23/12/2024

Các phê bình “dự luật về các hoạt động tôn giáo” của Trung Quốc

Roma – Dự luật về các hoạt động tôn giáo do chính quyền Trung Quốc phổ biến hồi đầu tháng kiểm soat mọi khía cạnh của đời sống các cộng đoàn: các nhóm, nhân viên tôn giáo, các nơi thờ tự, các cơ sở, các tượng ảnh, yêu cầu không có những liên hệ với ngoại quốc cách độc lập…

 Các phê bình “dự luật về các hoạt động tôn giáo” của Trung Quốc

 

 
Roma – Dự luật về các hoạt động tôn giáo do chính quyền Trung Quốc phổ biến hồi đầu tháng kiểm soat mọi khía cạnh của đời sống các cộng đoàn: các nhóm, nhân viên tôn giáo, các nơi thờ tự, các cơ sở, các tượng ảnh, yêu cầu không có những liên hệ với ngoại quốc cách độc lập…

Chính quyền đã xin dân chúng góp ý kiến và các ý kiến và phê bình được gửi về hầu như đều tiêu cực. Dù vậy, một đảng viên cho biết là dự luật “trong thực tế là văn bản chính thức” và sẽ không có sửa đổi nào nữa. Dự luật tôn giáo mới bị xem là tự mâu thuẫn. Trong khi trên lý thuyết, hiến pháp viết là mọi công dân Trung Quốc có quyền tự do tôn giáo thì trong thực tế, dự luật này là “một cách kìm hãm tự do tôn giáo”.

Theo Cha Chen, một linh mục ở vùng đông bắc Trung Quốc, “hiến pháp quốc gia khẳng đình là mọi công dân có quyền tự do tôn giáo. Các quy chế mới không nên giống như là một cách để hạn chế quyền tự do tôn giáo của nhân dân”. Một linh mục khác ở miền trung Trung Quốc phê bình “đạo luật về hoạt động tôn giáo giúp cho nhà nươc kiểm soát các tôn giáo… Đó là rượu cũ bình mới (một sự thay đổi về hình thức nhưng không về bản chất)”.

Một giáo dân tên là Vinh Sơn ở Quảng Châu nhận định: “Tại Trung Quốc, nhà nước và tôn giáo tách biệt. Bởi thế tự do tôn gíao và niềm tin tôn giáo là vấn đề cá nhân và việc điều hành các hoạt động của các nhóm tôn giáo khác nhau phải dựa trên hiến pháp, trên bộ luật hình sự và luật tôn giáo. Không nên áp đặt các nhóm này, đặc biệt là các linh mục và các nhân viên tôn giáo gia nhập các tổ chức không liên quan đến tôn giáo hay không phù hợp với đức tin.” 

Một số người thì thảo luận về quyền của hội đồng nhà nước (cơ quan hành chính tối cao của nhà nước, có trách nhiêm áp dụng luật và quyết định đã được quốc hội phê duyệt) về vấn đề tôn giáo. Luật sư Lý Quý Sanh, một tín hữu Tin Lành, xác định: “Chính phủ, hội đồng nhà nước không có quyền giới hạn các quyền hiến định của công dân.” Nó sẽ tốt khi không luôn luôn và chỉ sử dụng các quy định, nhưng để lập ra một luật về tự do tôn giáo. Ông khẳng định: “Hội đồng nhà nước là cơ quan thi hành luật và không có quyền ban hành luật. Chỉ có quốc hội có thể làm điều này trong phiên họp khoáng đại.”

Một học giả khác cũng nhận thấy là cần có một luật thật sự và đúng đắn, một đạo luật mà sẽ làm giảm đi sự khác biệt giữa các hoạt động tôn giáo bình thường và các hoạt động bất hợp pháp (được thực hành bởi các cộng đoàn hầm trú không được chính quyền nhìn nhận), bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các Giáo hội địa phương (bị coi là bất hợp pháp bởi luật hiện hành). Thêm nữa, luật phải nhìn nhận sự hiện hữu và lợi ích của các cộng đoàn thiểu số ngoài 5 tôn giáo lớn. Ở Trung Quốc, trong thực tế, chính quyền chỉ nhìn nhận Phật giáo, Lão giáo, Hồi giáo, Tin Lành và Công giáo. Các tôn giáo khác như Chính thống giáo, Do Thái giáo,… sống trong tình trạng lấp lửng pháp lý dù là những nhóm tôn giáo đích thực. (Asia News 27/09/2016)


 
 

Hồng Thuỷ