23/12/2024

Ưu Tiên Chọn Lựa Người Nghèo

Sách Tóm lược Giáo Huấn Xã Hội đã xếp mục “Ưu tiên chọn lựa người nghèo” như là một thành phần của nguyên tắc “các tài nguyên được dành cho mọi người” (số 182-184). Trong bài này, chúng tôi muốn trình bày hai điểm: 1/Người nghèo trong Thánh kinh. 2/ Ưu tiên chọn lựa người nghèo trong giáo huấn của hai Đức thánh cha Gioan Phaolô II và Phanxicô.

Ưu Tiên Chn Lựa Người Nghèo

ch Tóm lược Giáo Huấn Xã Hội đã xếp mục “Ưu tiên chn lựa người nghèo” như là một thành phần của nguyên tắc các tài nguyên được dành cho mi người” (số 182-184). Trong bài này, chúng tôi muốn trình bày hai điểm: 1/Người nghèo trong Thánh kinh. 2/ Ưu tiên chn lựa người nghèo trong giáo hun của hai Đức thánh cha Gioan Phaolô II và Phanxicô.

 

I.                Người Nghèo Trong Kinh Thánh

Chúng ta đã được nghe ging nhiều lần về chân phúc dành cho người nghèo (Lc 6,20: Phúc cho anh em là nhng kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của anh em”). Phải chăng đây là một tuyên ngôn dành cho giai cấp bn cố nông? Chắc hẳn là không!

A.    Những lối tiếp cận khác nhau về “người nghèo”.

 Để tránh hiểu lầm, chúng ta nên phân biệt nhiều loại ngôn ngữ”[1]:

1. Trong ngôn ngữ thường ngày, cái nghèo” thường đi đôi với túng”, khổ”, cực”. Nhưng khi bước sang kinh-tế-học, thì các từ đó không đồng nghĩa với nhau, bởi vì c nhà chính trị thường ấn định một tiêu chuẩn để định nghĩa các cấp: bn cùng, vô sản, rồi tiến lên các bậc cao hơn. Tiêu chuẩn này dựa trên tài sản vt chất. Các nhà xã-hội-học còn sử dụng nhiều tiêu chuẩn khác để định lượng tình trạng nghèo khổ. Người nghèo không chỉ là người không đủ cơm ăn áo mặc, mà còn thiếu những nhu yếu căn bản để sống xứng vi nhân phẩm (giáo dục, công ăn vic làm, quyn công dân): cái nghèo lôi kéo theo sự dốt nát, tồi tệ (Cái khó bó cái khôn”! Bần cùng sinh đạo tặc”!). Dưới cái nhìn đó, cảnh nghèo là một tai ương xã hội. Người tín hữu có nhiệm vụ tham gia vào chiến dch “chống đói giảm nghèo”, chứ không thể nào cổ động duy trì i nghèo.

2. Tuy nhiên, cái nghèo có thể mang mt giá trị tích cực nếu nhìn dưới một khía cnh tâm lý đạo đức. Người nghèo không phải là người cơ cực túng quẫn, nhưng là người đủ ăn đủ mặc và “an cư lạc nghiệp”. Có ý kiến giải thích rằng tính từ pauper (trong tiếng La tinh, từ đó chuyển ngữ sang tiếng Pháp là pauvre, tiếng Anh là poor) bắt nguồn bởi paucum, có nghĩa là “ ít” (không nhiu, nhưng không phải là không có gì): một người tuy ít tiền ca nhưng cảm thấy đủ thì vẫn sướng hơn kẻ có nhiều tiền nhưng lòng tham vô đáy! Sự vui sướng hoặc cực khổ không nhất thiết gắn lin với tình trạng giàu hay nghèo xét về tài sản sở hữu: có người nghèo mà an vui, và có người giàu mà lao đao.

3. Lên cp độ cao hơn, cái nghèo không chỉ được nhìn trong tương quan với tài sản vt cht, nhưng trong tương quan với Thiên Chúa. Đối din với vị Chủ tể vạn vt, con người ý thức thân phận thọ tạo mỏng manh của mình, và do đó tất cnhững gì mình đang chiếm hữu thì sớm mun cũng tới lúc phải buông ra. Từ đó, họ sẽ nhìn vn vật với cp mắt khác: họ lãnh nhận tất cnhư hồng ân với tâm tình tri ân, nhưng không gán cho chúng giá trị tuyệt đối. Họ không khư khư muốn chiếm giữ tất ccho mình, nhưng cũng muốn chia sẻ cho những người túng thiếu. Đây mới là viễn cảnh của chân phúc người khó nghèo: sự khó nghèo đặt trong mối tương quan với Thiên Chúa, là Chủ tể của vạn vt, là Cha Quan phòng cho hết mọi người. Sự khó nghèo không chỉ liên quan đến vic chiếm hữu tài sản vt cht, nhưng còn đi kèm theo nhiều nhân đức khác: khiêm tốn, đơn sơ, tín thác, quảng đại, phục vụ…

B. Quan điểm của Kinh thánh về sự giàu nghèo

Sau đôi lời mào đầu như vậy, chúng ta hãy tìm hiểu quan điểm của Kinh thánh về tài sản và sự giàu nghèo, trước tiên là trong Cựu ước, kế đó là trong Tân ước. Chúng ta sẽ nhận thấy nhiều lối trình bày khác nhau.

1) Cựu Ước

ch Tóm lược Giáo Huấn Xã Hi của Hội thánh số 323 lưu ý rằng Cựu ước không lên án sự giàu sang, nhưng chỉ trích những sự lạm dụng tiền ca. Nói đúng ra, trong Cựu ước, chúng ta nhận thấy có nhiu trào lưu tư tưởng, tuỳ thuộc vào thể văn cũng như vào hoàn cnh lch sử.

a) Các sách Lịch Sử

Mở đầu Sách thánh, chúng ta thấy rằng vũ trụ này do Thiên Chúa tạo dựng nên cho con người. Các tài nguyên vt cht do Chúa làm ra, và mang phúc lành của Ngài, chứ không phải là đồ xấu xa. Hơn thế nữa, sự giàu sang thịnh vượng còn được coi như phần thưởng dành cho những ai tuân giữ luật Chúa.

Tuy nhiên, bên cnh bức tranh tuyệt mỹ của buổi khởi nguyên, chúng ta cũng thấy những mệnh lnh, cấm đoán. Như chúng ta đã biết, trong số Mười gii răn, có nhiều điều liên quan đến việc tuân giữ công bằng: phải tôn trọng sinh mạng, tài sản của tha nhân; ai làm trái ngược là xúc phạm đến chính Thiên Chúa, bởi vì Ngài là chủ của mọi sinh mng, là Đấng bảo vệ công lý, đặc biệt là kẻ mồ côi, goá bụa, tha hương. Giới răn thứ bảy (chớ trộm cp: Xh 20,15; Đnl 5,19) kèm theo nhiều nghĩa vụ, tựa như: không được cho vay lấy lời (Đnl 23,20), trả lương cho nhân công (Đnl 24,14), bo vệ đồ thế chấp (Đnl 24,10-13.17-18). Thêm vào đó, còn hai định chế quan trng nhằm hoàn trả lại đồ vật cho chủ, đó là: năm Sabát (7 năm 1 ln: gii phóng các người nô lệ, xóa nợ, Xh 21,2-11; 23,10-11; Đnl 15,1-18) và năm Toàn xá (50 năm một ln: trả lại đất đai và nhà cửa cho chủ cũ).

b) Các Ngôn Sứ

Các ngôn sứ sống vào những thời buổi khác nhau, vi những hoàn cnh xã hội khác nhau (thời quân chủ thịnh vượng, thời phân tranh, thời lưu đầy, thời hồi hương). Tuy vậy, các ngài gp nhau ở vài nguyên tắc chính yếu, đó là:

– nhấn mạnh đến nghĩa vụ phải trung thành vi giao ước, cách riêng về việc tôn trọng sự công bằng đối với những thành phần thấp kém: kẻ mồ côi, người goá bụa. Thiên Chúa đã tự đồng hóa với họ để bênh vực họ (Is 1,17);

– các ngôn sứ sau thời lưu đày còn mở rộng sự săn sóc của Thiên Chúa dành cho mọi thọ tạo (chứ không chỉ giới hạn vào dân Israel); từ đó đặt ra nghĩa vụ phải giữ công bình kể cả đối với kẻ ngoại kiều nữa.

– Thiên Chúa giàu lòng thương xót: Ngài cứu vớt kẻ yếu đuối và tội lỗi.

Từ những nguyên tắc ấy, các ngôn sứ diễn đạt ra những yêu sách cụ thể, đòi hỏi dân Israel không những phải tuân giữ các lut lệ về phụng tự mà còn các nghĩa vụ đối với tha nhân: từ chỗ chia sẻ bánh cho người đói (Is 58,7) cho đến chỗ buôn bán sòng phẳng, xử kiện công minh, cách riêng nơi các ngôn sứ Amos, Hôsêa, Isaia, Giêrêmia, Mikha, Khabacuc (xc. Am 8,4-6; Is 5-8-10; Gr 22,13-19).

Cách riêng về tài sản, các ngôn sứ thường cảnh cáo về nguy cơ thờ tiền thay cho thờ Chúa (tội ngẫu tượng), cũng như về lòng tham đưa đến việc đóng cửa lòng trước tha nhân.

c) Các sách Khôn Ngoan

Chúng ta gặp thấy những suy tư về cách sử dụng tài sản nơi các tác phẩm: Châm ngôn, Khôn ngoan, Giảng viên, Hun ca. Ging văn của họ không nóng bỏng như lời ca các ngôn sứ. Họ nhìn đời cách bình thản và thực tế. Họ nhận thấy mặt trái mặt phải ca giàu sang.

– Một đàng, tiền của là i phù vân, nay còn mai mất (sách Ging viên)

Đàng khác, tiền ca cũng là phúc lành của Thiên Chúa, ra như là phần thưởng dành cho những kẻ trung thành vi giao ước. Dù sao, chúng cũng chỉ là tương đối thôi, khi so sánh với điều Thiện tuyệt đối là sự Khôn ngoan.

Từ đó, họ có thái độ trung dung đối với tài sản: đừng bám víu tài sản cách vô độ, nhưng họ cũng xin Chúa đừng để rơi vào cảnh túng thiếu (xem lời nguyện trong sách Châm ngôn 30,7-9).

2) Giáo Huấn Của Chúa Giêsu

Con chn có hang, con chim có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu” (Lc 9,58): phải chăng Chúa Giêsu thuộc thành phần vô sản, vô gia cư, vô nghề nghiệp?

Một lãnh vực khá hấp dn ca các sử gia vKitô giáo là nghiên cứu bối cnh xã hội thời Đức Giêsu cũng như về hoàn cảnh kinh tế của bản thân Người. Bi cnh xã hội của vùng Palestina đã được nhiều người nói đến rồi (thí dụ: các giai cấp xã hội, đời sống kinh tế của họ); lý lịch kinh tài của Đức Giêsu thì còn nằm trong vòng tranh cãi. Chắc chắn Người không thuộc hạng người giang hồ, vô gia cư vô nghề nghiệp. Có lẽ Người thuộc vào hạng các rabbi lưu động, sinh sng nhờ sự đóng góp của những người mộ mến. Các môn đệ của Người thuộc nhiều thành phần khác nhau: thuyền chài, tiểu thương. Người lui tới các nhân viên thâu thuế, dùng bữa với các người Pharisêu, nghĩa là giới có địa vị trong xã hội. Người không mạt sát nhng kẻ giàu có như là nhng kẻ bóc lột hà hiếp: Người tiếp đón ông Nicôđêmô và ông Giuse Aritmatêa.

Những lời giảng của Đức Giêsu về sự khó nghèo và giàu sang không nhắm đến tương quan trong xã hội cho bằng trong bối cảnh của triều đại Thiên Chúa.

Chúa Giêsu đòi hỏi nơi vài môn đệ một sự từ bỏ triệt để (gia đình, tài sản) để dấn thân phục vụ Nước Trời; nhưng không phải tất cả mọi người đều theo con đường từ bỏ ấy. Trọng tâm ca giáo huấn luân lý của Người là tình yêu: tình yêu mới là tiêu chuẩn đánh giá mọi thực thể khác. Tiền bạc có thể làm cho con tim thành cứng cỏi trước nhu cầu của tha nhân (Lc 12,15), hoặc trở thành thần tượng (Lc 16,19-31; xc. Gc 5,1-6; 1Ga 3,17; 1Cr 16 và 2Cr 9), nhưng tự nó tiền bạc không phải là điều xấu. Tiền bạc có thể được sử dụng tốt vào việc bác ái.

3) Hội Thánh Tiên Khởi

Những chương đầu tiên của sách Tông đồ Công vụ đã mô tả một nếp sng kiểu mẫu cho các Kitô hữu thuộc mọi thời đại: tt cả mọi người sống đồng tâm nhất trí trong đức tin, phụng vụ và chia sẻ tài sản (Cv 2,42-45; 4,32-35; 5,12-16). Tuy nhiên điểm cui cùng xem ra là một lý tưởng hơn là một quy tắc.[2] Các chủ nghĩa cộng sản cũng lấy hứng từ đó. Các dòng tu cũng cố gắng sống lý tưởng đó.

Tuy nhiên, tình liên đới gia các tín hữu không chỉ biểu lộ qua việc để chung tài sản, nhưng còn qua những hình thức khác, chẳng hạn như các cuộc quyên góp để cứu trợ (do thánh Phaolô tổ chức để giúp giáo đoàn Giêrusalem gặp cảnh đói kém: 2Cr chương 8-9). Thánh Phaolô nhc nhở các tín hữu rằng vic chia sẻ niềm tin cũng mang theo việc chia sẻ của cải vật chất.

C.    Thiên Chúa yêu thương người nghèo

Từ những điều vừa nói, ta có thể hiểu được những giáo huấn Kinh thánh khi nói đến thái độ của Thiên Chúa yêu thương người nghèo. Chắc chắn là Thiên Chúa không muốn để cho con người phải lầm than khổ sở.

Lịch sử Israel bắt đầu với chuyện Thiên Chúa hiện ra để giải thoát dân tộc này đang bị bóc lột đàn áp (x. Xh 3,7-8). Đây là một khía cnh được Sách thánh nói nhiều: Thiên Chúa động lòng trắc ẩn trước nỗi khổ của người cùng cực, và Ngài ra tay cứu vớt họ. Không lạ gì mà Thánh vịnh đầy những lời kêu cầu xin Thiên Chúa can thiệp giúp đỡ nhng kẻ túng quẫn. Ở đây, người nghèo” được hiểu về cả lãnh vực vật chất và tinh thần: những người bị áp bức, bị đối xử bất công, bị xã hội loi trừ.

Từ đó, Thiên Chúa cũng muốn rằng thái độ của Ngài phi phản ánh trong các lut lệ xã hội (ít là tại Israel): nhà cầm quyền không những phải xử án theo công lý, nhưng phải quan tâm đến các thành phần yếu kém: cô nhi, quả phụ, ngoại kiều (x. chẳng hạn Xh 20,20-22; Đnl 24,17-18).

Mặt khác, khi loan báo thời cánh chung, các ngôn sứ gắn lin vai trò của Đấng Mêsia với nhiệm vụ cứu giúp nhng kẻ nghèo hèn, bị áp bức. Chúa Giêsu đã áp dng những đoạn văn ấy cho mình (Lc 4,18-19). Cách riêng, Thánh Luca trình bày sự gần gũi của Đức Giêsu đối với những người nghèo, những người đau kh, những người bị bỏ rơi. Dù sao, một điều mới mẻ là Chúa Giêsu không chỉ gần gũi những người nghèo” về vật cht nhưng nht là những người nghèo về tinh thần, những người ý thức thân phận tội lỗi của mình và cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Như chúng ta đã biết, những người thu thuế” không nghèo về tiền bạc, nhưng họ đã được Chúa Giêsu quan tâm đặc biệt, bởi vì họ không dám tự hào vnhững công trạng của mình, nhưng thành thực khiêm tốn trước mặt Chúa (x. Lc 18,9-14). Mẫu gương của người nghèo” về tinh thần là Đức Maria, người đã cảm thấy được Chúa yêu thương đặc biệt vì đã trở thành bé nhỏ trước mặt ngài (x. kinh Magnificat).

Các môn đệ của Đức Giêsu được mời gọi hãy trở nên nghèo khó, theo nghĩa là không tham lam của cải,  sống tín thác vào Thiên Chúa, nhưng đồng thời cũng san sẻ cho người nghèo, những người mà Chúa Giêsu đã nhn làm anh em (x. Mt 25,40).

 

II.              Lòng Ưu Ái Dành Cho Người Nghèo Trong Giáo Huấn Xã Hội

Mối quan tâm ca Giáo hội (bao gồm cả các giáo dân) dành cho những người nghèo đã được thực hiện trong suốt lch s[3], và là một điểm son ca Kitô giáo.

Vào những thế kỷ gần đây, với cuộc cách mng kỹ nghệ, người ta nhận thấy rõ rệt hơn sự xuất hiện ca giới vô sản” bên cạnh các nhà “tư bản”. Nhiều tác giả của thuyết xã hội giải thích rằng nguồn gốc của hiện tượng nghèo” là sự bóc lt của giai cấp tư bản. Xã hội được phân chia làm hai giai cp: tư bản và vô sản. Theo họ, đứng trước hiện tượng này, ta không thể thờ ơ, nhưng phải nhập cuộc và bày tỏ thái độ: đứng về phía người nghèo (những người bị bóc lột), và chống lại người giàu (nhng kẻ bóc lột).

Chủ trương vừa rồi được phổ biến bên châu Mỹ Latinh sau công đồng Vaticanô II, do các tác giả “Thần học giải phóng”. Tuy chủ trương này có phần đúng của nó, nhưng cách thức diễn tả mang giọng điệu đấu tranh giai cấp, ra như bắt buộc Giáo hi phải đứng về phía người nghèo để chống lại người giàu! Đức Gioan Phaolô II đã sửa lại công thức chọn lựa người nghèo” thành lòng ưu ái dành cho người nghèo”. Sách Tóm lược Giáo Huấn Xã Hội (số 182) đã trưng dn các văn kiện: Din văn đọc tại Hội nghị các giám mục châu Mỹ Latinh ln III (Puebla 28/1/1979), Thông điệp Sollicitudo rei socialis, 42; Thông điệp Evangelium vitae 32, Tông thư Tertio millennio adveniente, 51; Tông thư Novo millennio ineunte 49; Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo số 2443-2448 (trích dẫn Centesimus annus, 57).

Ở đây, chúng tôi chxin dch bài huấn từ của Thánh Gioan Phaolô II, ngày 27/10/1999, trong khuôn khổ chuẩn bị Năm Thánh 2000.

1.  Công đồng Vaticanô II đã nhấn mạnh đến một khía cnh đặc trưng của đức ái, bắt nguồn từ Đức Kitô, Người đã làm gương cho chúng ta đến gặp gnhững người nghèo. Đức Kitô được Chúa Cha sai đến để “loan báo Tin mừng cho người nghèo và ng dậy những kẻ bị áp bức” (Lc 4,18), để “đi tìm và cứu vớt những gì đã lạc mất (Lc 19,10). Một cách tương tự như vậy, Hội Thánh ôm ấp tt cnhng kẻ sầu khổ do sự yếu đuối ca con người; hơn thế nữa, Hội Thánh nhìn nhận nơi những người nghèo và khổ, hình ảnh của Đấng sáng lập nghèo khó và nhn nhục, và cố gắng làm vơi nhng nhu cu của họ và phục vụ Đức Kitô ở nơi họ” (Lumen gentium, 8). Hôm nay chúng ta đào sâu lời dạy của Kinh Thánh vnhững động lực của lòng ưu ái đối với người nghèo.

2. Trước hết, nên ghi nhận rằng, từ Cựu ước sang Tân ước, đã có một sự tiến triển trong việc đánh giá người nghèo và tình cảnh của họ. Trong Cựu ước, thường gặp thấy niềm xác tín rằng giàu sang thì tốt hơn là nghèo khổ; sự giàu sang là phần thưởng mà Thiên Chúa dành cho người công chính và nh sợ Thiên Chúa: Phúc cho ai biết kính sợ Chúa, vui thích với lề luật của Ngài! Họ sẽ được hưởng phú quý giàu sang” (Tv 112,1.3). Sự nghèo nàn bị xem như là hình phạt dành cho kẻ không tuân theo lời dạy của đấng khôn ngoan (x. Cn 13,18).

Tuy nhiên, dưới khía cnh khác, người nghèo trở thành đối tượng của sự quan tâm đặc biệt, xét vì người nghèo là nạn nhân của sự bất công. Các ngôn sứ đã cảnh cáo nặng nề tình trạng này. Ngôn sứ Amos (x. 2,6-15) đã liệt tội đàn áp người nghèo vào trong danh sách những tội ác của Israel: “Họ buôn bán người công chính, họ trả giá người nghèo bằng một đôi dép, họ đè bẹp đầu những người yếu thế xuống đất đen, họ bẻ cong nẻo đường của nhng kẻ thấp bé” (Am 2, 6-7). Ông Isaia cũng liên kết cnh nghèo này với tội bất công: “Khốn thay những kẻ đặt ra những luật lệ bất công, nhng kẻ viết nên các chỉ thị áp bức, để cản người yếu hèn hưởng công lý, tước đoạt quyn li của người nghèo trong dân tôi, để biến bà góa thành mi ngon cho chúng, và bóc lột kẻ mồ côi”  (Is 10,1-2).

Mối liên hệ ấy đã giải thích những quy luật đặt ra để bảo vnhững người nghèo và nhng kẻ thấp kém trong xã hội: “Đừng hành hạ bà goá và trẻ mồ côi. Nếu ngươi hành hạ họ và họ kêu cầu Ta, thì Ta không bỏ qua tiếng than của họ (Xh 22,21-22; x. Cn 22,22-23; Hc 4,1-10). Bảo vệ người nghèo là n vinh Thiên Chúa, Cha ca những người nghèo. Vì thế, Sách Thánh khuyến khích hãy quảng đại với người nghèo (x. Đnl 15, 1-11; 24, 10-15; Cn 14,21; 17,5).

Đi sâu hơn nữa, đề tài nghèo khó mang mt giá trị tôn giáo. Thiên Chúa nói với những người nghèo của Ngài” (x. Is 49,13), những kẻ tự đồng hóa với số còn sót li của Israel”, một dân tộc khiêm tốn, nghèo hèn, theo kiểu nói của ngôn sứ Xôphônia (x. 3, 12). Isaia, trong đoạn văn nói về chồi nảy sinh ra từ cội nguồn Giêsê (11,4),  cũng loan báo rằng vị Mêsia tương lai sẽ quan tâm đến những người nghèo khó : người sẽ xét xử công minh cho kẻ thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở”.

3. Vì do ấy, trong Tân ước, những người nghèo được nghe công bố tin vui giải thoát, như Đức Giêsu đã áp dụng cho mình những lời của ngôn sứ Isaia: Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân ca Chúa (Lc 4,18; x Is 61,1-2).

Cần có tâm tình của người nghèo thì mới được vào Vương quốc của trời” (x. Mt 5,3; Lc 6,20). Trong dụ ngôn về bữa đại tiệc, những người nghèo, cùng vi những người tàn tật, đui mù, què quặt, tắt một li, những thành phần lầm than khốn khổ, bị gạt bỏ, được mời vào dự tiệc (x. Lc 14,21). Thánh Giacôbê (2,5) đặt câu hỏi: nào Thiên Chúa đã chẳng chọn nhng kẻ nghèo khó trước mặt người đời, để họ trở nên người giàu đức tin và thừa hưởng vương quốc Ngài đã hứa cho những ai yêu mến Ngài sao?”

Lòng khó nghèo theo Tin mừng” luôn hàm ngụ lòng yêu thương những người nghèo trên đời này. Trong năm thứ ba chuẩn Đại Năm Thánh 2000, cần phải tái khám phá Thiên Chúa là Cha quan phòng, nghiêng mình xuống trên những nỗi khổ đau ca con người để an ủi nhng ai đang trải qua cnh ngộ ấy. Lòng bác ái ca chúng ta cần được diễn tả ra khả năng chia sẻ và sự thăng tiến nhân bản, được hiểu như là sự tăng trưởng toàn din con người.

Tính cách triệt để của Tin mừng đã dẫn nhiều môn đệ Đức Kitô, trải qua dòng lịch sử, đi tìm sự khó nghèo, đến nỗi bán hết tài sản của mình để bố thí cho người nghèo. Trong trường hợp này, khó nghèo trở thành mt nhân đức, ngoài việc giảm nhẹ thân phận người nghèo, còn trở nên một con đường thiêng liêng, nhờ đó ta đạt được sự giàu sang đích thực, nghĩa là kho tàng vô tận trên trời (x. Lc 12,32-34). Sự khó nghèo vt chất không bao giờ là một mục tiêu, mà chỉ là một phương tiện để đi theo Đức Kitô, Đấng mà theo Thánh Phaolô “tuy giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo vì anh em để làm cho anh em được nên giàu nhờ sự nghèo khó của Người” (2 Cr 8, 9).

4Khi đề cập đến đề tài này, tôi không thể nào không nêu bật một lần nữa rằng người nghèo trở thành một thách đố hiện đại, nht là đối với các dân tộc với nn kinh tế phong phú, đó là tình trạng của hàng triệu người sống trong những điều kiện vô nhân đạo và chết đói. Ta không thể nào loan báo cho các người anh em ấy Thiên Chúa là Cha mà không dấn thân hợp tác, nhân danh Đức Kitô, vào việc kiến tạo một xã hội công bình hơn.

Từ thuở xưa và đặc biệt là qua giáo huấn xã hội từ «Rerum novarum» cho đến «Centesimus annus», Giáo hội đã đề cập đề tài những người nghèo. Năm Thánh 2000 phải là một cơ hội hoán cải tâm hồn để Chúa Thánh Thần gợi lên những chứng nhân mới trong lãnh vực này. Các Kitô hữu, cùng vi các người thiện tâm khác, hãy cố gắng góp phần, qua những chương trình kinh tế và chính trị tương xứng để cổ võ những thay đổi cơ cấu cần thiết ngõ hầu nhân loi có thể thoát khỏi thảm cnh nghèo khổ (x. Centesimus annus, 57).

Kết luận

Bài đã dài và cần phải kết thúc. Đề tài lòng ưu ái dành cho người nghèo được nhc lại trong giáo hun của Đức Bênêđictô XVI (thông điệp Deus caritas  est, Caritas in veritate) và Đức Phanxicô. Đức đương kim Giáo hoàng nhấn mạnh rng việc loan báo Tin mừng mang một chiều kích xã hội (Tông huấn Evangelii gaudium chương Bốn) trong đó bao gồm việc quan tâm đến người nghèo, xét như các cá nhân, cũng như các nhóm, dân tộc (số 186-216). Tình yêu đối với người nghèo không chỉ giới hạn vào vic chia sẻ tài sản đối với họ, nhưng qua việc sống giản dị. Nguồn gốc của sự khai thác bừa bãi các nguồn lực thiên nhiên chẳng phải là lòng tham vô đáy của con người đó sao? Câu hỏi này đã gợi lên nhng kết lun cho Thông điệp Laudato Sì’ (chương VI, số 203-221)[4].

Lm. Phan Tấn Thành, O.P.

 



[1]Trích lại Phan Tấn Thành, Đời sống tâm linh XIII: Mang Tin Mừng vào các thực tại trần thế, NXB Tôn giáo 2015, trang 262-267.

[2] Trường hợp của hai vợ chồng Anania và Saphira cho thấy rằng có những người đã không áp dụng.

[3] Xem bài viết của LM Antoni Esteve I Sera, Hoạt động bác ái của Hội thánh qua các thời đại, trong “Thời sự thần học” số 56 (tháng 5/2012)  trang 36-56.

[4] X. Về sự quan trọng của giáo dục để thay đổi nếp sống x. Sách Tóm lược Giáo Huấn xã hội, số 375-377; 486-487.