Hãy sống lòng thương xót để trở thành dụng cụ lòng xót thương
Trong những lúc mệt mỏi và chán chường, chúng ta hãy nhớ lời Chúa mời gọi chúng ta đến với Ngài để đuợc nghỉ ngơi và vơi nhẹ. Đôi khi sự mệt mỏi của chúng ta phát xuất từ việc tin tưởng nơi các sự vật không phải là điều nòng cốt, và vì chúng ta đã xa rời điều thực sự có giá trị trong cuộc sống.
Hãy sống lòng thương xót để trở thành dụng cụ lòng xót thương
ĐTC Phanxicô chào tín hữu và du khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 14-9-2016 – REUTERS
Trong những lúc mệt mỏi và chán chường, chúng ta hãy nhớ lời Chúa mời gọi chúng ta đến với Ngài để đuợc nghỉ ngơi và vơi nhẹ. Đôi khi sự mệt mỏi của chúng ta phát xuất từ việc tin tưởng nơi các sự vật không phải là điều nòng cốt, và vì chúng ta đã xa rời điều thực sự có giá trị trong cuộc sống.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 14-9.
Trong bài huấn dụ, ĐTC đã giải thích ý nghĩa đoạn Phúc Âm trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Hãy đến với Ta, tất cả các con là những kẻ mệt nhọc và bị áp bức, Ta sẽ bổ sức cho… Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng và các con sẽ tìm được an nghỉ cho cuộc sống.” (Mt 11,28-30).
ĐTC nói: Lời mời gọi của Chúa gây ngạc nhiên: Ngài mời những kẻ đơn sơ và bị cuộc sống khó khăn đè nặng, Ngài mời gọi những người có biết bao nhu cầu và hứa với họ rằng nơi Ngài họ sẽ tìm được nghỉ ngơi và vơi nhẹ. Lời mời gọi được hướng tới ở thể mệnh lệnh: “Hãy đến với Ta”, “hãy mang lấy ách của Ta” và “hãy học nơi Ta”. Giá mà tất cả mọi vị lãnh đạo trên thế giới có thể nói điều này!
Lệnh truyền thứ nhất là “hãy đến với Ta”. Khi ngỏ lời với những kẻ mệt mỏi và bị áp bức, Chúa Giêsu tự giới thiệu như Người Tôi Tớ của Chúa được miêu tả trong sách Ngôn sứ Isaia: “Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi của người môn đệ, để tôi biết ngỏ lời với kẻ mất tin tưởng.” (Is 50,4). Bên cạnh những người mất tin tưởng này, Tin Mừng cũng thường đặt những kẻ nghèo khó (Mt 11,5) và bé mọn (x. Mt 18,6).
ĐTC giải thích:
Đây là những người không thể dựa trên các phương tiện riêng của mình, cũng như trên các tình bạn quan trọng. Họ chỉ có thể tin cậy nơi Thiên Chúa. Ý thức được điều kiện khiêm tốn và bần cùng của mình họ biết họ tuỳ thuộc nơi lòng thương xót của Chúa, bằng cách chờ đợi từ Ngài sự trợ giúp duy nhất có thể có. Trong lời mời của Chúa Giêsu, sau cùng chúng ta tìm thấy câu trả lời cho sự chờ mong của họ: khi trở thành môn đệ của Ngài, họ nhận được lời hứa tìm thấy sự nghỉ ngơi cho suốt cuộc đời. Một lời hứa vào cuối Tin Mừng được trải dài ra cho tất cả mọi người: “Các con hãy ra đi và làm cho tất cả mọi dân tộc trở thành môn đệ Thầy.” (Mt 28,19). Khi tiếp nhận lời mời cử hành Năm Thánh ân sủng này, trên toàn thế giới, tín hữu hành hương bước qua Cửa Thánh Lòng Thương Xót, được mở trong các nhà thờ chính toà và các đền thánh và trong biết bao nhiêu nhà thờ trên thế giới; trong các nhà thương, trong các nhà tù… Tại sao lại bước qua Cửa của Lòng Thương Xót này? Để tìm Chúa Giêsu, để tìm tình bạn của Chúa Giêsu, để tìm sự bổ sức mà chỉ có Chúa Giêsu trao ban. Con đường này diễn tả sự hoán cải của từng môn đệ bước theo Chúa Giêsu. Và sự hoán cải luôn luôn hệ tại việc khám phá ra lòng thương xót của Chúa. Và lòng thương xót này vô tận và không thể nào cạn: lòng thương xót của Chúa thật lớn lao. Như vậy, khi bước qua Cửa Thánh, chúng ta tuyên xưng rằng “tình yêu hiện diện trong thế giới và tình yêu đó mạnh hơn mọi thứ sự dữ, trong đó con người, nhân loại, thế giới bị liên luỵ (x. Gioan Phaolô II, Thiên Chúa giàu lòng thương xót, 7).
Tiếp tục bài huấn dụ, ĐTC nói:
Lệnh truyền thứ hai là “hãy mang lấy ách của Ta”. Trong bối cảnh của Giao Ước, truyền thống Kinh Thánh dùng hình ảnh các ách để ám chỉ mối dây chặt chẽ nối liền dân với Thiên Chúa và vì thế sự tùng phục ý muốn của Ngài được diễn tả ra trong Luật Lệ. Tranh luận với các ký lục và các tiến sĩ luật, Chúa Giêsu đặt ách của Ngài trên các môn đệ, trong đó Lề Luật tìm được sự thành toàn của nó. Ngài muốn dạy họ rằng họ sẽ khám phá ra ý của Thiên Chúa qua con người của Ngài: qua Chúa Giêsu, chứ không qua các luật lệ và các quy tắc lạnh lùng mà chính Chúa Giêsu kết án. Chúng ta có thể đọc chương 23 Phúc Âm Thánh Mátthêu. Ngài ở trong trung tâm tương quan của họ với Thiên Chúa, ở trong trung tâm của các tương quan giữa các môn đệ và ở trọng tâm cuộc sống của mỗi người. Khi nhận lấy “ách của Chúa Giêsu” như thế, mỗi môn đệ bước vào trong sự hiệp thông với Ngài và chia sẻ mầu nhiệm thập giá và số phận cứu rỗi của Ngài.
Lệnh truyền thứ ba là “hãy học nơi Ta”. Chúa Giêsu vạch ra cho các môn đệ Ngài một con đường hiểu biết và noi gương. Ngài không phải là một vị thầy một cách nghiêm ngặt áp đặt trên người khác các gánh nặng mà Ngài không mang: đây đã là lời tố cáo mà Ngài đưa ra cho các tiến sĩ luật. Ngài hướng tới các người khiêm tốn và bé nhỏ, các người nghèo, các người túng thiếu, bởi vì chính Ngài cũng tự trở thành bé nhỏ và khiêm tốn. Ngài hiểu biết người nghèo và người đau khổ, bởi vì chính Ngài cũng nghèo nàn và bị thức thách bởi khổ đau.
ĐTC giải thích thêm:
Để cứu rỗi nhân loại Chúa Giêsu đã không đi theo một con đường dễ dàng, trái lại, con đường của Ngài đã là con đường khổ đau và khó khăn. Như viết trong thư gửi tín hữu Philiphê: “Người đã hạ mình bằng cách vâng lời cho đến chết và chết trên thập tự.” (Pl 2,8). Ách mà các người nghèo và các người bị áp bức mang cũng chính là ách mà Ngài đã mang trước họ: vì thế nó là một ách nhẹ nhàng. Ngài đã mang trên vai các khổ đau và tội lỗi của toàn nhân loại. Như vậy, đối với người môn đệ, nhận lấy ách của Chúa Giêsu có nghĩa là nhận lấy sự mạc khải của Ngài và tiếp đón nó: nơi Ngài, lòng thương xót của Thiên Chúa đã lo lắng cho các nghèo khó của con người, và như thế trao ban cho tất cả mọi người khả thể của ơn cứu độ. Nhưng tại sao Chúa Giêsu lại có khả năng nói các điều này? Bởi vì Ngài đã biến thành tất cả cho mọi người, gần gũi mọi nguời, gần gũi những kẻ nghèo túng! Ngài đã là một Mục Tử sống giữa dân chúng, sống giữa người nghèo… Ngài đã làm việc suốt ngày với họ. Chúa Giêsu đã không phải là một hoàng tử. Thật là xấu cho Giáo Hội, khi các mục tử trở thành các ông hoàng, sống xa cách dân chúng, xa cách người nghèo: đó không phải là tinh thần của Chúa Giêsu. Ngài quở trách các mục tử này và Chúa Giêsu nói với dân chúng về các mục tử này như sau: “Hãy làm điều họ nói, nhưng đừng làm như họ.”
Anh chị em thân mến, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng có những lúc mệt mỏi và chán nản. Khi đó chúng ta hãy nhớ tới các lời này của Chúa, Ngài trao ban cho chúng ta biết bao an ủi và làm cho chúng ta hiểu rằng chúng ta đang dùng sức lực của mình để phục vụ sự thiện. Thật thế, đôi khi sự mệt nhọc của chúng ta là do đã tin tưởng nơi các điều không phải là nòng cốt, bởi vỉ chúng ta đã xa rời điều thực sự có giá trị trong cuộc sống. Chúa dạy chúng ta đừng sợ hãi theo Ngài, bởi vì niềm hy vọng mà chúng ta đặt nơi Ngài sẽ không bị thất vọng. Như thế, chúng ta được mời gọi học nơi Ngài sống lòng thương xót có nghĩa là để trở thành dụng cụ của lòng thương xót. Sống lòng thương xót để trở thành dụng cụ của lòng xót thương: sống lòng thương xót có nghĩa là cảm thấy mình cần lòng thương xót của Chúa Giêsu, và khi chúng ta cảm thấy mình cần ơn tha thứ, cần sự ủi an, cần lòng thương xót của Chúa Giêsu, chúng ta học thương xót người khác.
Giữ cái nhìn trên Con Thiên Chúa làm cho chúng ta hiểu chúng ta còn biết bao đường phải đi; nhưng đồng thời cũng đổ tràn đầy trên chúng ta niềm vui biết rằng chúng ta đang cùng đi với Ngài và chúng ta không bao giờ cô đơn. Như thế, hãy can đảm lên nhé! Can đảm! Chúng ta đừng để lấy mất đi niềm vui là môn đệ của Chúa. “Nhưng mà, thưa cha con là kẻ tội lỗi, làm sao con có thể làm được?” Hãy để cho Chúa nhìn bạn, hãy mở con tim bạn ra, hãy cảm nhận trên bạn cái nhìn của Ngài, lòng thương xót của Ngài, và con tim của bạn sẽ được tràn đầy niềm vui, niềm vui của sự tha thứ, nếu bạn đến gần xin ơn tha thứ. Chúng ta đừng để cho mình bị đánh cắp đi niềm hy vọng sống cuộc sống với Ngài và với sức mạnh của sự an ủi của Ngài.
ĐTC đã chào nhiều nhóm hiện diện. Trong số các nhóm nói tiếng Pháp, ngài chào tín hữu Tổng Giáo phận Rouen do ĐGM sở tại hướng dẫn, các chủng sinh Giáo phận Lille, cũng như Liên hiệp các cựu học sinh các trường của Dòng Tên, các tín hữu Bỉ và Thuỵ Sĩ.
Ngài cũng chào tín hữu đến từ các nước Anh, Scotland, Ireland, Bỉ, Australia, Indonesia, Malaysia, Canada, Hoa Kỳ, Đức, Áo, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Croazia, Slovacchia và các nước châu Mỹ Latinh. Ngài nhắc cho mọi người biết hôm qua là Lễ Tôn vinh Thánh Giá, trên đó Con Thiên Chúa đã chết để cứu chuộc nhân loại. Nó là câu trả lời của Thiên Chúa cho sự dữ và tội lỗi của con người. Một câu trả lời của tình yêu, lòng thương xót và ơn tha thứ.
Trong số các nhóm nói tiếng Ý, ĐTC chào tín hữu các Giáo phận Lugano, Acerta Cento, các nữ tu Clarét thuộc nhiều quốc gia khác nhau về hành hương Năm Thánh, nhóm Biomedia Milano. Ngài cầu mong mọi người có những ngày hành hương hữu ích và tràn đầy ơn thánh.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, ĐTC chúc các bạn trẻ hăng hái bước vào năm học mới sau kỳ nghỉ hè trong thái độ đối thoại với Chúa; người đau yếu tìm thấy nơi thập giá Chúa niềm an ủi, ánh sáng và bình an; các đôi vợ chồng mới cưới luôn sống trong tương quan với Chúa Kitô chịu đóng đinh để tình yêu của họ luôn được chân thực, phong phú và bền lâu.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh ĐTC ban cho mọi người.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 14-9.
Trong bài huấn dụ, ĐTC đã giải thích ý nghĩa đoạn Phúc Âm trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Hãy đến với Ta, tất cả các con là những kẻ mệt nhọc và bị áp bức, Ta sẽ bổ sức cho… Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng và các con sẽ tìm được an nghỉ cho cuộc sống.” (Mt 11,28-30).
ĐTC nói: Lời mời gọi của Chúa gây ngạc nhiên: Ngài mời những kẻ đơn sơ và bị cuộc sống khó khăn đè nặng, Ngài mời gọi những người có biết bao nhu cầu và hứa với họ rằng nơi Ngài họ sẽ tìm được nghỉ ngơi và vơi nhẹ. Lời mời gọi được hướng tới ở thể mệnh lệnh: “Hãy đến với Ta”, “hãy mang lấy ách của Ta” và “hãy học nơi Ta”. Giá mà tất cả mọi vị lãnh đạo trên thế giới có thể nói điều này!
Lệnh truyền thứ nhất là “hãy đến với Ta”. Khi ngỏ lời với những kẻ mệt mỏi và bị áp bức, Chúa Giêsu tự giới thiệu như Người Tôi Tớ của Chúa được miêu tả trong sách Ngôn sứ Isaia: “Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi của người môn đệ, để tôi biết ngỏ lời với kẻ mất tin tưởng.” (Is 50,4). Bên cạnh những người mất tin tưởng này, Tin Mừng cũng thường đặt những kẻ nghèo khó (Mt 11,5) và bé mọn (x. Mt 18,6).
ĐTC giải thích:
Đây là những người không thể dựa trên các phương tiện riêng của mình, cũng như trên các tình bạn quan trọng. Họ chỉ có thể tin cậy nơi Thiên Chúa. Ý thức được điều kiện khiêm tốn và bần cùng của mình họ biết họ tuỳ thuộc nơi lòng thương xót của Chúa, bằng cách chờ đợi từ Ngài sự trợ giúp duy nhất có thể có. Trong lời mời của Chúa Giêsu, sau cùng chúng ta tìm thấy câu trả lời cho sự chờ mong của họ: khi trở thành môn đệ của Ngài, họ nhận được lời hứa tìm thấy sự nghỉ ngơi cho suốt cuộc đời. Một lời hứa vào cuối Tin Mừng được trải dài ra cho tất cả mọi người: “Các con hãy ra đi và làm cho tất cả mọi dân tộc trở thành môn đệ Thầy.” (Mt 28,19). Khi tiếp nhận lời mời cử hành Năm Thánh ân sủng này, trên toàn thế giới, tín hữu hành hương bước qua Cửa Thánh Lòng Thương Xót, được mở trong các nhà thờ chính toà và các đền thánh và trong biết bao nhiêu nhà thờ trên thế giới; trong các nhà thương, trong các nhà tù… Tại sao lại bước qua Cửa của Lòng Thương Xót này? Để tìm Chúa Giêsu, để tìm tình bạn của Chúa Giêsu, để tìm sự bổ sức mà chỉ có Chúa Giêsu trao ban. Con đường này diễn tả sự hoán cải của từng môn đệ bước theo Chúa Giêsu. Và sự hoán cải luôn luôn hệ tại việc khám phá ra lòng thương xót của Chúa. Và lòng thương xót này vô tận và không thể nào cạn: lòng thương xót của Chúa thật lớn lao. Như vậy, khi bước qua Cửa Thánh, chúng ta tuyên xưng rằng “tình yêu hiện diện trong thế giới và tình yêu đó mạnh hơn mọi thứ sự dữ, trong đó con người, nhân loại, thế giới bị liên luỵ (x. Gioan Phaolô II, Thiên Chúa giàu lòng thương xót, 7).
Tiếp tục bài huấn dụ, ĐTC nói:
Lệnh truyền thứ hai là “hãy mang lấy ách của Ta”. Trong bối cảnh của Giao Ước, truyền thống Kinh Thánh dùng hình ảnh các ách để ám chỉ mối dây chặt chẽ nối liền dân với Thiên Chúa và vì thế sự tùng phục ý muốn của Ngài được diễn tả ra trong Luật Lệ. Tranh luận với các ký lục và các tiến sĩ luật, Chúa Giêsu đặt ách của Ngài trên các môn đệ, trong đó Lề Luật tìm được sự thành toàn của nó. Ngài muốn dạy họ rằng họ sẽ khám phá ra ý của Thiên Chúa qua con người của Ngài: qua Chúa Giêsu, chứ không qua các luật lệ và các quy tắc lạnh lùng mà chính Chúa Giêsu kết án. Chúng ta có thể đọc chương 23 Phúc Âm Thánh Mátthêu. Ngài ở trong trung tâm tương quan của họ với Thiên Chúa, ở trong trung tâm của các tương quan giữa các môn đệ và ở trọng tâm cuộc sống của mỗi người. Khi nhận lấy “ách của Chúa Giêsu” như thế, mỗi môn đệ bước vào trong sự hiệp thông với Ngài và chia sẻ mầu nhiệm thập giá và số phận cứu rỗi của Ngài.
Lệnh truyền thứ ba là “hãy học nơi Ta”. Chúa Giêsu vạch ra cho các môn đệ Ngài một con đường hiểu biết và noi gương. Ngài không phải là một vị thầy một cách nghiêm ngặt áp đặt trên người khác các gánh nặng mà Ngài không mang: đây đã là lời tố cáo mà Ngài đưa ra cho các tiến sĩ luật. Ngài hướng tới các người khiêm tốn và bé nhỏ, các người nghèo, các người túng thiếu, bởi vì chính Ngài cũng tự trở thành bé nhỏ và khiêm tốn. Ngài hiểu biết người nghèo và người đau khổ, bởi vì chính Ngài cũng nghèo nàn và bị thức thách bởi khổ đau.
ĐTC giải thích thêm:
Để cứu rỗi nhân loại Chúa Giêsu đã không đi theo một con đường dễ dàng, trái lại, con đường của Ngài đã là con đường khổ đau và khó khăn. Như viết trong thư gửi tín hữu Philiphê: “Người đã hạ mình bằng cách vâng lời cho đến chết và chết trên thập tự.” (Pl 2,8). Ách mà các người nghèo và các người bị áp bức mang cũng chính là ách mà Ngài đã mang trước họ: vì thế nó là một ách nhẹ nhàng. Ngài đã mang trên vai các khổ đau và tội lỗi của toàn nhân loại. Như vậy, đối với người môn đệ, nhận lấy ách của Chúa Giêsu có nghĩa là nhận lấy sự mạc khải của Ngài và tiếp đón nó: nơi Ngài, lòng thương xót của Thiên Chúa đã lo lắng cho các nghèo khó của con người, và như thế trao ban cho tất cả mọi người khả thể của ơn cứu độ. Nhưng tại sao Chúa Giêsu lại có khả năng nói các điều này? Bởi vì Ngài đã biến thành tất cả cho mọi người, gần gũi mọi nguời, gần gũi những kẻ nghèo túng! Ngài đã là một Mục Tử sống giữa dân chúng, sống giữa người nghèo… Ngài đã làm việc suốt ngày với họ. Chúa Giêsu đã không phải là một hoàng tử. Thật là xấu cho Giáo Hội, khi các mục tử trở thành các ông hoàng, sống xa cách dân chúng, xa cách người nghèo: đó không phải là tinh thần của Chúa Giêsu. Ngài quở trách các mục tử này và Chúa Giêsu nói với dân chúng về các mục tử này như sau: “Hãy làm điều họ nói, nhưng đừng làm như họ.”
Anh chị em thân mến, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng có những lúc mệt mỏi và chán nản. Khi đó chúng ta hãy nhớ tới các lời này của Chúa, Ngài trao ban cho chúng ta biết bao an ủi và làm cho chúng ta hiểu rằng chúng ta đang dùng sức lực của mình để phục vụ sự thiện. Thật thế, đôi khi sự mệt nhọc của chúng ta là do đã tin tưởng nơi các điều không phải là nòng cốt, bởi vỉ chúng ta đã xa rời điều thực sự có giá trị trong cuộc sống. Chúa dạy chúng ta đừng sợ hãi theo Ngài, bởi vì niềm hy vọng mà chúng ta đặt nơi Ngài sẽ không bị thất vọng. Như thế, chúng ta được mời gọi học nơi Ngài sống lòng thương xót có nghĩa là để trở thành dụng cụ của lòng thương xót. Sống lòng thương xót để trở thành dụng cụ của lòng xót thương: sống lòng thương xót có nghĩa là cảm thấy mình cần lòng thương xót của Chúa Giêsu, và khi chúng ta cảm thấy mình cần ơn tha thứ, cần sự ủi an, cần lòng thương xót của Chúa Giêsu, chúng ta học thương xót người khác.
Giữ cái nhìn trên Con Thiên Chúa làm cho chúng ta hiểu chúng ta còn biết bao đường phải đi; nhưng đồng thời cũng đổ tràn đầy trên chúng ta niềm vui biết rằng chúng ta đang cùng đi với Ngài và chúng ta không bao giờ cô đơn. Như thế, hãy can đảm lên nhé! Can đảm! Chúng ta đừng để lấy mất đi niềm vui là môn đệ của Chúa. “Nhưng mà, thưa cha con là kẻ tội lỗi, làm sao con có thể làm được?” Hãy để cho Chúa nhìn bạn, hãy mở con tim bạn ra, hãy cảm nhận trên bạn cái nhìn của Ngài, lòng thương xót của Ngài, và con tim của bạn sẽ được tràn đầy niềm vui, niềm vui của sự tha thứ, nếu bạn đến gần xin ơn tha thứ. Chúng ta đừng để cho mình bị đánh cắp đi niềm hy vọng sống cuộc sống với Ngài và với sức mạnh của sự an ủi của Ngài.
ĐTC đã chào nhiều nhóm hiện diện. Trong số các nhóm nói tiếng Pháp, ngài chào tín hữu Tổng Giáo phận Rouen do ĐGM sở tại hướng dẫn, các chủng sinh Giáo phận Lille, cũng như Liên hiệp các cựu học sinh các trường của Dòng Tên, các tín hữu Bỉ và Thuỵ Sĩ.
Ngài cũng chào tín hữu đến từ các nước Anh, Scotland, Ireland, Bỉ, Australia, Indonesia, Malaysia, Canada, Hoa Kỳ, Đức, Áo, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Croazia, Slovacchia và các nước châu Mỹ Latinh. Ngài nhắc cho mọi người biết hôm qua là Lễ Tôn vinh Thánh Giá, trên đó Con Thiên Chúa đã chết để cứu chuộc nhân loại. Nó là câu trả lời của Thiên Chúa cho sự dữ và tội lỗi của con người. Một câu trả lời của tình yêu, lòng thương xót và ơn tha thứ.
Trong số các nhóm nói tiếng Ý, ĐTC chào tín hữu các Giáo phận Lugano, Acerta Cento, các nữ tu Clarét thuộc nhiều quốc gia khác nhau về hành hương Năm Thánh, nhóm Biomedia Milano. Ngài cầu mong mọi người có những ngày hành hương hữu ích và tràn đầy ơn thánh.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, ĐTC chúc các bạn trẻ hăng hái bước vào năm học mới sau kỳ nghỉ hè trong thái độ đối thoại với Chúa; người đau yếu tìm thấy nơi thập giá Chúa niềm an ủi, ánh sáng và bình an; các đôi vợ chồng mới cưới luôn sống trong tương quan với Chúa Kitô chịu đóng đinh để tình yêu của họ luôn được chân thực, phong phú và bền lâu.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh ĐTC ban cho mọi người.
Linh Tiến Khải