23/01/2025

Tĩnh tâm chuyên sâu dành cho tu sĩ và giáo dân

Lm. Nguyễn Ngọc Sơn sẽ hướng dẫn tuần tĩnh tâm chuyên sâu dành cho tu sĩ và giáo dân theo chủ đề: Tân Phúc Âm hoá Đời sống Xã hội, từ ngày 15-21/8/2016, tại Tu hội Bác ái Cao Thái, 39/7 Đường 16, ấp Vĩnh Thuận, P.Long Bình, Q.9, TP.HCM. ĐT: 37250198. MỜi các bạn tham dự.

 

 Tĩnh tâm chuyên sâu dành cho tu sĩ và giáo dân

Chủ đề: Tân Phúc Âm hoá Đời sống Xã hội

Do Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn phụ trách

từ ngày 15-21/8/2016, tại Tu hội Bác ái Cao Thái, 39/7 Đường 16, ấp Vĩnh Thuận, P.Long Bình, Q.9, TP.HCM. ĐT: 37250198

Sau đây là phần trình bày các đề tài:

1. Tân Phúc Âm hoá đời sống xã hội là gì? (x. TLLV của THĐGM 2012, số 125)

Khởi đầu từ mầu nhiệm nhập thể và nhập thế của Ngôi Lời: Chúa Giêsu đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền (Mt 4,23; 9,3).

– Chúa Giêsu kêu gọi và giao sứ mạng Phúc Âm hoá cho ta.
– Phúc âm hoá đời sống xã hội là gì? Những điểm căn bản cần lưu ý (x. TLLV của THĐGM 2012, số 18,19,20,21,26,33,169).

2. Tình trạng xã hội Việt Nam hiện nay và một số lĩnh vực cần được Phúc Âm hoá

– Lĩnh vực chính trị:Ý thức hệ vô thần duy vật.

– Lĩnh vực luân lý: Quan tâm đến sở hữu và quên giá trị hiện hữu, suy thoái đạo đức.

– Lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thông tin: Khoa học lạc hậu, nặng về hưởng thụ, dối trá.

– Lĩnh vực xã hội: Nhiều tệ nạn xã hội cần được lưu tâm.

– Lĩnh vực kinh tế: Tình trạng nghèo đói, di dân.

– Lĩnh vực gia đình: căng thẳng, xung đột, ly hôn, phá thai, trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới tính..

– Lĩnh vực môi trường sống: ô nhiễm không khí, nguồn nước, nhiễm độc, tàn phá môi trường.

3. Tín hữu Công giáo Việt Nam đã hành động thế nào trước tình trạng này và những hậu quả từ thái độ đó? (x. TLLV, số 48-49, 52-67, 69-74; Cẩm nang Tân Phúc Âm hoá, bài 2, 3)

– Hành động của tín hữu Công giáo trên thế giới và Việt Nam:

+ Không nhận thức đầy đủ những thách thức và sự lớn lao của cuộc khủng hoảng gây ra bởi sự thay đổi môi trường văn hoá.

+ Sống bình thường với nếp sống cũ từ bao thế kỷ.

+ Sống thụ động trước các biến chuyển thời đại.

+ Cơ cấu của Giáo Hội quá quan liêu, bất động, sự phản chứng của một số phần tử

– Hậu quả:

+ Suy yếu đức tin, thiếu sự dấn thân cá nhân, thiếu kinh nghiệm trong việc truyền bá đức tin.

+ Cơ cấu quan liêu dẫn đến năng lực toàn thể Giáo Hội bị suy giảm.

+ Tính hình thức trong phụng vụ dẫn đến sự vô cảm và thiếu trải nghiệm sâu xa.

+ Sự phản chứng dẫn đến việc lãnh đạm đối với vấn đề tôn giáo.

+ Mầu nhiệm sự dữ: tín hữu không ý thức, cho đó là mê tín dị đoan theo não trạng duy lý, duy khoa học thực nghiệm.

+ Truyền giáo kém hiệu quả: giữ nguyên tỷ lệ 7/% dân số Công giáo từ 130 năm qua.

4. Sứ mạng Tân Phúc Âm hoá bao gồm những đối tượng nào trong xã hội Việt Nam?

 - Các thành phần xã hội xét theo lĩnh vực tôn giáo (bảng tổng kết tôn giáo).

– Các thành phần xã hội xét theo tình trạng sức khoẻ.

– Các thành phần xã hội xét theo tình trạng kinh tế (giàu nghèo, doanh nghiệp mở mới hay đóng cửa), các thành phần kinh tế (nông dân, công nhân, buôn bán tự do).

– Các thành phần xã hội xét theo tình trạng tệ nạn xã hội.

– Các thành phần xã hội xét theo trình độ, giáo dục, khoa học, bảo vệ môi trường sống.

5. Người tín hữu Việt Nam phải chuẩn bị thế nào cho công cuộc Tân Phúc Âm hoá xã hội? (x. Cẩm nang Tân Phúc Âm hoá, bài 4)

– Xuất phát lại từ Đức Giêsu Kitô và gắn bó với Người.

– Thở được Thần Khí tình yêu của Đức Giêsu Kitô và phát huy những ân sủng của Chúa Thánh Thần.

– Cộng tác với nhau trong một kế hoạch chung để phối hợp mọi hoạt động Tân Phúc Âm hoá.

– “Ra đi vùng ven” theo đề nghị của ĐTC Phanxicô.

6. Công cuộc Tân Phúc Âm hoá xã hội Việt Nam nhằm mục đích gì và theo lộ trình nào? (x. Tóm lược Học Thuyết Xã hội Công giáo, phần Nhập đề và phần kết luận; Cẩm nang Tân Phúc Âm hoá, bài 21,22)

– Mục đích: xây dựng nền văn minh tình yêu cho dân tộc Việt Nam.

– Lộ trình: xây dựng nền nhân bản toàn diện và liên đới.

7. Các nguyên tắc cần giữ trong hoạt động xã hội (x. Tóm lược Học Thuyết Xã hội Công giáo, chương 4).

– Nguyên tắc nền tảng: tôn trọng phẩm giá con người. Phân biệt giá trị của hiện hữu và sở hữu.

– Nguyên tắc công ích.

– Nguyên tắc bổ trợ.

– Nguyên tắc liên đới.

8. Gia đình là nền tảng xã hội và là xã hội tự nhiên đầu tiên (x. Tóm lược Học Thuyết Xã hội Công giáo, chương 5).

Tình trạng gia đình Việt Nam hiện nay

– Cần xây dựng gia đình Việt Nam trên nền tảng một tình yêu trong sáng, quảng đại, tôn trọng phẩm giá bình đẳng và sự sống của con người.

9. Tân Phúc Âm hoá đời sống kinh tế trong xã hội Việt Nam (x. Tóm lược Học Thuyết Xã hội Công giáo, chương 7)

– Tình trạng kinh tế của Việt Nam hiện nay.

– Có nên quan tâm đến yếu tố tôn giáo trong hoạt động kinh tế?

– Muốn phát triển kinh tế bền vững, người Công giáo Việt Nam nên làm gì?

10. Tân Phúc Âm hoá đời sống chính trị trong cộng đồng xã hội Việt Nam (x. Tóm lược Học Thuyết Xã hội Công giáo, chương 8)

– Tình trạng chính trị và chính quyền ở Việt Nam hiện nay.

– Nền tảng và mục tiêu của cộng đồng chính trị.

– Người Công giáo Việt Nam tham gia vào quyền hành chính trị như thế nào?

11. Tân Phúc Âm hoá và việc bảo vệ môi trường sống (x. Tóm lược Học Thuyết Xã hội Công giáo, chương 10)

– Vai trò của con người trong đại gia đình vũ trụ.

– Khủng hoảng trong quan hệ giữa con người và môi trường.

– Bảo vệ môi trường sống cho xanh, sạch, đẹp là trách nhiệm chung của mọi người.

12. Sự dấn thân cụ thể của người tín hữu Công giáo Việt Nam trong đời sống xã hội để phục vụ con người (x. Tóm lược Học Thuyết Xã hội Công giáo, chương 12)

– Trong lĩnh vực văn hoá nói chung: cổ vũ những giá trị sống.

– Trong lĩnh vực y tế, xã hội.

– Trong lĩnh vực khoa học, giáo dục, nghệ thuật.

– Trong lĩnh vực tôn giáo: đối thoại, hợp tác với mọi thành phần ngoài Công giáo.