ĐHY Parolin kêu gọi tái tạo phẩm giá người nghèo ở Colombia
BOGOTÀ – ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, kêu gọi nhân dân Colombia, tái tạo phẩm giá những người đau khổ, để đảm bảo tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước. Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài giảng tại buổi Phụng vụ Lời Chúa ở thành Cartagena de Indias, chiều ngày 26-9-2016, nhân dịp ký kết Hiệp định Hoà bình giữa Chính phủ Colombia và phiến quân “Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia”
ĐHY Parolin kêu gọi tái tạo phẩm giá người nghèo ở Colombia
BOGOTÀ – ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, kêu gọi nhân dân Colombia, tái tạo phẩm giá những người đau khổ, để đảm bảo tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài giảng tại buổi Phụng vụ Lời Chúa ở thành Cartagena de Indias, chiều ngày 26-9-2016, nhân dịp ký kết Hiệp định Hoà bình giữa Chính phủ Colombia và phiến quân “Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia”, gọi tắt là FARC. Hiện diện tại buổi lễ có tổng thống, lãnh tụ phiến quân, nhiều vị quốc trưởng, thủ tướng chính phủ và cựu quốc vương Juan Carlos của Tây Ban Nha, và 2.500 khách mời, tất cả đều mặc áo trắng.
ĐHY Parolin nhắc đến sự gần gũi của ĐTC Phanxicô, mối quan tâm và khích lệ của ngài đối với tiến trình thương thuyết hoà bình, nhưng không can dự vào những giải pháp kỹ thuật chuyên môn để nhân dân Colombia tự do quyết định về vận mạng và tương lai của mình.
ĐHY Quốc vụ khanh cũng nói đến nghĩa vụ của Colombia bây giờ là xoa dịu nổi đau khổ của bao nhiêu người dân đã chịu tủi nhục và đàn áp vì bạo lực, phải giải trừ oán thù và thay đổi hướng đi lịch sử của mình hầu xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn trong những cơ cấu công chính và vững chắc của mình.
Ngài nói: “Phương pháp chắc chắn nhấn để bắt đầu tương lai chính là tái tạo phẩm giá của người đang chịu đau khổ, và để làm như vậy, cần đến gần người đau khổ, không ngại mất thời giờ, đến độ đồng hoá với những người đau khổ. Nói khác đi nền hoà bình mà Colombia đang khao khát đi xa hơn sự thi hành một số cơ cấu hoặc hiệp ước, và quy trọng tâm vào việc tái tạo con người. Thực vậy, chính trong những vết thương nơi tâm hồn con người, nơi có những nguyên do sâu xa của cuộc xung đột, đã làm tàn phá đất nước này.”
Cũng trong bài giảng, ĐHY Parolin mời gọi mọi người tín thác nơi Chúa và cầu xin ơn phù trợ của Người: “Chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban cho chúng ta sức mạnh để đương đầu với các vấn đề hiện nay, và nhất là khả năng đồng hoá với tất cả những người đan chịu đau khổ. Chính vì thế, chúng ta họp nhau nơi đây để cầu nguyện. Chúng ta coi biến cố này như một sự biểu lộ lòng tín thác của chính quyền và tất cả những người theo chúng ta, nơi sức mạnh của lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa.”
ĐHY giải thích rằng chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta lòng can đảm trong tình liên đới là điều cần thiết để, trong sự thật và công lý, lấp đầy những hố chia cách do bạo lực gây ra.
Tổng thống Juan Manuel Santos và lãnh tụ FARC ông Rodrigo Echeverri đã ký Hoà ước Chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu trong 52 năm, làm cho ít nhất 220.000 người chết và gần 7 triệu người phải di tản.
Tổng thống Manuel Santos nói: “Khi chấm dứt cuộc xung đột này, chúng ta kết thúc cuộc xung đột võ trang kỳ cựu nhất ở Tây Bán Cầu. Vì thế, miền này và trái đất này vui mừng, vì bớt được một cuộc chiến tranh trên thế giới và đó là chiến tranh Colombia.” (SD 27-9-2016)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài giảng tại buổi Phụng vụ Lời Chúa ở thành Cartagena de Indias, chiều ngày 26-9-2016, nhân dịp ký kết Hiệp định Hoà bình giữa Chính phủ Colombia và phiến quân “Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia”, gọi tắt là FARC. Hiện diện tại buổi lễ có tổng thống, lãnh tụ phiến quân, nhiều vị quốc trưởng, thủ tướng chính phủ và cựu quốc vương Juan Carlos của Tây Ban Nha, và 2.500 khách mời, tất cả đều mặc áo trắng.
ĐHY Parolin nhắc đến sự gần gũi của ĐTC Phanxicô, mối quan tâm và khích lệ của ngài đối với tiến trình thương thuyết hoà bình, nhưng không can dự vào những giải pháp kỹ thuật chuyên môn để nhân dân Colombia tự do quyết định về vận mạng và tương lai của mình.
ĐHY Quốc vụ khanh cũng nói đến nghĩa vụ của Colombia bây giờ là xoa dịu nổi đau khổ của bao nhiêu người dân đã chịu tủi nhục và đàn áp vì bạo lực, phải giải trừ oán thù và thay đổi hướng đi lịch sử của mình hầu xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn trong những cơ cấu công chính và vững chắc của mình.
Ngài nói: “Phương pháp chắc chắn nhấn để bắt đầu tương lai chính là tái tạo phẩm giá của người đang chịu đau khổ, và để làm như vậy, cần đến gần người đau khổ, không ngại mất thời giờ, đến độ đồng hoá với những người đau khổ. Nói khác đi nền hoà bình mà Colombia đang khao khát đi xa hơn sự thi hành một số cơ cấu hoặc hiệp ước, và quy trọng tâm vào việc tái tạo con người. Thực vậy, chính trong những vết thương nơi tâm hồn con người, nơi có những nguyên do sâu xa của cuộc xung đột, đã làm tàn phá đất nước này.”
Cũng trong bài giảng, ĐHY Parolin mời gọi mọi người tín thác nơi Chúa và cầu xin ơn phù trợ của Người: “Chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban cho chúng ta sức mạnh để đương đầu với các vấn đề hiện nay, và nhất là khả năng đồng hoá với tất cả những người đan chịu đau khổ. Chính vì thế, chúng ta họp nhau nơi đây để cầu nguyện. Chúng ta coi biến cố này như một sự biểu lộ lòng tín thác của chính quyền và tất cả những người theo chúng ta, nơi sức mạnh của lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa.”
ĐHY giải thích rằng chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta lòng can đảm trong tình liên đới là điều cần thiết để, trong sự thật và công lý, lấp đầy những hố chia cách do bạo lực gây ra.
Tổng thống Juan Manuel Santos và lãnh tụ FARC ông Rodrigo Echeverri đã ký Hoà ước Chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu trong 52 năm, làm cho ít nhất 220.000 người chết và gần 7 triệu người phải di tản.
Tổng thống Manuel Santos nói: “Khi chấm dứt cuộc xung đột này, chúng ta kết thúc cuộc xung đột võ trang kỳ cựu nhất ở Tây Bán Cầu. Vì thế, miền này và trái đất này vui mừng, vì bớt được một cuộc chiến tranh trên thế giới và đó là chiến tranh Colombia.” (SD 27-9-2016)
G. Trần Đức Anh OP