24/01/2025

VWS ngưng nhận thêm 2.000 tấn rác: Bãi rác dự phòng khó đáp ứng yêu cầu

Đó là quan ngại của nhiều chuyên gia trước việc khối lượng rác 2.000 tấn/ngày mà Công ty TNHH xử lý chất thải VN (VWS) ngưng tiếp nhận sẽ được đưa về bãi rác dự phòng Phước Hiệp.

 

VWS ngưng nhận thêm 2.000 tấn rác: Bãi rác dự phòng khó đáp ứng yêu cầu

Đó là quan ngại của nhiều chuyên gia trước việc khối lượng rác 2.000 tấn/ngày mà Công ty TNHH xử lý chất thải VN (VWS) ngưng tiếp nhận sẽ được đưa về bãi rác dự phòng Phước Hiệp.




Xử lý rác và mùi hôi phải đảm bảo môi trường	 /// Ảnh: Khả Hòa

Xử lý rác và mùi hôi phải đảm bảo môi trườngẢNH: KHẢ HOà

Chưa có quyết định, VWS vẫn phải tiếp nhận rác


VWS ngưng nhận thêm 2.000 tấn rác: Bãi rác dự phòng khó đáp ứng yêu cầu - ảnh 1
Bãi rác Phước Hiệp chỉ là bãi rác dự phòng được thiết kế tiếp nhận khoảng 2.000 tấn rác/ngày và số lượng tiếp nhận khoảng 4,5 triệu tấn là đầy. Trong khi đó lượng rác TP liên tục tăng theo cấp số nhân, nếu bãi rác này xảy ra sự cố thì khi đó hậu quả sẽ rất lớn
VWS ngưng nhận thêm 2.000 tấn rác: Bãi rác dự phòng khó đáp ứng yêu cầu - ảnh 2

Một chuyên gia xử lý rác

Ngày 7.10, trả lời Thanh Niên, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND TP.HCM nói: Việc Đa Phước ngưng tiếp nhận xử lý 2.000 tấn rác/ngày từ ngày 10.10 chỉ mới là đề nghị từ VWS. Đây là vấn đề lớn của TP vì liên quan trực tiếp đến môi trường sống của người dân nên sẽ mời các cơ quan chuyên môn đánh giá thực tế để lựa chọn giải pháp phù hợp. Từ đó, lãnh đạo TP mới có thể xem xét, đưa ra các quyết định có liên quan đến kiến nghị của VWS. “Khi chưa có những thảo luận, thống nhất giữa hai bên hay quyết định từ cấp thẩm quyền thì VWS vẫn phải thực hiện việc tiếp nhận xử lý rác như đã cam kết theo hợp đồng”, ông Hoan khẳng định.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT, cho biết: Các đơn vị xử lý rác thải trên địa bàn TP đều có ký hợp đồng. Khi VWS đề xuất như vậy thì về thẩm quyền của Sở sẽ rà soát lại. Tinh thần là căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng để giải quyết các vấn đề phát sinh đúng theo quy định pháp luật. “Tuy nhiên, việc xử lý phải đảm bảo nhiều yếu tố, đặc biệt là đặt vấn đề môi trường sống của người dân lên hàng đầu”, ông Thắng nói.
Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa, TP sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện các biện pháp để khắc phục triệt để những nội dung đã đề ra cũng như không để xảy ra việc phát tán mùi hôi từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước. Trước mắt, TP yêu cầu các đơn vị hoạt động xử lý chất thải trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp bảo vệ môi trường, điều chỉnh và giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy trình vận hành, thắt chặt công tác kiểm soát mùi trong quá trình hoạt động xử lý chất thải, đặc biệt là bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt của VWS. Mục tiêu là không để phát tán mùi hôi trong không khí, giảm thiểu tối đa ô nhiễm theo đúng tiêu chuẩn các dự án đã được phê duyệt.
Xử lý rác không “ngon ăn”
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đây việc xử lý hơn 7.000 tấn rác thải sinh hoạt/ngày được TP ký kết với 4 đơn vị chủ lực, trong đó VWS xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (H.Bình Chánh) khoảng hơn 3.000 tấn/ngày; 3 đơn vị còn lại gồm Công ty TNHH MTV môi trường đô thị TP.HCM (Citenco) khoảng 2.000 tấn/ngày, phần còn lại được giao cho Công ty CP đầu tư và phát triển Tâm Sinh Nghĩa, Công ty CP Vietstar phân loại xử lý thành phân vi sinh compost tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp (H.Củ Chi).
Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 7 của HĐND TP ngày 11.7.2014 và Chỉ đạo số 756 của Thường trực UBND TP ngày 19.9.2014, số rác 2.000 tấn/ngày mà Citenco xử lý tại bãi chôn lấp rác thải số 3 ở Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp chuyển về Đa Phước (nâng công suất xử lý của VWS lên hơn 5.000 tấn/ngày). Còn bãi chôn lấp rác này từ tháng 4.2015 chính thức trở thành bãi dự phòng. Ông Thắng cho biết: “Về khả năng tái sử dụng bãi rác dự phòng này để tiếp nhận xử lý khối lượng rác 2.000 tấn/ngày như trước đây, Sở sẽ tính toán kỹ và có tham mưu chặt chẽ cho lãnh đạo TP”.
Một chuyên gia phân tích: Bãi rác dự phòng Phước Hiệp đã ngưng hoạt động hơn một năm nay nên cơ sở vật chất cũng như nhân lực khó có thể đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận rác gần như ngay lập tức mà phía Công ty VWS đưa ra. Không những vậy, hiện bãi rác Phước Hiệp cũng chỉ là bãi rác chôn lấp chính vì vậy việc chuyển 2.000 tấn rác sang nơi này chỉ làm phân tán, di chuyển mùi hôi từ nơi này sang nơi khác chứ không giải quyết cái gốc vấn đề. Bãi rác Phước Hiệp chỉ là bãi rác dự phòng được thiết kế tiếp nhận khoảng 2.000 tấn rác/ngày và số lượng tiếp nhận khoảng 4,5 triệu tấn là đầy. Trong khi đó lượng rác TP liên tục tăng theo cấp số nhân, nếu bãi rác này xảy ra sự cố thì khi đó hậu quả sẽ rất lớn. “Nguyên nhân khiến VWS muốn trả lại 2.000 tấn rác/ngày vì có dư luận cho rằng TP ưu ái họ. Có lẽ chính vì vậy mà họ muốn trả lại”, chuyên gia này nói và cho rằng xử lý rác bản thân nó đã là công việc nhạy cảm. Do đó quan điểm “trọng tâm là môi trường sống của người dân” mà lãnh đạo TP đặt ra là hợp lý. Cách tốt nhất bây giờ là nên tìm giải pháp hiệu quả và bền vững trong vấn đề xử lý rác.
Ở chiều ngược lại, không phải VWS nói muốn trả lại 2.000 tấn rác là trả được ngay, bởi còn liên quan đến rất nhiều vấn đề và quan trọng là hợp đồng đã ký với TP. Việc giao rác cho VWS trước đây do Nghị quyết của HĐND TP và chỉ đạo của Thường trực UBND TP thì nay quy trình này cũng phải được thực hiện. Nhưng điều đó không phải TP quyết được, mà phải họp bàn trong HĐND và UBND. Trong trường hợp TP không nhận số lượng rác trả lại này thì đây cũng là áp lực và thách thức rất lớn đối với VWS chứ không phải “ngon ăn” như nhiều người vẫn nghĩ.
Thực hiện đồng loạt nhiều biện pháp
Trở lại với giải pháp trước mắt trong vấn đề xử lý mùi hôi, theo ông Lê Văn Khoa, TP cũng cho kiểm tra lại toàn bộ các phương tiện chuyên chở rác hiện nay. Sẽ kiên quyết loại bỏ những phương tiện không đủ điều kiện theo quy định hiện hành. TP cũng sẽ khẩn trương thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi diện tích đất 322 ha để thực hiện dự án vành đai cây xanh cách ly đúng quy hoạch theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm, giảm bớt chi phí từ ngân sách, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Về lâu dài, các sở ngành chuyên môn sẽ phối hợp làm việc và yêu cầu nhà đầu tư nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung các giải pháp đầu tư công nghệ tiên tiến theo hướng tái sinh năng lượng, giảm chất thải chôn lấp; hỗ trợ chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Khu quy hoạch xử lý chất thải liên vùng TP.HCM – Long An tại H.Thủ Thừa (Long An) theo Quyết định số 1440 của Thủ tướng năm 2008, để từng bước giảm tải cho Khu xử lý chất thải rắn Đa Phước…
Bên cạnh đó, TP kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải ứng dụng công nghệ mới, hiện đại, ít phát thải, chi phí hợp lý; tiến hành sơ kết, đánh giá và nhân rộng công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn ở các quận, huyện nhằm tăng thêm chất thải có khả năng tái chế, hạn chế chôn lấp.
 

 

Tân Phú – Thiên Bảo