Giải pháp của UNESCO về việc thăm viếng tiếp cận “Núi Đền thờ” Giêrusalem
New York – Uỷ ban Chấp hành Unesco đã thông qua một quyết định kêu gọi Israel khôi phục lại nguyên trạng lịch sử của “Núi Đền thờ” (xưa kia là Đền thờ Giêrusalem, sau đó khi Hồi giáo chiếm Giêrusalem họ xây đền thờ Hồi giáo trên nền của Đền thờ Giêrusalem) nơi có đền thờ Hồi giáo Al Aqsa. Quyết định được đưa ra trong phiên họp lần thứ 200 của Uỷ ban Chấp hành Unesco tại Paris ngày 13 tháng 10 vừa qua.
Giải pháp của UNESCO về việc thăm viếng tiếp cận “Núi Đền thờ” Giêrusalem
New York – Uỷ ban Chấp hành Unesco đã thông qua một quyết định kêu gọi Israel khôi phục lại nguyên trạng lịch sử của “Núi Đền thờ” (xưa kia là Đền thờ Giêrusalem, sau đó khi Hồi giáo chiếm Giêrusalem họ xây đền thờ Hồi giáo trên nền của Đền thờ Giêrusalem) nơi có đền thờ Hồi giáo Al Aqsa. Quyết định được đưa ra trong phiên họp lần thứ 200 của Uỷ ban Chấp hành Unesco tại Paris ngày 13 tháng 10 vừa qua.
Trong quyết định được đoàn Palestine soạn thảo với sự cộng tác của đoàn Giordan có tên “Palestine bị chiếm đóng” có yêu cầu Israel, như là lực lượng chiếm đóng, cho phép phục hồi nguyên trạng lịch sử trước tháng 9 năm 2000. Theo hiện trạng đó, duy nhất Bộ Tôn giáo Giordan có quyền trên Núi Đền thờ, bao gồm việc duy trì, tái thiết và điều hành việc thăm viếng tiếp cận nơi này.
Văn bản của UNESCO tố cáo bạo lực gia tăng của Israel và các biện pháp bất hợp pháp chống lại Sở Tôn giáo của Giordan và nhân viên của họ, và cũng chống lại việc tự do thờ phượng và tự do đến Núi Đền thờ của các tín hữu Hồi giáo. Hơn nữa, nó cũng tố cáo việc tấn công liên tục đền thờ Hồi giáo Al Aqsa của các thành phần cực đoan Israel và cảnh sát.
Nỗ lực từ phía Giordan phù hợp với sự giám hộ của chế độ Hashemite đối với các nơi thánh – Hồi giáo và Kitô giáo – ở Giêrusalem.
Văn bản được Uỷ ban Chấp hành Unesco (với 58 quốc gia đại diện) đồng ý với 24 phiếu thuận, 6 phiếu chống, 26 phiếu trắng. Hoa Kỳ và Anh trong số các nước bỏ phiếu chống, còn Pháp và Tây Ban Nha bỏ phiếu trắng. Giải pháp sẽ phải được bỏ phiếu bởi Hội đồng chung của UNESCO. Nhưng Israel đã có những phản ứng tiêu cực, khi xem giải quyết này là một cố gắng từ chối mối liên hệ lịch sử giữa dân Do Thái và Núi Đền thờ.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phê bình: “Với quyết định vô lý này, Unesco đánh mất tính hợp pháp của mình.” “Nếu họ không muốn đọc Kinh Thánh, ít nhất hãy nhìn vào những gì được mô tả trên khải hoàn môn Titô ở Roma và Menorah (chân đèn nhiều ngành của Do Thái) mà người Roma đã lấy cắp từ đền thờ ở Giêrusalem. Ngay cả Hoàng đế Titô cũng làm việc tuyên truyền?” “Phủ nhận mối liên hệ của Do Thái với Núi Đền thờ thì giống như phủ nhận liên hệ của Trung quốc với vạn lý trường thành hay liên hệ của người Ai Cập với kim tự tháp.” (Agenzia Fides 14/10/2016)
Trong quyết định được đoàn Palestine soạn thảo với sự cộng tác của đoàn Giordan có tên “Palestine bị chiếm đóng” có yêu cầu Israel, như là lực lượng chiếm đóng, cho phép phục hồi nguyên trạng lịch sử trước tháng 9 năm 2000. Theo hiện trạng đó, duy nhất Bộ Tôn giáo Giordan có quyền trên Núi Đền thờ, bao gồm việc duy trì, tái thiết và điều hành việc thăm viếng tiếp cận nơi này.
Văn bản của UNESCO tố cáo bạo lực gia tăng của Israel và các biện pháp bất hợp pháp chống lại Sở Tôn giáo của Giordan và nhân viên của họ, và cũng chống lại việc tự do thờ phượng và tự do đến Núi Đền thờ của các tín hữu Hồi giáo. Hơn nữa, nó cũng tố cáo việc tấn công liên tục đền thờ Hồi giáo Al Aqsa của các thành phần cực đoan Israel và cảnh sát.
Nỗ lực từ phía Giordan phù hợp với sự giám hộ của chế độ Hashemite đối với các nơi thánh – Hồi giáo và Kitô giáo – ở Giêrusalem.
Văn bản được Uỷ ban Chấp hành Unesco (với 58 quốc gia đại diện) đồng ý với 24 phiếu thuận, 6 phiếu chống, 26 phiếu trắng. Hoa Kỳ và Anh trong số các nước bỏ phiếu chống, còn Pháp và Tây Ban Nha bỏ phiếu trắng. Giải pháp sẽ phải được bỏ phiếu bởi Hội đồng chung của UNESCO. Nhưng Israel đã có những phản ứng tiêu cực, khi xem giải quyết này là một cố gắng từ chối mối liên hệ lịch sử giữa dân Do Thái và Núi Đền thờ.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phê bình: “Với quyết định vô lý này, Unesco đánh mất tính hợp pháp của mình.” “Nếu họ không muốn đọc Kinh Thánh, ít nhất hãy nhìn vào những gì được mô tả trên khải hoàn môn Titô ở Roma và Menorah (chân đèn nhiều ngành của Do Thái) mà người Roma đã lấy cắp từ đền thờ ở Giêrusalem. Ngay cả Hoàng đế Titô cũng làm việc tuyên truyền?” “Phủ nhận mối liên hệ của Do Thái với Núi Đền thờ thì giống như phủ nhận liên hệ của Trung quốc với vạn lý trường thành hay liên hệ của người Ai Cập với kim tự tháp.” (Agenzia Fides 14/10/2016)
Hồng Thuỷ