23/01/2025

Toà Thánh tham gia Hiệp ước Chống tham nhũng

Hôm 19-9-2016, ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, đã chính thức trao văn kiện tham gia Hiệp ước này, đã được Đại Hội đồng LHQ thông qua ngày 31-10-2003. Khi bày tỏ sự tham gia Hiệp ước, nhân danh Toà Thánh và cả Quốc gia Thành Vatican, Toà Thánh bày tỏ 2 sự dè dặt và 3 tuyên ngôn giải thích được coi là thành phần của văn kiện tham gia.

 Toà Thánh tham gia Hiệp ước Chống tham nhũng

 

 

 

NEW YORK – Toà Thánh tham gia Hiệp ước Chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Hôm 19-9-2016, ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, đã chính thức trao văn kiện tham gia Hiệp ước này, đã được Đại Hội đồng LHQ thông qua ngày 31-10-2003.

Khi bày tỏ sự tham gia Hiệp ước, nhân danh Toà Thánh và cả Quốc gia Thành Vatican, Toà Thánh bày tỏ 2 sự dè dặt và 3 tuyên ngôn giải thích được coi là thành phần của văn kiện tham gia.

Vì thế, chiếu theo khoản số 68 triệt 2 của hiệp ước, quy định việc chấp nhận cả những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và chống lại các tội tham nhũng trong lĩnh vực công quyền, hiệp ước này bắt đầu có hiệu lực đối với Toà Thánh và Quốc gia Thành Vatican từ ngày 19-10 tới đây.

Trong một bài đăng trên báo Quan sát viên Roma của Toà Thánh, Đức TGM Ngoại trưởng Paul Gallagher nhắc lại trong trong Tông sắc “Tôn nhan Thương xót” (Misericordiae Vultus) ngày 11-4-2015 để ấn định Năm Thánh đặc biệt về Lòng Thương Xót, ĐTC Phanxicô đã tố giác nạm tham nhũng như tai ương của xã hội và kêu tích cực bài trừ tệ nạn này.

Hiệp ước của LHQ chống tham nhũng có đối tượng là thăng tiến và củng cố các biện pháp phòng ngừa và bài trừ nạn tham những, tạo điều kiện dễ dàng cho sự cộng tác và trợ giúp chuyên môn trong lĩnh vực quốc tế, cũng như tịch thu các tài sản đã thủ đắc bất hợp pháp. Theo một nghĩa rộng lớn hơn, hiệp ước nhắm thắng tiến sự thanh liêm, trách nhiệm và ý ngay chính trong việc quản trụ công vụ.

Đặc biệt các quốc gia phê chuẩn Hiệp ước Chống tham nhũng bó buộc phải truy tố và trừng phạt sự tham nhũng tích cực và thụ động của các nhân viên công quyền thuộc quốc gia của mình và cả những nhân viên công quyền ngoại quốc, cũng như sự tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân. Ngoài ra, các nước phải tuyên bố có thể truy tố theo luật sự chiếm hữu bất hợp pháp, lạm dụng chức vụ, rửa tiền và làm chứng gian. (SD 23-9-2016)

 
 

G. Trần Đức Anh OP