Trung Quốc và Vatican tin tưởng vào tương lai của mối quan hệ giữa hai bên
Tại Bắc Kinh cũng như tại Roma, những tín hiệu thuận lợi cho thấy các cuộc đàm phán đang có tiến triển.
Trung Quốc và Vatican tin tưởng vào tương lai của mối quan hệ giữa hai bên
WHĐ (03.09.2016) – Tại Bắc Kinh cũng như tại Roma, những tín hiệu thuận lợi cho thấy các cuộc đàm phán đang có tiến triển.
Trong cuộc họp báo hằng ngày diễn ra hôm thứ Hai 29 tháng 8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, đã khẳng định rằng quan hệ giữa Vatican và Bắc Kinh đã được cải thiện. Bà nói: “Trung Quốc luôn chân thành trong việc cải thiện quan hệ với Vatican và đã nỗ lực không mệt mỏi cho mục tiêu này”.
Được hỏi về lời phát biểu của Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, được công bố hai ngày trước đó, rằng ngài “hy vọng và mong đợi một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Toà Thánh và Trung Quốc”, bà Hoa Xuân Oánh trả lời: “Kênh đối thoại và tiếp xúc giữa hai bên đang tiến hành tốt và hiệu quả”; và bà nói tiếp: “Dựa vào những nguyên tắc nhất định, chúng tôi muốn cùng nhau làm việc với phía Vatican để đối thoại cách xây dựng, thoả thuận được với nhau và phấn đấu cho các mối quan hệ song phương không ngừng phát triển”.
Hồi đầu tháng 8, trong một bài viết dài đăng trên tuần báo của giáo phận, Đức hồng y Gioan Thang Hán, Giám mục Hong Kong, đã khẳng định các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Vatican đã có tiến triển, đặc biệt là vấn đề nhạy cảm về việc bổ nhiệm các giám mục ở Trung Quốc.
Đức hồng y quả quyết: Một thỏa thuận cuối cùng về vấn đề này sẽ đạt được mà không phản bội những đặc tính nền tảng của Giáo hội là “duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” và cũng không bỏ rơi hoặc hy sinh các tín hữu và các linh mục của Giáo hội thầm lặng ở Trung Quốc.
Thoả thuận gây lo ngại cho một phần Giáo hội Trung Quốc
Tuy nhiên, triển vọng về thỏa thuận này lại gây lo ngại cho một phần không phải không đáng kể của Giáo hội Trung Quốc. Đức hồng y Giuse Trần Nhật Quân, vị tiền nhiệm của Đức hồng y Thang Hán, đã không ngừng chỉ trích chính sách ngoại giao của Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức hồng y Quốc vụ khanh Toà Thánh Pietro Parolin, một người rất am tường về vấn đề Trung Quốc.
Hôm thứ Bảy 27 tháng 8, tại Hội thảo về tác phẩm của Đức Hồng y Celso Costantin (1876-1958) diễn ra ở Chủng viện giáo phận Pordenone, Italia, Đức hồng y Parolin đã ca ngợi vị Khâm sứ Toà Thánh đầu tiên tại Trung Quốc này là người tiên phong “xây dựng cây cầu nối giữa Trung Quốc và Toà Thánh”.
“Những quan hệ mới mẻ và tốt đẹp với Trung Quốc đang được kỳ vọng – gồm cả những quan hệ ngoại giao nếu Chúa muốn! – không phải là một mục đích tự thân hoặc mong muốn đạt được một thứ thành công ‘thế gian’, Đức hồng y Parolin giải thích, “nhưng được quan niệm và theo đuổi, không phải không có sự sợ hãi và lo lắng, (…) vì lợi ích của người Công giáo Trung Quốc, lợi ích của người dân Trung Quốc và sự hài hoà của toàn xã hội, vì nền hoà bình thế giới”.
Được hỏi về lời phát biểu của Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, được công bố hai ngày trước đó, rằng ngài “hy vọng và mong đợi một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Toà Thánh và Trung Quốc”, bà Hoa Xuân Oánh trả lời: “Kênh đối thoại và tiếp xúc giữa hai bên đang tiến hành tốt và hiệu quả”; và bà nói tiếp: “Dựa vào những nguyên tắc nhất định, chúng tôi muốn cùng nhau làm việc với phía Vatican để đối thoại cách xây dựng, thoả thuận được với nhau và phấn đấu cho các mối quan hệ song phương không ngừng phát triển”.
Hồi đầu tháng 8, trong một bài viết dài đăng trên tuần báo của giáo phận, Đức hồng y Gioan Thang Hán, Giám mục Hong Kong, đã khẳng định các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Vatican đã có tiến triển, đặc biệt là vấn đề nhạy cảm về việc bổ nhiệm các giám mục ở Trung Quốc.
Đức hồng y quả quyết: Một thỏa thuận cuối cùng về vấn đề này sẽ đạt được mà không phản bội những đặc tính nền tảng của Giáo hội là “duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” và cũng không bỏ rơi hoặc hy sinh các tín hữu và các linh mục của Giáo hội thầm lặng ở Trung Quốc.
Thoả thuận gây lo ngại cho một phần Giáo hội Trung Quốc
Tuy nhiên, triển vọng về thỏa thuận này lại gây lo ngại cho một phần không phải không đáng kể của Giáo hội Trung Quốc. Đức hồng y Giuse Trần Nhật Quân, vị tiền nhiệm của Đức hồng y Thang Hán, đã không ngừng chỉ trích chính sách ngoại giao của Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức hồng y Quốc vụ khanh Toà Thánh Pietro Parolin, một người rất am tường về vấn đề Trung Quốc.
Hôm thứ Bảy 27 tháng 8, tại Hội thảo về tác phẩm của Đức Hồng y Celso Costantin (1876-1958) diễn ra ở Chủng viện giáo phận Pordenone, Italia, Đức hồng y Parolin đã ca ngợi vị Khâm sứ Toà Thánh đầu tiên tại Trung Quốc này là người tiên phong “xây dựng cây cầu nối giữa Trung Quốc và Toà Thánh”.
“Những quan hệ mới mẻ và tốt đẹp với Trung Quốc đang được kỳ vọng – gồm cả những quan hệ ngoại giao nếu Chúa muốn! – không phải là một mục đích tự thân hoặc mong muốn đạt được một thứ thành công ‘thế gian’, Đức hồng y Parolin giải thích, “nhưng được quan niệm và theo đuổi, không phải không có sự sợ hãi và lo lắng, (…) vì lợi ích của người Công giáo Trung Quốc, lợi ích của người dân Trung Quốc và sự hài hoà của toàn xã hội, vì nền hoà bình thế giới”.
(Nicolas Senèze, La Croix)
Minh Đức