Docat – Chương 2: Cùng nhau ta mạnh hơn
Chúng ta tìm hiểu: “Lý do vì sao không ai có thể thật sự là một Kitô hữu nếu thiếu sự liên đới xã hội. Vì sao Giáo Hội không tự hạn chế trong phạm vi của mình, mà lại tranh đấu vì công lý cho tất cả mọi người”
Chúng tôi mong ước các bạn góp ý cho bản dịch này. Chân thành cảm ơn các bạn.
Chương 2
Cùng nhau ta mạnh hơn
SỨ MỆNH CỦA GIÁO HỘI TRONG XÃ HỘI
Câu 22 – 46
với sự cộng tác của Thomas Berenz và Christian Stoll
“Lý do vì sao không ai có thể thật sự là một Kitô hữu nếu thiếu sự liên đới xã hội
Vì sao Giáo Hội không tự hạn chế trong phạm vi của mình, mà lại tranh đấu vì công lý cho tất cả mọi người“
Chừng nào bạn còn có thể, hãy làm càng nhiều việc thiện càng tốt, cho càng nhiều người càng tốt, bằng mọi phương tiện có thể, trong mọi cách có thể, tại mọi nơi có thể, vào mọi lúc có thể.
John Wesley (1703-1791)
Được gọi là “Nguyên tắc của John Wesley”
!Xã hội [Social] (từ tiếng Latin socialis, nói đến bạn đồng minh, hay cộng sự): Chỉ việc cùng hiện diện của con người (mà các thành viên tuân thủ các nguyên tắc họ đề ra) trong một tập thể hay một nước; liên quan đến hay thuộc về xã hội của con người.
V Tất cả các Kitô hữu, gồm cả các vị mục tử của họ, được kêu gọi bày tỏ sự quan tâm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn… Tư tưởng xã hội của Giáo Hội chủ yếu mang tính tích cực: tư tưởng ấy mang đến những lời đề nghị, tìm cách thay đổi hiện trạng, và theo nghĩa này, luôn luôn hướng người ta tới niềm hy vọng chiếu toả từ trái tim yêu thương của Đức Giêsu Kitô. Giáo hoàng Phanxicô, Evangelii Gaudium (EG 183) |
22. Vì sao Giáo Hội có một học thuyết xã hội? Con người là một sinh vật → xã hội. Cả trên thiên đàng lẫn trên mặt đất, con người đều dựa vào cộng đoàn. Trở lại thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã trao cho con người những quy tắc và điều răn để họ theo đó mà sống một cuộc đời ngay chính và tốt lành. Lý trí của con người có thể phân biệt giữa hành động xấu và tốt, và những hành vi tốt là cần thiết để xây dựng một trật tự xã hội công bình. Nơi Đức Giêsu, chúng ta thấy công lý chỉ được hoàn thành trong yêu tình thương. Các ý niệm ngày nay về tình tương thân tương ái được gợi lên từ tình yêu dành cho người lân cận của Kitô giáo. Ü 62… è 2419-2420, 2422-2423 ð 45, 438 |
|