình bày trong thông điệp Laudato sì đó là “nguyên tắc kiếm lợi tối đa, có xu hướng tự cô lập, không xét đến những điều khác, là một sự bóp méo kinh tế” (số 195). Bao nhiêu người thánh hiến ngày nay còn tiếp tục nghĩ rằng các luật lệ kinh tế độc lập khỏi mọi nhận xét luân lý đạo đức? Bao nhiêu lần việc thẩm định về sự biến đổi một công trình hoặc bán một bất động sản chỉ được xét dựa trên trên một phân tích phí tổn – lợi lộc và trên giá trị thị trường? (SD 26-11-2016)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp công bố hôm 26-11-2016 gửi khoảng 1.000 vị quản lý và tổng quản lý của các dòng tu tham dự Hội nghị Quốc tế kỳ II về Kinh tế tại Roma, từ ngày 25 đến 27-11-2016, do Bộ các Dòng tu tổ chức tại Thính đường Giáo hoàng Đại học Antonianum của Dòng Phanxicô ở Roma về đề tài “Trong niềm trung thành với đoàn sủng, xét lại kinh tế của các hội dòng thánh hiến và tu đoàn tông đồ”.
Trong sứ điệp, ĐTC mời gọi các tham dự viên hãy tự hỏi: Cchúng ta có để cho mình bị tiêu chuẩn quỷ quái tìm kiếm lợi lộc hướng dẫn hay không? Ma quỷ thường lẻn vào qua ngả ví tiền hoặc thẻ tín dụng!
Ngài cũng nhắc nhở các vị quản lý hãy theo tiêu chuẩn chính yếu để thẩm định các hoạt động, tiêu chuẩn ấy không phải là lợi nhuận, nhưng là xét xem các hoạt động ấy có đáp ứng đoàn sủng và sứ mạng mà hội dòng được kêu gọi thực hiện nay không.
ĐTC cảnh giác: “Tiêu chuẩn cá nhân chủ nghĩa cũng có thể tấn công các cộng đoàn dòng tu của chúng ta… Chúng ta cũng cần làm gia tăng tăng sự hiệp thông giữa các dòng khác nhau. Ngoài ra, cần đối thoại với Giáo hội địa phương bao nhiêu có thể, để tài sản của Giáo Hội tiếp tục là tài sản của Hội Thánh. Nhất là cần thực hiện một sự phân định bằng cách đi ngược dòng, sử dụng tiền bạc chứ không phải là phục vụ tiền bạc vì bất kỳ lý do gì, kể cả lý do chính đáng và thánh thiêng hơn, vì trong trường hợp như thế tiền bạc trở thành phần của ma quỷ, như các thánh giáo phụ đã nói.”
ĐTC kết luận: “Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi tinh thần công chức và khỏi rơi vào cạm bẫy của tính hà tiện, tham lam! Ngoài ra, chúng ta cần phải giáo dục mình về tinh thần cần kiệm trách nhiệm. Tuyên khấn dòng không đủ để trở nên thanh bần. Nấp đàng sau lời khẳng định tôi chẳng sở hữu điều gì vì tôi là tu sĩ, điều đó không đủ, nếu hội dòng của tôi cho phép tôi được quản trị hoặc hưởng tất cả những của cải tôi muốn và kiểm soát những ngân quỹ chức dân sự được lập nên để hỗ trợ các công việc riêng của mình, và như thế tránh được những kiểm soát của Giáo Hội. Sự giả hình của những người thánh hiến sống như những kẻ giàu sang là điều làm thương tổn lương tâm của các tín hữu và gây thiệt hại cho Giáo Hội. Cần bắt đầu bằng những chọn lựa nhỏ hằng ngày. Một người được kêu gọi thi hành phần của mình, dùng của cải để thực hiện những chọn lựa trong tinh thần liên đới, chăm sóc thiên nhiên, so sánh với cảnh nghèo của các gia đình sống cạnh ta.”
ĐTC giải thích: “Vấn đề ở đây là thủ đắc một tập quán, một lối sống tinh tinh thần công bằng, và chia sẻ.”
Sau cùng, ngài cảnh giác rằng cả các hội dòng đời sống thánh hiến cũng có thể bị nguy cơ như được trình bày trong thông điệp Laudato sì đó là “nguyên tắc kiếm lợi tối đa, có xu hướng tự cô lập, không xét đến những điều khác, là một sự bóp méo kinh tế” (số 195). Bao nhiêu người thánh hiến ngày nay còn tiếp tục nghĩ rằng các luật lệ kinh tế độc lập khỏi mọi nhận xét luân lý đạo đức? Bao nhiêu lần việc thẩm định về sự biến đổi một công trình hoặc bán một bất động sản chỉ được xét dựa trên trên một phân tích phí tổn – lợi lộc và trên giá trị thị trường? (SD 26-11-2016)
G. Trần Đức Anh OP