23/12/2024

Số người công giáo trên thế giới gia tăng +14,1%

Theo Niên Giám Tông Toà và Niên Giám Thống Kê của Giáo Hội, từ năm 2005 đến năm 2014, con số người công giáo đã gia tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ gia tăng dân số thế giới: +14,1% so với 10,8%, nhưng con số các giám mục, chủng sinh và phó tế vĩnh viễn cũng gia tăng.

 Số người công giáo trên thế giới gia tăng +14,1%

 

Theo Niên Giám Tông Toà và Niên Giám Thống Kê của Giáo Hội 

Từ năm 2005 đến năm 2014, con số người công giáo đã gia tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ gia tăng dân số thế giới: +14,1% so với 10,8%, nhưng con số các giám mục, chủng sinh và phó tế vĩnh viễn cũng gia tăng.

Toà Thánh công bố bản thông cáo này nhân dịp phát hành cuốn Niên Giám Tông Toà năm 2016 và cuốn Niên Giám Thống Kê của Giáo Hội năm 2014

Sau đây là bản dịch toàn văn thông cáo này. Các tiêu đề nhỏ là của ban biên tập.

***

Niên giám tông toà năm 2016 và Niên giám thống kê của Giáo Hội năm 2014 (Annuarium Statisticum Ecclesiae), Do Văn Phòng Thống Kê Trung Ương của Giáo Hội đã có bầy bán trong các tiệm sách ở Italia.

Công việc in ấn những cuốn sách này đã được thực hiện bởi Nhà In của Vatican.

Có thể tóm tắt trong hai tài liệu kể trên một số dữ liệu mới liên quan đến đời sống công giáo trên thế giới trong khoảng thời gian từ ngày 15/02 đến ngày 31/12/2015.

Trong khoảng thời gian đó một toà thượng phụ được nâng cấp lên toà giáo chủ, đã lập thêm 3 toà giám mục, 3 toà thượng phụ, 2 toà giám mục chính thống và 1 toà này được nâng lên thành toà thượng phụ.

Các số liệu thống kê của Niên Giám Thống Kê, dựa vào năm 2014, cung cấp một sự phân tích tổng hợp những động lực chính liên quan đến Giáo Hội công giáo trong 2998 giáo phận trên toàn hành tinh.

Người công giáo trên thế giới

Trong 9 năm gần đây, con số người công giáo được rửa tội trên thế giới đã gia tăng với nhịp độ cao (14,1%) so với nhịp độ gia tăng dân số thế giới trong cùng thời gian (10,8%). Sự hiện diện công giáo như thế, gia tăng 17,8% năm 2014, đi từ 17,3% năm 2005. Trên giá trị tuyệt đối, người ta đếm được 1.272 triệu người công giáo năm 2014 trước con số 1.115 triệu năm 2005. Sự đóng góp của các vùng địa dư trên tổng thể khá là không đồng nhất.

Châu Âu, tuy là chiếm gần như 23%  cộng đồng công giáo thế giới năm 2014, nhưng lại tỏ ra là vùng kém cơ động nhất tính trên giá trị tuyệt đối, với một sự tăng trưởng con số người công giáo, trong cả thời gian đó, chỉ đạt hơn 2%. Sự hiện diện của người công giáo trên lãnh thổ được ổn định vào khoảng 40% với một sự thay đổi chút đỉnh so với năm 2005. Điều này trước sự kiện là, cũng trong cùng thời gian đó, động lực dân số thế giới đã kém mấy chục điểm so với nhân số người công giáo. Dựa vào suốt thời gian từ 2005 đến 2015, số người công giáo có rửa tội tại Châu Đại Dương tăng trưởng chậm hơn phát triển dân số (tức là 11,7% so với 18,2%) trong lúc kết quả trái ngược đã diễn ra tại Châu Mỹ (11,7% so với 9,9%) và Châu Á (20,0% so với 9,6%). Chắc chắn, Châu Phi vẫn là lục địa nơi sự tăng trưởng là cao nhất: con số người được rửa tội (vào khoảng 215 triệu vào năm 2014), đã gia tăng với nhịp độ tương đương hơn gấp đôi con số của các nước Á Châu (gần 41%) và cao hơn nhiều mức tăng trưởng của dân số trong cùng khoảng thời gian (23%).

Như vậy, ngoài những động lực phát triển dân số khác nhau, sự tăng trưởng cách hiển nhiên sức nặng của Châu Phi rất rõ rệt (tỷ số tính hữu được rửa tội tăng từ 13,8% lên tới 17% dân số toàn thế giới), và trái lại tỷ số này đã dậm chân tại chỗ tại Châu Âu, nơi tỷ số so với toàn hành tinh đã giảm từ 25,2% năm 2005 xuống còn 22,6% năm 2014. Người ta cho biết con số này còn suy giảm hơn một chút nữa trong năm 2014. Châu Mỹ vẫn là lục địa có gần như 50% người công giáo được rửa tội trên thế giới.

Sau cùng, với một sự tăng trưởng dân số vừa phải, ảnh hưởng của Châu Á lên thế giới bằng sức nặng 60% dân số thế giới, con số tín hữu chiếm 11% người công giáo trên thế giới vào năm 2014. Tỷ số người công giáo tại Châu Đại Dương ổn định và chiếm 0,8% dân số thế giới.

Các giám mục đông hơn

Từ năm 2005 đến năm 2014, con số các Đức Giám Mục đã gia tăng trên toàn thế giới là 8,2%, từ 4841 vị lên 5217 vị. Sự gia tăng này đáng kể nhất là tại Á Châu (+14,3%) và tại Phi Châu (+12,9%), trong lúc ở tại Mỹ Châu (+6,9%); Âu Châu (+5,4%) và Châu Đại  Dương (+4,0%), các giá trị đều ở dưới mức trung bình thế giới. Dù sao thì, để đáp ứng động lực vô cùng khác nhau giữa cc lục địa, sự phân phối các giám mục cho mỗi châu lục cũng tạm ổn định trong thời gian được nghiên cứu, với một mật độ đông hơn tại Châu Mỹ và Châu Âu. Dù rằng với lục địa Á Châu, nơi mà sự hiện diện của giám mục đoàn có vẻ gia tăng đáng kể hơn, tỷ số trên toàn thế giới cũng giới hạn vào một mức gia tăng yếu từ 14,5% năm 2005 lên 15,1% năm 2014.

Sự phân bố giáo dân có phép rửa ở mỗi toà giám mục và mỗi châu lục có vẻ đồng nhất và cân bằng, từ 230.300 năm 2005 lên 242.900 năm 2014: không tính trường hợp khác thường của Châu Đại Dương (nơi mà mật độ dân chúng trên một địa thế bị chia cắt thành nhiều hải đảo, tạo ra một tình trạng đặc biệt), người ta ghi nhận một xu hướng tại Châu Á và Châu Phi, là hai châu lục mà sự phổ biến đạo công giáo cho thấy một động lực mạnh mẽ, cần được quy tụ vào con số trung bình thế giới.

Con số linh mục gia tăng 

Từ các thống kê liên quan đến các linh mục, triều hay dòng, dữ liệu đầu tiên đập vào mắt người ta là khối tổng số các linh mục, được gia tăng là 9381 vị từ năm 2005 đến năm 2014 – tức là từ con số 406.411 vị lên 415.792 vị – có vẻ được ổn định trong những năm gần đây.  Điều này phù hợp với những động lực khá khác biệt trên các châu lục của thế giới.  Đứng trước các gia tăng đáng kể tại Châu Phi (+32,6%) và Châu Á (+27,1%), thì Châu Âu ghi nhận một sự sút giảm 1,8% và Châu Đại Dương giảm 1,7%. Sự gia tăng các linh mục , ở cấp thế giới, đã được ghi nhận, là trong thời gian nghiên cứu, các nhịp độ gia tăng có khác nhau: sự gia tăng mạnh mẽ trong 6 năm đầu thời gian nghiên cứu, và gần như là số không trong ba năm sau. Đặc biệt, những số liệu của các động thái gia tăng cho chúng ta thấy các cuộc truyền chức sau sự gia tăng cho đến năm 2011, đã giảm dần và đến nay còn giảm. Các số liệu âm của các xu hướng cho thấy những vụ tu xuất ngày càng giảm, trong lúc các linh mục già chết đi ngày càng gia tăng trong những năm cuối. Về chi tiết, các linh mục giáo phận cho thấy một động thái gia tăng so sánh với các cha dòng và, ngoài ra số cha triều có xu hướng gia tăng tai Châu Phi, Nam Mỹ, Châu Á và Châu Đại Dương, nhưng lại có động thái suy giảm trong các vùng còn lại, cách riêng là Châu Âu. Và ngược lại, các linh mục dòng, có biểu hiện sút giảm ở Châu Mỹ , cũng như Châu Âu và Châu Đại Dương. Từ đó nghiệm ra trên tổng thể, con số linh mục, nếu nhìn trên khía cạnh tương đối, cho thấy sự tiến hoá có khác nhau trên các vùng địa dư: từ 2005 đến 2014, Châu Phi, Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ, con số gia tăng. Trung Đông và Châu Đại Dương dậm chân tại chỗ. Sau cùng, Bắc Mỹ và Châu Âu giảm – đặc biệt là Châu Âu từ 48,8% năm 2005 xuống còn 43,7%.

Hoạt động mục vụ của các giám mục và các linh mục kèm theo những khuôn mặt mục vụ khác: các phó tế vĩnh viễn, các tu sĩ khấn hứa không phải là linh mục, các nữ tu khấn hứa. Số liệu của ba nhóm thừa tác viên mục vụ này khá là khác biệt. Cuối năm 2014, trên thế giới, có 44.566 phó tế vĩnh viễn, 54.559 nam tu sĩ không là linh mục và 682.000 nữ tu khấn hứa. Kể cả các động lực tiến hoá cũng có những đặc tính khác biệt.

Phó tế vĩnh viễn

Các phó tế vĩnh viễn (PTVV) làm thành một nhóm tiến triển mạnh nhất trong thời gian:  từ gần 33.000 năm 2005, các vị đã đạt đến con số 45.000 vào năm 2014, tức tương đương 33,5%. Nếu sự gia tăng diễn ra ở khắp nơi, nhưng nhịp dộ gia tăng vẫn khác nhau giữa các vùng lục địa: tại Châu Âu sự gia tăng của các ngài đáng kể, trong 9 năm, con số đã từ gần 11.000 tăng lên thành 15.000. Cũng như thế, tại Châu Mỹ, sự gia tăng giữ mức cao, con số của năm 2014 là khoảng 29.000, trong lúc nó chỉ là gần 22.000 năm 2005. Không cần phải nói thì cũng khó, trong lúc đánh giá, đưa ra mô hình sự phân bổ các PTVV theo các lục địa: nó đã được kiểm chúng chỉ có một sự giảm nhẹ con số tương đối các PTVV ở Châu Mỹ gia tăng tại Châu Á. Cũng không phải là vô ích khi nhớ rằng tình trạng này rất hiện diện tại Châu Mỹ (đặc biệt là tại Bắc Mỹ) với 64,9% tất cả các PTVV trên thế giới, và ở Châu Âu (32,6%). Trái lại, sự hiện diện của các PTVV tại Châu Phi và Châu Á là yếu: hai châu lục này chỉ chiếm 1,7% tổng số toàn cầu.

Khả năng hữu hiệu của các PTVV giúp đỡ các linh mục trong việc bổ túc tác vụ trên địa bàn, tuy vậy vẩn còn giới hạn. Trên thế giới, sự phân bố các PTVV trên 100 linh mục sở tại, trên dữ liệu chỉ đạt tới 10,7 vào năm 2014 và với sự giảm sút mất 0,48 tại Châu Á và đạt tới con số 23,5 tại Châu Mỹ. Tại Châu Âu, thương số nằm ở cỡ 8%, trong lúc tại Châu Phi chỉ có 1,1 PTVV giúp cho 100 linh mục. Dù sao thì tầm quan trọng của hiện tượng này vẫn khiêm nhượng, để công trình của họ có một tác dụng có ý nghĩa trên sự cân bằng cung cầu tác vụ bên các tín hữu trên địa bàn. Tuy nhiên, trên mặt tiến hoá, người ta ghi nhận có một xu hướng thể hiện có sự hiện diện nhiều hơn trên địa bàn  những nơi nào có sự thiếu thốn linh mục.

Các nam nữ tu sĩ

Ngược lại, một sự giảm sút nhẹ về nhân số nơi các nam tu sĩ khấn hứa không phải là linh mục. Năm 2005 từ con số 54.708 trên toàn thế giới, đã giảm còn 54.559 vị năm 2014. Nên biết rằng sự chựng lại tập trung tại Châu Mỹ (-5,0%), tại Châu Âu (-14,2%) và tại Châu Đại Dương (-8%). Trái lại có sự gia tăng tại Châu Phi (+10,2%) và tại Châu Á (+30,1%). Vào năm 2014 các con số này tượng trưng trên tổng thể một thương số khoảng 38% trên tổng số (trong lúc con số của năm 2005 là 31%). Đổi lại, nhóm các lục địa Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Đại Dương bị giảm sút gần như là 10% cũng trong thời gian này.

Các nữ tu khấn hứa vào năm 2014 có một nhân số là 682.729 đơn vị, với gần 39% hiện diện tại Châu Âu, kế đến là Châu Mỹ với hơn 177.000 nữ tu khấn hứa và tại Châu Á, con số lên tới 170.000 đơn vị. So với năm 2005, nhóm này có sự giảm sút khoảng 10,2%. Trong trường hợp này cũng vậy, sự xuống dốc tập trung tại 3 châu lục (Mỹ, Âu và Đại Dương), với một sự sút giảm khá trầm trọng (khoảng 18,20%). Trái lại, tại Châu Phi và Châu Á sự gia tăng tiếp tục, chung quanh con số 20% cho Châu Phi và 11% cho Châu Á. Kết quả chung cuộc của các động lực khá khác biệt này, trên tổng số thế giới, phân số các nữ tu tại Châu Phi và Châu Á tăng từ 27,8% lên 35,3%, trong lúc tại Châu Âu và Châu Mỹ giảm từ 70,8% xuống còn 63,5%.

Các chủng sinh cũng gia tăng

Từ năm 2005 đến năm 2014, sự tiến hoá theo thời gian của con số các chủng sinh (triều cũng như dòng), cho thấy một sự gia tăng sơ khởi kéo dài cho đến năm 2011, là năm đã ghi nhận một con số bằng 105,4% con số của nằm 2005. Rồi nó bắt đầu sút giảm chậm nhưng đều, khiến đến năm 2014, nó chỉ còn là 102,2% của con số thời kỳ đầu. Trên tổng số, các ứng sinh linh mục trên thế giới đã từ con số 114.439 vào năm 2005, lên tới 120.616 vào năm 2011 và 116.939 năm 2014.

Sự giảm sút của toàn bộ các chủng sinh, được ghi nhận trong tổng số giữa năm 2011 và năm 2014, đã liên quan đến tất cả các châu lục, với trường hợp ngoại lệ là Châu Phi, nơi các chủng sinh đã gia tăng 3,8% (từ 27.483 lên 28.528). Trái lại, nếu xét tới thời gian từ năm 2005 đến năm 2014, người ta thấy có những khác biệt địa dư rõ rệt. Trong lúc mà Châu Phi, Châu Á và Châu Đại Dương cho thấy các động lực tiến hoá mạnh mẽ (với các nhịp độ tăng trường theo thứ tự các châu là 21,2%, 14,6% và 7,2%), Châu Âu ghi nhận một sự thu hẹp 17,5% cũng trong cùng thời gian và Châu Mỹ (nhất là vì sự giảm sút ở vùng miền Nam) thể hiện một sự chựng lại là 7,9% so với tình trạng lúc đầu. Hậu quả là người ta ghi nhận một sự tái thẩm định vai trò của Châu Âu và Châu Mỹ trong việc gia tăng tiềm năng đổi mới cộng đoàn linh mục, với một tỷ số từ 20,2% xuống còn 16,2% cho Châu Âu và từ 32,2% xuống còn 29,1% cho Châu Mỹ, trong khi đó đã có một sự bành trướng tại Châu Phi và Châu Á, với tỷ số chung vào năm 2014 là 53,9% trên tổng số chủng sinh toàn cầu (theo thứ tự Phi là 24,4% và Á là 29,5%). 

Cũng trên mặt tương đối so sánh với số người công giáo, động lực lớn nhất tại Châu Phi và Châu Á được xác định với 133 ứng viên linh mục trên 1 triệu người công giáo tại Châu Phi năm 2014 và gần 247 tại Châu Á. Các con số của Châu Âu (66) và Châu Mỹ (55), thật không đáng kể so với 2005, chúng cho thấy tiềm năng bao quản nhỏ hơn cho những nhu cầu của công tác mc vụ.

Sau cùng, khi so sánh con số các chủng sinh cho 100 linh mục, người ta có được một chỉ dấu của tiềm năng kế thừa thế hệ trước trong việc thi hành mục vụ. Cũng trong bối cảnh đó tại Châu Phi và Châu Á đã được xác định với 66 và 54 ứng viên, trong lúc Châu Âu chỉ có 10 ứng viên cho 100 linh mục, xác định vẫn thường xuyên có một sự đình đọng ơn gọi linh mục. Châu Mỹ và Châu Đại Dương giữ nguyên phương vị trung gian với 28 và 22 ứng viên tác vụ linh mục  trên 100 linh mục năm 2014. Tuy nhiên, trong tổng thể có thể có – nhờ vào sự cung cấp của Châu Phi và Châu Á – từ 28,16 đến 28,12 chủng sinh cho 100 linh mục.

Những xu hướng lớn

Cuối cuộc phân tích về lượng, được tiến hành trên cấp toàn cầu và trên những vùng địa dư về con số cũng như về những biến đổi, người ta có thể có được một số kết luận của những tổng hợp lớn về những hiện tượng hiển nhiên nhất và trên những xu hướng đang xẩy ra.

Nhận xét đầu tiên là phần lớn các hiện tượng được phân tích, người ta có thể ghi nhận một sự lưỡng phân giữa động lực của các lục địa mới nổi, Châu Phi và Châu Á, và động lực của Châu Âu đang dần mất đi vị thế đứng đầu như kiểu mẫu để tham khảo. Điều này không làm ngạc nhiên, trái lại, nó hầu như là đương nhiên, sự phát triển của Giáo Hội trên thế giới  không thể bỏ qua được những xu hướng căn bản lớn của sự phát triển trên toàn hành tinh, nhất là trên phương diện dân số. Chính vì thế là Châu Âu xác định như là lục địa tĩnh tại nhất, bị kềm hãm bởi một sự lão hoá rõ rệt của dân chúng và một tỷ số sinh sản rất thấp. Châu Mỹ đứng ở vị trí trung gian, nhưng nếu tiến hành phân tích giữa Bắc Mỹ và Châu Mỹ Latinh, có thể tìm ra những biến đổi ít là phần nào đó để đồng hoá Bắc Mỹ với Châu Âu và Châu Mỹ Latinh với Châu Á và Châu Phi. Châu Đại Dương một mình nó làm thành một thực thể riêng biêt, dù chỉ trên sức nặng dân số luôn bị hạn chế.

Trong thời gian từ 2005 đến 2014, con số linh mục trên tổng thể đã gia tăng, dù phải phân biệt giữa sự gia tăng đáng kể các linh mục triều và sự sút giảm mạnh mẽ các linh mục dòng. Những mất mát tại Châu Âu qua đi, phần lớn được bù đắp lại bởi động lực mạnh mẽ của Châu Phi và Châu Á về con số linh mục triều. Châu Mỹ cho thấy, trong giai đoạn này, một sự gia tăng 1,6%: 4000 linh mục dòng được bù đắp bởi gần 6.000 linh mục triều.

Gánh nặng mục vụ trung bình ở cấp thế giới, được biểu lộ bởi con số người công giáo cho một linh mục, gia tăng rõ rệt và cho thấy rằng nó cao hơn tại Châu Phi và Châu Mỹ, trong lúc tại Châu Âu nó có vẻ hạn chế hơn. Có thể chấp nhận được rằng tình trạng sẽ thay đổi trong những năm tới: các linh mục Âu Châu ngày càng già yếu hơn bởi sự thay thế thấp, trong lúc lục Địa Phi Châu và tại Châu Á, các ứng viên linh mục tăng trưởng rõ rệt.

Hiện tượng tương đối mới mẻ của sự bành trướng các PTVV có tầm vóc quan trọng lớn. Động lực sống động của các tác nhân đó, chắc chắn sẽ không tái diễn với những động cơ tạm bợ và phụ thuộc, nhưng nó dường như biểu lộ những lựa chọn mới và khác trong việc giải thích hoạt động truyền bá đức tin. Thực chất, có thể ghi nhận rằng sự gia tăng các PTVV, nói chung, được chứng nghiệm tại Châu Âu và Châu Mỹ, những lục địa ít sáng giá trong sự phát triển các ngành tác nhân mục vụ khác.

 

Các ứng viên linh mục trên tổng thể cho thấy một xu hướng tích cực, tuy nhiên, kể cả trong những trường hợp này, một số nguyên nhân lo ngại đến từ Châu Âu và Châu Mỹ, nơi mà trong những năm gần đây, sự tụt dốc khá là rõ rệt. Ngược lại, Châu Phi và Châu Á cho thấy một nguồn sinh lực lớn lao.

Bản dịch tiếng Pháp : Hugues de Warren (Zenit)