Sứ điệp các Giám mục Argentina gửi cho Ngày Giáo chức
Hôm 11 tháng 9 vừa qua, Giáo hội Argentina đã cử hành “Ngày Nhà giáo” và chuẩn bị Ngày Năm Thánh của các Giáo chức cử hành trên toàn nước ngày 15 tháng 9. Nhân dip này nhiều Giám mục đã gửi sứ điệp bày tỏ lòng biết ơn đối với các giáo chức vì sứ mệnh cao cả và quan trọng của họ giáo dục các thế hệ trẻ cho tương lai của Giáo Hội và xã hội Argentina. Các vị xin các giáo chức vun trồng tình yêu đối với sự thật và giúp người trẻ lớn lên trong chân lý.
Sứ điệp các Giám mục Argentina gửi cho Ngày Giáo chức
Hôm 11 tháng 9 vừa qua, Giáo hội Argentina đã cử hành “Ngày Nhà giáo” và chuẩn bị Ngày Năm Thánh của các Giáo chức cử hành trên toàn nước ngày 15 tháng 9. Nhân dip này nhiều Giám mục đã gửi sứ điệp bày tỏ lòng biết ơn đối với các giáo chức vì sứ mệnh cao cả và quan trọng của họ giáo dục các thế hệ trẻ cho tương lai của Giáo Hội và xã hội Argentina. Các vị xin các giáo chức vun trồng tình yêu đối với sự thật và giúp người trẻ lớn lên trong chân lý.
Trong sứ điệp ĐC Carlos José Tissera, Giám mục Giáo phận Quilmes, chào mừng các nhà giáo và khuyến khích họ vun trồng tình yêu đối với sự thật và đừng nhượng bộ cám dỗ muốn để cho nó tan biến đi. Ngoài ra, ĐC còn kích lệ các giáo chức tham dự Ngày Năm Thánh của các nhà giáo dục 15 tháng 9.
Sứ điệp có đoạn viết: “Tôi chào mùng và ca ngợi tất cả các nhà giáo trong Ngày Giáo chức, các thầy cô dấn thân trong công tác giáo dục tại các trường tư cũng như các trường công lập, không phân biệt. Nhân danh toàn giáo phận tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với công việc phục vụ vô giá của các giáo chức. Thiên Chúa đã đặt để trong tay của anh chị em một nhiệm vụ cao cả. Tôi bảo đảm và khích lệ anh chị em vun trồng nhiệm vụ đó trong tình yêu đối với chân lý, mà anh chị em phải thông truyền cho các thế hệ trẻ của chúng ta với một cung cách đơn sơ và gần gũi. Xin anh chị em đừng nhượng bộ cám dỗ để cho chân lý tan biến đi. Ước chi nhiệm vụ là cha mẹ tinh thần mà mỗi giáo chức nắm giữ không khiến cho họ đánh giá thấp các khả năng của tất cả và từng sinh viên học sinh trong việc thực thi quyền bính được giao phó cho họ, hiểu biết rằng quyền bính có nghĩa là làm cho các khả năng của sinh viên học sinh tăng trưởng. Ước chi sự đòi hỏi đi đôi với sự hiền dịu và lòng kiên nhẫn trong việc giáo dục người trẻ.
ĐC Tissera cũng thừa nhận rằng đôi khi chúng ta cảm thấy sức nặng của trách nhiệm đè nặng trên mình trong một thế giới có các cạnh tranh lớn và các vấn đề khó khăn, nhưng tôi bảo đảm với anh chị em rằng anh chị em không cô đơn. Khi săn sóc từng người và cùng nhau với tình yêu thương và khả năng chuyên môn, anh chị em sẽ cảm nhận được sự dịu hiền của một sự hiện diện nâng đỡ và linh hoạt chúng cho anh chị em. Trong khi chúc mừng các giáo chức, ĐC cũng mời họ cử hành 40 năm thành lập giáo phận và Năm Thánh Lòng Thương Xót ngày 19 tháng 9 cũng như Năm Thánh các Giáo chức ngày 15 tháng 9.
Trong khi đó, ĐC Luis Urbanc, Giám mục Giáo phận Catamarca, gửi sứ điệp cho Ngày Giáo chức cử hành hôm 11 tháng 9. Trong sứ điệp, ĐC chào mừng các thầy cô và xin cho công việc thường ngày, lòng hăng say giáo dục trao ban sức mạnh để các thầy cô không suy yếu trong việc canh tân dấn thân nghề nghiệp.
ĐC kêu gọi các giáo chức đặt để các hoạt động thường ngày trong chià khoá lòng thương xót. ĐC nhắc nhở rằng ba công việc thương xót tinh thần đầu tiên là: dạy dỗ người không hiểu biết, khuyên bảo ai cần được cố vấn, và sửa dạy người sai lỗi. Chúng như được suy nghĩ và hướng tới các nhà giáo một cách đặc biệt. Chúng trao ban ánh sáng cho một trẻ em, cho một thanh thiếu niên, cho một người trưởng thành và cho biết bao nhiêu người cần việc dạy dỗ quảng đại và tình yêu thương để hàng ngày trao ban lời khuyên nhủ với một nghệ thuật: dạy dỗ trong yêu thương và yêu thương dạy dỗ. Năm Thánh Lòng Thương Xót khích lệ chúng ta thực thi điều này mỗi ngày, đặt để các hoạt động mỗi ngày của chúng ta trong chìa khoá của lòng thương xót.
ĐC Urbanc cũng mời gọi các giáo chức làm thế nào để lòng hăng say dạy dỗ không bị lu mờ bởi các xung khắc, mà chúng ta sống trong thân xác mình mỗi ngày, trái lại, trao ban sức mạnh cho chúng ta để dấn thân canh tân giáo dục của chúng ta không tan biến đi. Ước chi sự nhàm chán, lười biếng nhác, uơn lười không xâm chiếm chúng ta. Trái lại, khi nghĩ rằng sinh viên học sinh chờ đợi tôi trong lớp và hy vọng với đôi mắt tràn đầy niềm vui hay buồn sầu, với các láu lỉnh, nghịch ngội, với các xung khắc của tuổi trẻ, với các nỗi buồn của tuổi đang lớn lên, với các xung đột của gia đình, với biết bao nhiêu điều mà người trẻ khơi dậy trong lớp học, chúng là các thách đố mà chúng ta phải đương đầu mỗi ngày, thúc đầy chúng ta nói lên rằng “tôi ở đây vì Chúa đã mời gọi tôi làm theo ý Ngài là giáo dục các thế hệ trẻ”.
Trong sứ điệp gửi các nhà giáo dục nhân Ngày Giáo chức ĐC Vicente Bokalic, Giám mục Giáo phận Santiago del Estero, suy tư về sứ mệnh giáo dục trẻ em và người trẻ. ĐC viết trong sứ điệp: “Một cộng đoàn giáo dục là một Giáo Hội nhỏ, lớn hơn gia đình nhưng nhỏ hơn Giáo Hội giáo phận. Trong đó con người sống và chung sống. Trong đó, chúng ta cùng hành hương như là con cái và anh chị em hướng về miền vĩnh cửu. Tuy nhiên, trong tiến trình giáo dục con cái tại học đường các gia đình chưa ý thức tham gia tích cực đủ. Thật ra, những người đầu tiên có trách nhiệm giáo dục trẻ em là chính cha mẹ chúng. Lấy lại tư tưởng của ĐTC Phanxicô trong Tông huấn “Niềm vui Yêu thương”.
ĐC Bokalic khẳng định rằng việc giáo dục toàn vẹn các trẻ em là một bổn phận rất nghiêm trọng và đó là quyền đầu tiên của cha mẹ. Nó không phải là một gánh nặng nhưng là một quyền căn bản không thể thay thế được mà các bậc làm cha mẹ được mời gọi bảo vệ và không ai có quyền tước đoạt. Học đường không thể thay thế cha mẹ trong việc giáo dục con em họ, nhưng chỉ bổ túc cho nền giáo dục mà các em nhận được trong gia đình.
Ngoài ra, ĐC Bokalic cũng đề cập tới cuộc khủng hoảng tương quan giữa học đường và gia đình. Sự cô đơn hay cô lập hoá không cố ý, mà các giáo chức gặp phải trong sứ mệnh giáo dục, một phần cũng phát xuất từ sự kiện ít tham gia của gia đình trong tiến trình giáo dục học đường. Trước tình trạng này, ĐC khẳng định rằng chúng ta phải tìm mọi phương cách để cho các gia đình tham gia vào việc giáo dục học đường, và thách đố là phục hồi, tái lập và tái tạo một liên minh mới giữa gia đình và học đường. Để được như thế, cần có sự đối thoại liên tục giữa giới phụ huynh và các giáo chức. Các trẻ em phản ánh trong cung cách của chúng những gì chúng sống trong gia đình. Học đường được gia đình trợ giúp phải tìm tái tạo khung cảnh, sự hiện diện, tham dự và chú ý trong việc giáo dục mà các em nhận được. Trong nghĩa đó, thật là an ủi khi nghĩ rằng các giáo chức là các chứng nhân đức tin đồng thời cũng là các sứ giả của niềm vui. Vì thế, họ cũng phải ngưỡng vọng là các nhà sư phạm trong việc giáo dục đức tin và niềm vui là đôi cánh tinh thần hoà hợp và rạng rỡ có khả năng làm cho nguời ta yêu thích một ơn gọi. Hai quyền bính và ơn Thiên Chúa ban có khả năng biến đổi thế giới. Nỗ lực vô biên, sự kiên trì, khả năng và tình yêu thương, mà các giới chức cống hiến cho công việc giáo dục có nguy cơ mất đi, nếu không gặp sự vang vọng trong gia đình. Công việc giáo dục không thể chỉ hạn chế theo những gì vẫn làm cho đến nay, nhưng phải kháng cự lại một thực tại rất đối nghịch: cần phải tạo dựng, bắt đầu đặt nền cho một việc xây dựng mới của lịch sử nền tảng của một tương lai hy vọng, tin tưởng và tươi vui.
Sau cùng, ĐC Bokalic khuyến khích một sự đối thoại cởi mở, tin tưởng và trưởng thành giữa các phụ huynh và giáo chức để đặt nền cho một việc giáo dục vững chắc cho các thế hệ trẻ em với sự cộng tác của xã hội và cộng đoàn.
Cũng nhân Ngày Giáo chức cử hành hôm 11 tháng 9 trong Giáo phận San Juan de Cuyo, trong khung cảnh Năm Thánh Lòng Thương Xót, ĐC Phụ tá Jorge Lozano đã bày tỏ lòng biết ơn các giáo chức. Ngài khích lệ các thầy cô tận dụng dịp này để duyệt xét lại cung cách dạy dỗ và tìm cải tiến những gì có thể, bắt đầu với việc chấp nhận các thiếu sót của các đồng nghiệp, của các gia đình, và theo kiểu giáo dục của Chúa Giêsu, biết có cái nhìn của Ngài và sự tin tưởng như Ngài và có óc sáng tạo.
ĐC cho biết khi nói chuyện với các giáo chức, ngài đã thu lượm được vài tư tưởng có thể giúp tất cả những ai có trách nhiệm trên những người khác. Ngài mời gọi các giáo chức kiểm điểm lòng thương xót trong con tim giáo chức của mình, và sống thách đố giáo dục mỗi ngày. ĐC nhắc lại rằng lời mời gọi sống thương xót trở thành cấp thiết đối với mọi môi trường xã hội, vì nhiều khí trong trái tim con người dấu ẩn thù hận, thờ ơ và sự lười biếng. Thật là tốt, nếu cung cách sống và giáo dục của chúng ta giống cung cách của Chúa Giêsu: biết có cái nhìn như cái nhìn của Chúa Giêsu, biết tin tưởng nơi các khả năng nơi con tim tha nhân và có óc sáng tạo. Chúa Giêsu đã là người rất có óc sáng tạo. Ngài bẻ gãy các mô thức thời đó. Ngài đối thoại với người đàn bà Samaritana, cũng như với những người tội lỗi, Ngài làm các phép là ngày thứ bảy. Ngày nay chúng ta cũng có biết bao sáng tạo. Luôn luôn có thể có kiểu làm mới, một dự án mới, một chiến thuật mới, các lời nói gây vang vọng nơi những người khác. Trong cộng đoàn Chúa Thánh Thần luôn luôn sáng tạo, Ngài linh hứng cho chúng ta và linh hoạt chúng ta khiến cho chúng ta luôn luôn dấn thân hơn. ĐC mời gọi các giáo chức và mọi người để cho mình được hướng dẫn bởi Vị Thầy Nội Tâm này. Với sự hiện diện của Ngài Chúa chữa lành, canh tân, biến đổi chúng ta và luôn đồng hành với chúng ta trong nhiệm vụ giáo dục. Nhắc tới một bài hát nói rằng “chẳng có trường học nào dạy chúng ta sống” và Thánh vịnh “xin dạy chúng con biết đếm tháng ngày mình sống, để con tim chúng con đạt được sự khôn ngoan”, ĐC nói đây không phải là việc xin cho được sống lâu, nhưng là xin cho biết sống với phẩm chất cao, sống sâu đậm chiều kích sâu thẳm của cuộc đời. Thật ra có một trường học dạy sống, nếu chúng ta kiếm tìm đạt đến sự khôn ngoan.
Trong sứ điệp ĐC Carlos José Tissera, Giám mục Giáo phận Quilmes, chào mừng các nhà giáo và khuyến khích họ vun trồng tình yêu đối với sự thật và đừng nhượng bộ cám dỗ muốn để cho nó tan biến đi. Ngoài ra, ĐC còn kích lệ các giáo chức tham dự Ngày Năm Thánh của các nhà giáo dục 15 tháng 9.
Sứ điệp có đoạn viết: “Tôi chào mùng và ca ngợi tất cả các nhà giáo trong Ngày Giáo chức, các thầy cô dấn thân trong công tác giáo dục tại các trường tư cũng như các trường công lập, không phân biệt. Nhân danh toàn giáo phận tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với công việc phục vụ vô giá của các giáo chức. Thiên Chúa đã đặt để trong tay của anh chị em một nhiệm vụ cao cả. Tôi bảo đảm và khích lệ anh chị em vun trồng nhiệm vụ đó trong tình yêu đối với chân lý, mà anh chị em phải thông truyền cho các thế hệ trẻ của chúng ta với một cung cách đơn sơ và gần gũi. Xin anh chị em đừng nhượng bộ cám dỗ để cho chân lý tan biến đi. Ước chi nhiệm vụ là cha mẹ tinh thần mà mỗi giáo chức nắm giữ không khiến cho họ đánh giá thấp các khả năng của tất cả và từng sinh viên học sinh trong việc thực thi quyền bính được giao phó cho họ, hiểu biết rằng quyền bính có nghĩa là làm cho các khả năng của sinh viên học sinh tăng trưởng. Ước chi sự đòi hỏi đi đôi với sự hiền dịu và lòng kiên nhẫn trong việc giáo dục người trẻ.
ĐC Tissera cũng thừa nhận rằng đôi khi chúng ta cảm thấy sức nặng của trách nhiệm đè nặng trên mình trong một thế giới có các cạnh tranh lớn và các vấn đề khó khăn, nhưng tôi bảo đảm với anh chị em rằng anh chị em không cô đơn. Khi săn sóc từng người và cùng nhau với tình yêu thương và khả năng chuyên môn, anh chị em sẽ cảm nhận được sự dịu hiền của một sự hiện diện nâng đỡ và linh hoạt chúng cho anh chị em. Trong khi chúc mừng các giáo chức, ĐC cũng mời họ cử hành 40 năm thành lập giáo phận và Năm Thánh Lòng Thương Xót ngày 19 tháng 9 cũng như Năm Thánh các Giáo chức ngày 15 tháng 9.
Trong khi đó, ĐC Luis Urbanc, Giám mục Giáo phận Catamarca, gửi sứ điệp cho Ngày Giáo chức cử hành hôm 11 tháng 9. Trong sứ điệp, ĐC chào mừng các thầy cô và xin cho công việc thường ngày, lòng hăng say giáo dục trao ban sức mạnh để các thầy cô không suy yếu trong việc canh tân dấn thân nghề nghiệp.
ĐC kêu gọi các giáo chức đặt để các hoạt động thường ngày trong chià khoá lòng thương xót. ĐC nhắc nhở rằng ba công việc thương xót tinh thần đầu tiên là: dạy dỗ người không hiểu biết, khuyên bảo ai cần được cố vấn, và sửa dạy người sai lỗi. Chúng như được suy nghĩ và hướng tới các nhà giáo một cách đặc biệt. Chúng trao ban ánh sáng cho một trẻ em, cho một thanh thiếu niên, cho một người trưởng thành và cho biết bao nhiêu người cần việc dạy dỗ quảng đại và tình yêu thương để hàng ngày trao ban lời khuyên nhủ với một nghệ thuật: dạy dỗ trong yêu thương và yêu thương dạy dỗ. Năm Thánh Lòng Thương Xót khích lệ chúng ta thực thi điều này mỗi ngày, đặt để các hoạt động mỗi ngày của chúng ta trong chìa khoá của lòng thương xót.
ĐC Urbanc cũng mời gọi các giáo chức làm thế nào để lòng hăng say dạy dỗ không bị lu mờ bởi các xung khắc, mà chúng ta sống trong thân xác mình mỗi ngày, trái lại, trao ban sức mạnh cho chúng ta để dấn thân canh tân giáo dục của chúng ta không tan biến đi. Ước chi sự nhàm chán, lười biếng nhác, uơn lười không xâm chiếm chúng ta. Trái lại, khi nghĩ rằng sinh viên học sinh chờ đợi tôi trong lớp và hy vọng với đôi mắt tràn đầy niềm vui hay buồn sầu, với các láu lỉnh, nghịch ngội, với các xung khắc của tuổi trẻ, với các nỗi buồn của tuổi đang lớn lên, với các xung đột của gia đình, với biết bao nhiêu điều mà người trẻ khơi dậy trong lớp học, chúng là các thách đố mà chúng ta phải đương đầu mỗi ngày, thúc đầy chúng ta nói lên rằng “tôi ở đây vì Chúa đã mời gọi tôi làm theo ý Ngài là giáo dục các thế hệ trẻ”.
Trong sứ điệp gửi các nhà giáo dục nhân Ngày Giáo chức ĐC Vicente Bokalic, Giám mục Giáo phận Santiago del Estero, suy tư về sứ mệnh giáo dục trẻ em và người trẻ. ĐC viết trong sứ điệp: “Một cộng đoàn giáo dục là một Giáo Hội nhỏ, lớn hơn gia đình nhưng nhỏ hơn Giáo Hội giáo phận. Trong đó con người sống và chung sống. Trong đó, chúng ta cùng hành hương như là con cái và anh chị em hướng về miền vĩnh cửu. Tuy nhiên, trong tiến trình giáo dục con cái tại học đường các gia đình chưa ý thức tham gia tích cực đủ. Thật ra, những người đầu tiên có trách nhiệm giáo dục trẻ em là chính cha mẹ chúng. Lấy lại tư tưởng của ĐTC Phanxicô trong Tông huấn “Niềm vui Yêu thương”.
ĐC Bokalic khẳng định rằng việc giáo dục toàn vẹn các trẻ em là một bổn phận rất nghiêm trọng và đó là quyền đầu tiên của cha mẹ. Nó không phải là một gánh nặng nhưng là một quyền căn bản không thể thay thế được mà các bậc làm cha mẹ được mời gọi bảo vệ và không ai có quyền tước đoạt. Học đường không thể thay thế cha mẹ trong việc giáo dục con em họ, nhưng chỉ bổ túc cho nền giáo dục mà các em nhận được trong gia đình.
Ngoài ra, ĐC Bokalic cũng đề cập tới cuộc khủng hoảng tương quan giữa học đường và gia đình. Sự cô đơn hay cô lập hoá không cố ý, mà các giáo chức gặp phải trong sứ mệnh giáo dục, một phần cũng phát xuất từ sự kiện ít tham gia của gia đình trong tiến trình giáo dục học đường. Trước tình trạng này, ĐC khẳng định rằng chúng ta phải tìm mọi phương cách để cho các gia đình tham gia vào việc giáo dục học đường, và thách đố là phục hồi, tái lập và tái tạo một liên minh mới giữa gia đình và học đường. Để được như thế, cần có sự đối thoại liên tục giữa giới phụ huynh và các giáo chức. Các trẻ em phản ánh trong cung cách của chúng những gì chúng sống trong gia đình. Học đường được gia đình trợ giúp phải tìm tái tạo khung cảnh, sự hiện diện, tham dự và chú ý trong việc giáo dục mà các em nhận được. Trong nghĩa đó, thật là an ủi khi nghĩ rằng các giáo chức là các chứng nhân đức tin đồng thời cũng là các sứ giả của niềm vui. Vì thế, họ cũng phải ngưỡng vọng là các nhà sư phạm trong việc giáo dục đức tin và niềm vui là đôi cánh tinh thần hoà hợp và rạng rỡ có khả năng làm cho nguời ta yêu thích một ơn gọi. Hai quyền bính và ơn Thiên Chúa ban có khả năng biến đổi thế giới. Nỗ lực vô biên, sự kiên trì, khả năng và tình yêu thương, mà các giới chức cống hiến cho công việc giáo dục có nguy cơ mất đi, nếu không gặp sự vang vọng trong gia đình. Công việc giáo dục không thể chỉ hạn chế theo những gì vẫn làm cho đến nay, nhưng phải kháng cự lại một thực tại rất đối nghịch: cần phải tạo dựng, bắt đầu đặt nền cho một việc xây dựng mới của lịch sử nền tảng của một tương lai hy vọng, tin tưởng và tươi vui.
Sau cùng, ĐC Bokalic khuyến khích một sự đối thoại cởi mở, tin tưởng và trưởng thành giữa các phụ huynh và giáo chức để đặt nền cho một việc giáo dục vững chắc cho các thế hệ trẻ em với sự cộng tác của xã hội và cộng đoàn.
Cũng nhân Ngày Giáo chức cử hành hôm 11 tháng 9 trong Giáo phận San Juan de Cuyo, trong khung cảnh Năm Thánh Lòng Thương Xót, ĐC Phụ tá Jorge Lozano đã bày tỏ lòng biết ơn các giáo chức. Ngài khích lệ các thầy cô tận dụng dịp này để duyệt xét lại cung cách dạy dỗ và tìm cải tiến những gì có thể, bắt đầu với việc chấp nhận các thiếu sót của các đồng nghiệp, của các gia đình, và theo kiểu giáo dục của Chúa Giêsu, biết có cái nhìn của Ngài và sự tin tưởng như Ngài và có óc sáng tạo.
ĐC cho biết khi nói chuyện với các giáo chức, ngài đã thu lượm được vài tư tưởng có thể giúp tất cả những ai có trách nhiệm trên những người khác. Ngài mời gọi các giáo chức kiểm điểm lòng thương xót trong con tim giáo chức của mình, và sống thách đố giáo dục mỗi ngày. ĐC nhắc lại rằng lời mời gọi sống thương xót trở thành cấp thiết đối với mọi môi trường xã hội, vì nhiều khí trong trái tim con người dấu ẩn thù hận, thờ ơ và sự lười biếng. Thật là tốt, nếu cung cách sống và giáo dục của chúng ta giống cung cách của Chúa Giêsu: biết có cái nhìn như cái nhìn của Chúa Giêsu, biết tin tưởng nơi các khả năng nơi con tim tha nhân và có óc sáng tạo. Chúa Giêsu đã là người rất có óc sáng tạo. Ngài bẻ gãy các mô thức thời đó. Ngài đối thoại với người đàn bà Samaritana, cũng như với những người tội lỗi, Ngài làm các phép là ngày thứ bảy. Ngày nay chúng ta cũng có biết bao sáng tạo. Luôn luôn có thể có kiểu làm mới, một dự án mới, một chiến thuật mới, các lời nói gây vang vọng nơi những người khác. Trong cộng đoàn Chúa Thánh Thần luôn luôn sáng tạo, Ngài linh hứng cho chúng ta và linh hoạt chúng ta khiến cho chúng ta luôn luôn dấn thân hơn. ĐC mời gọi các giáo chức và mọi người để cho mình được hướng dẫn bởi Vị Thầy Nội Tâm này. Với sự hiện diện của Ngài Chúa chữa lành, canh tân, biến đổi chúng ta và luôn đồng hành với chúng ta trong nhiệm vụ giáo dục. Nhắc tới một bài hát nói rằng “chẳng có trường học nào dạy chúng ta sống” và Thánh vịnh “xin dạy chúng con biết đếm tháng ngày mình sống, để con tim chúng con đạt được sự khôn ngoan”, ĐC nói đây không phải là việc xin cho được sống lâu, nhưng là xin cho biết sống với phẩm chất cao, sống sâu đậm chiều kích sâu thẳm của cuộc đời. Thật ra có một trường học dạy sống, nếu chúng ta kiếm tìm đạt đến sự khôn ngoan.
Linh Tiến Khải