Đức Thánh Cha tiếp Hội nghị Quốc tế về Mục vụ Ơn gọi
VATICAN – ĐTC cổ vũ học lối sống của Chúa Giêsu trong việc mục vụ ơn gọi: ra ngoài, nhìn xem và kêu gọi. Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 21-10-Jerusalem, dành cho 255 tham dự viên Hội nghị Quốc tế về Mục vụ Ơn gọi do Bộ Giáo sĩ tổ chức với chủ đề “Chúa xót thương và kêu gọi ông”.
Đức Thánh Cha tiếp Hội nghị Quốc tế về Mục vụ Ơn gọi
VATICAN – ĐTC cổ vũ học lối sống của Chúa Giêsu trong việc mục vụ ơn gọi: ra ngoài, nhìn xem và kêu gọi.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 21-10-Jerusalem, dành cho 255 tham dự viên Hội nghị Quốc tế về Mục vụ Ơn gọi do Bộ Giáo sĩ tổ chức với chủ đề “Chúa xót thương và kêu gọi ông”, một câu nói của Thánh Beda về việc Chúa Giêsu gọi Matthêu người thu thế trở thành môn đệ của Ngài, và ĐTC cũng đã chọn câu này làm khẩu hiệu GM và Giáo hoàng của ngài.
Trong bài huấn dụ, ngài nói: “Mục vụ ơn gọi là học lối sống của Chúa Giêsu, Người tiến qua các nơi sinh hoạt của đời sống thường nhật, dừng lại không chút vội vã, và nhìn các anh em với lòng thương xót, dẫn đưa họ đến gặp gỡ Chúa Cha.”
Từ ý tưởng tổng quát trên đây, ĐTC rút ra những bài học cho việc mục vụ ơn gọi:
– Trước tiên việc mục vụ này cần một Giáo Hội chuyển động, có khả năng mở rộng biên cương, không đo lường theo sự tính toán chật hẹp của con người hoặc sợ lầm lẫn, nhưng theo trương độ rộng lớn của con tim từ bi của Thiên Chúa. Không thể có một sự gieo vãi ơn gọi phong phú nếu chúng ta chỉ tiếp tục khép kín trong “tiêu chuẩn mục vụ ung dung ‘từ trước đến nay người ta vẫn luôn làm như thế’, để rồi không táo bạo và có sáng kiến trong công tác này, xét lại các mục tiêu, cơ cấu, lề lối và phương pháp truyền giáo của cộng đoàn liên hệ” (EV 33).
Trong chiều hướng này, ĐTC đặc biệt nhắn nhủ các GM và linh mục đừng uỷ thác việc mục vụ cho một văn phòng bàn giấy, nhưng hãy đi ra ngoài, lắng nghe người trẻ, giúp họ phân định và hướng dẫn bước đường của họ. ĐTC nói: “Thật là buồn khi một linh mục chỉ sống cho mình, khép kín trong pháo đài an ninh của nhà xứ, nhà thánh, hoặc trong nhóm chật hẹp của những người rất thân tín. Trái lại, chúng ta được kêu gọi trở thành những mục tử ở giữa dân, có khả năng linh hoạt một nền mục vụ gặp gỡ và dành thời gian để đón tiếp, lắng nghe mọi người, nhất là những người trẻ.”
– ĐTC nhắc nhở cho các vị hữu trách mục vụ ơn gọi đừng hoạt động vội vã, như thể không có thời giờ, nhưng hãy có khả năng dừng lại và đọc trong chiều sâu, đi vào cuộc sống của người khác, nhưng không bao giờ làm cho họ cảm thấy vị đe doạ hoặc bị phán đoán.
– Sau cùng, là kêu gọi, như Chúa Giêsu đã kêu gọi ông Matthêu người thu thuế xưa kia: “Hãy theo tôi!” “Ước muốn của Chúa Giêsu là đặt con người lên đường, lôi kéo họ ra khỏi tình trạng ngồi lì tai hại, phá vỡ ảo tưởng cho rằng ta có thể sống thoải mái bằng cách ngồi giữa những an ninh của mình.”
ĐTC kết luận: “Tôi biết rõ công việc mục vụ của anh chị em không phải là một công tác dễ dàng và đôi khi mặc dù dấn thân quảng đại, nhưng kết quả có thể là ít ỏi và chúng ta có nguy cơ thất vọng, nản chí. Nhưng nếu chúng ta không khép mình trong sự than vãn, trái lại, tiếp tục đi ra ngoài loan báo Tin Mừng, thì Chúa ở cạnh chúng ta và ban cho chúng ta can đảm thả lưới cả khi chúng ta mệt mỏi và thất vọng vì không đánh được con cá nào.” (SD 21-10-2016)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 21-10-Jerusalem, dành cho 255 tham dự viên Hội nghị Quốc tế về Mục vụ Ơn gọi do Bộ Giáo sĩ tổ chức với chủ đề “Chúa xót thương và kêu gọi ông”, một câu nói của Thánh Beda về việc Chúa Giêsu gọi Matthêu người thu thế trở thành môn đệ của Ngài, và ĐTC cũng đã chọn câu này làm khẩu hiệu GM và Giáo hoàng của ngài.
Trong bài huấn dụ, ngài nói: “Mục vụ ơn gọi là học lối sống của Chúa Giêsu, Người tiến qua các nơi sinh hoạt của đời sống thường nhật, dừng lại không chút vội vã, và nhìn các anh em với lòng thương xót, dẫn đưa họ đến gặp gỡ Chúa Cha.”
Từ ý tưởng tổng quát trên đây, ĐTC rút ra những bài học cho việc mục vụ ơn gọi:
– Trước tiên việc mục vụ này cần một Giáo Hội chuyển động, có khả năng mở rộng biên cương, không đo lường theo sự tính toán chật hẹp của con người hoặc sợ lầm lẫn, nhưng theo trương độ rộng lớn của con tim từ bi của Thiên Chúa. Không thể có một sự gieo vãi ơn gọi phong phú nếu chúng ta chỉ tiếp tục khép kín trong “tiêu chuẩn mục vụ ung dung ‘từ trước đến nay người ta vẫn luôn làm như thế’, để rồi không táo bạo và có sáng kiến trong công tác này, xét lại các mục tiêu, cơ cấu, lề lối và phương pháp truyền giáo của cộng đoàn liên hệ” (EV 33).
Trong chiều hướng này, ĐTC đặc biệt nhắn nhủ các GM và linh mục đừng uỷ thác việc mục vụ cho một văn phòng bàn giấy, nhưng hãy đi ra ngoài, lắng nghe người trẻ, giúp họ phân định và hướng dẫn bước đường của họ. ĐTC nói: “Thật là buồn khi một linh mục chỉ sống cho mình, khép kín trong pháo đài an ninh của nhà xứ, nhà thánh, hoặc trong nhóm chật hẹp của những người rất thân tín. Trái lại, chúng ta được kêu gọi trở thành những mục tử ở giữa dân, có khả năng linh hoạt một nền mục vụ gặp gỡ và dành thời gian để đón tiếp, lắng nghe mọi người, nhất là những người trẻ.”
– ĐTC nhắc nhở cho các vị hữu trách mục vụ ơn gọi đừng hoạt động vội vã, như thể không có thời giờ, nhưng hãy có khả năng dừng lại và đọc trong chiều sâu, đi vào cuộc sống của người khác, nhưng không bao giờ làm cho họ cảm thấy vị đe doạ hoặc bị phán đoán.
– Sau cùng, là kêu gọi, như Chúa Giêsu đã kêu gọi ông Matthêu người thu thuế xưa kia: “Hãy theo tôi!” “Ước muốn của Chúa Giêsu là đặt con người lên đường, lôi kéo họ ra khỏi tình trạng ngồi lì tai hại, phá vỡ ảo tưởng cho rằng ta có thể sống thoải mái bằng cách ngồi giữa những an ninh của mình.”
ĐTC kết luận: “Tôi biết rõ công việc mục vụ của anh chị em không phải là một công tác dễ dàng và đôi khi mặc dù dấn thân quảng đại, nhưng kết quả có thể là ít ỏi và chúng ta có nguy cơ thất vọng, nản chí. Nhưng nếu chúng ta không khép mình trong sự than vãn, trái lại, tiếp tục đi ra ngoài loan báo Tin Mừng, thì Chúa ở cạnh chúng ta và ban cho chúng ta can đảm thả lưới cả khi chúng ta mệt mỏi và thất vọng vì không đánh được con cá nào.” (SD 21-10-2016)
G. Trần Đức Anh OP