01/11/2024

Quảng Nam họp báo về dự án nhà máy thép trên núi

Chiều 13-10, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức buổi họp báo thông tin chính thức về dự án Nhà máy luyện cán thép Việt Pháp trên thượng nguồn sông Vu Gia tại miền núi huyện Nam Giang.

Quảng Nam họp báo về dự án nhà máy thép trên núi

Chiều 13-10, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức buổi họp báo thông tin chính thức về dự án Nhà máy luyện cán thép Việt Pháp trên thượng nguồn sông Vu Gia tại miền núi huyện Nam Giang.

 

 

 

 

Quảng Nam họp báo về dự án nhà máy thép trên núi
Bà Lê Thị Tuyết Hạnh – phó giám đốc Sở TN – MT Quảng Nam – Ảnh: LÊ TRUNG

Báo cáo về dự án, bà Lê Thị Tuyết Hạnh, phó giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường Quảng Nam, cho biết Nhà máy thép Việt Pháp do Công ty TNHH thép Việt Pháp làm chủ dự án, được UBND thị xã Điện Bàn cho phép đầu tư vào cụm công nghiệp dịch vụ Thương Tiến 1, xã Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn và được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Trong quá trình hoạt động, Sở TN-MT phối hợp với Công an tỉnh, UBND thị xã Điện Bàn kiểm tra nhiều đợt về công tác bảo vệ môi trường của nhà máy. Các kết quả phân tích đo đạt mẫu khí, bụi tại ống khói của nhà máy đều nằm trong quy chuẩn.

Tuy nhiên do nhu cầu phát triển đô thị tại địa phương, xét thấy cụm công nghiệp gần khu dân cư sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội, môi trường và không được sự đồng tình của người dân, nên tỉnh Quảng Nam chỉ đạo UBND thị xã Điện Bàn phối hợp với công ty khảo sát, lựa chọn địa điểm di dời nhà máy.

Đến nay, công ty được UBND tỉnh cho phép khảo sát, nghiên cứu đầu tư nhà máy luyện cán thép tại thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, Quảng Nam với diện tích 17,3ha.

 

 
 

Họp báo thép Việt Pháp ở Quảng Nam – Clip: LÊ TRUNG

 

Trên cơ sở đó, công ty đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án với quy mô 180.000 tấn/năm gửi Sở TN-MT thẩm định.

Nhà máy sử dụng lò điện để nấu chảy sắt thép phế liệu (không sử dụng quặng) sản xuất ra phôi thép nên chủ yếu phát sinh bụi, khí thải. Nước lấy từ các giếng khoang và khe suối gần khu vực dự án.

Theo báo cáo, nước thải sản xuất chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Nước làm mát thiết bị được đưa vào bể tách dầu mỡ, bể lắng lọc chất thải rắn và được giảm nhiệt bằng tháp giải nhiệt, sau đó tuần hoàn tái sử dụng, không thải ra môi trường.

Bụi, khí thải được xử lý qua 3 công đoạn. Nhà máy đã ký hợp đồng với đơn vị chức năng để thu gom xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.

Theo đại diện Công ty TNHH thép Việt Pháp, vị trí đặt nhà máy cách thượng nguồn sông Vu Gia khoảng 5km. Sản phẩm của nhà máy là phôi thép và thép thành phẩm, công ty đầu tư một lò nấu thép theo công nghệ lò điện cảm ứng.

Dự kiến khoảng quý 3-2019, nhà máy sẽ chính thức bước vào sản xuất.

Quảng Nam họp báo về dự án nhà máy thép trên núi
Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Thạch – thành viên hội đồng thẩm định dự án – Ảnh: LÊ TRUNG

Tại cuộc họp báo, nhiều câu hỏi được đặt ra cho các đơn vị liên quan, Tuổi Trẻ lượt ghi:

* Vì sao tỉnh Quảng Nam đồng ý di dời lên huyện miền núi Nam Giang mà không di đến nơi khác?

– Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Thạch, thành viên hội đồng thẩm định dự án, nói nhà máy có thể di dời nơi khác nhưng nó không có ý nghĩa về kinh tế – xã hội như ở huyện Nam Giang.

– Ông Nguyễn Hồng Quang, chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết trước đây nhà máy ở huyện Điện Bàn quá gần khu dân cư. Nhà máy dùng điện vào giờ thấp điểm ban đêm, trong quá trình dập thép gây ồn nên dân phản ảnh.

– Ông A Viết Sơn, phó chủ tịch UBND huyện Nam Giang, cho biết huyện Nam Giang là một huyện nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 80%. Muốn phát triển thì phải phát triển vào các khu công nghiệp.

Khi Công ty thép Việt Pháp đặt vấn đề đầu tư dự án, huyện cũng đã họp, nhiều cán bộ rất phân vân, nhiều ý kiến được mổ xẻ. Sau khi tất cả lãnh đạo đồng ý, huyện làm tờ trình xin tỉnh đồng ý về chủ trương vì thu hút doanh nghiệp về miền núi là hợp lý.

 

 
 

Họp báo thép Việt Pháp ở Quảng Nam – Clip: LÊ TRUNG

 

* Nhà máy này từ huyện Điện Bàn dân phản đối, thế khi di dời lên huyện miền núi Nam Giang dân không đồng ý thì không lẽ di dời đi nữa?

– Ông A Viết Sơn nói: “Chúng tôi họp dân, hầu hết ý kiến người dân quan tâm việc bồi thường, bố trí tái định cư, đất sản xuất và cũng đặt vấn đề về môi trường. Lãnh đạo địa phương và công ty giải trình, đa số người dân đều thống nhất việc xây nhà máy”.

Quảng Nam họp báo về dự án nhà máy thép trên núi
Bà Võ Thị Ngọc – chủ tịch HĐQT Công ty thép Việt Pháp – Ảnh: LÊ TRUNG

Nhà máy thép lớn vậy, công suất cũng lớn mà xả gần 20mnước có tin được không? Sau này lỡ xảy ra ô nhiễm nguồn nước thì ai là người chịu trách nhiệm?

– Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Thạch cho biết nước thải đó chủ yếu là nước thải sinh hoạt, còn nước thải sản xuất gần như không thải bao nhiêu. Giai đoạn sau cán thành thép thì buộc có nước để làm nguội máy móc và nước này sẽ tuần hoàn sử dụng lại, không thải ra môi trường.

Bà Võ Thị Ngọc, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TNHH thép Việt Pháp, cho hay công ty đã sản xuất từ năm 2010 đến nay và luôn đạt chuẩn về môi trường.

Quảng Nam họp báo về dự án nhà máy thép trên núi
Ông Nguyễn Hồng Quang – chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam – Ảnh: LÊ TRUNG

* Việc di dời nhà máy này có liên quan gì đến hai mỏ quặng sắt ở xã La Êe và Chà Val (huyện Nam Giang) được tỉnh quy hoạch ở gần nhà máy này không? Được biết tổng công suất khai thác hai mỏ này là 10 tấn quặng/ năm. Nếu như sau đó 1-2 năm thì chủ đầu tư nhà máy này làm đề án xin khai thác quặng này hay không?

– Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Thạch cho hay loại công nghệ sản xuất của nhà máy này không thể sử dụng quặng để luyện thép được mà chỉ dùng sắt phế liệu để nấu, cán thành phôi thép.

– Ông Nguyễn Hồng Quang khẳng định tỉnh Quảng Nam không cho phép lấy quặng để sản xuất. Còn việc tỉnh quy hoạch các mỏ sắt là để quản lý tốt hơn.

Quảng Nam họp báo về dự án nhà máy thép trên núi
Nhiều lo ngại nước thải đổ xuống hạ lưu sông Vu Gia – Ảnh: LÊ TRUNG
LÊ TRUNG