Toà Thánh kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý tới tình hình thê thảm tại Trung Đông
Đức TGM đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu trước phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 13 tháng 7 vừa qua, dưới ánh sáng của “Bản tường trình về vùng Trung Đông”, và trong bối cảnh của bạo lực liên tục xảy ra tại Siria, Iraq và tình hình dậm chân tại chỗ giữa người Israel và Palestin.
Toà Thánh kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý tới tình hình thê thảm tại Trung Đông
Đức TGM Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Toà Thánh cạnh các tổ chức của Liên HIệp Quốc ở New York – AP
NEW YORK – Đức TGM Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, kêu gọi cộng đồng thế giới chú ý nhiều hơn tới tình hình thê thảm tại Trung Đông.
Đức TGM đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu trước phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 13 tháng 7 vừa qua, dưới ánh sáng của “Bản tường trình về vùng Trung Đông”, và trong bối cảnh của bạo lực liên tục xảy ra tại Siria, Iraq và tình hình dậm chân tại chỗ giữa người Israel và Palestin.
Đức TGM Auza nói: “Sau 69 năm, nghị quyết số 181 của Liên Hiệp Quốc liên quan tới các vấn đề của người Israel và Palestine mới chỉ được áp dụng một nửa. Hàng chục năm thương thuyết đã thất bại liên quan tới việc thành lập một quốc gia Palestine, trong khi cuộc xung đột giữa hai bên đã trở nên không thể chấp nhận được và ngày càng khó giải quyết.
Phái đoàn của Toà Thánh lập lại lập trường của mình đối với việc thành lập hai quốc gia. Vì đó là giải pháp tốt nhất. Nếu người Israel và Palestine không chấp nhận sinh sống cạnh nhau trong cảnh hoà giải, tôn trọng quyền tối thượng của nhau, và với các biên giới được quốc tế thừa nhận, thì hoà bình lâu dài sẽ chỉ là một giấc mơ xa vời, và an ninh sẽ chỉ là một ảo tưởng. Hãy thành lập hai quốc gia vì sự an toàn của người Israel và người Palestine, cũng là ước mong thầm kín trong con tim của dân chúng cả hai bên, không muốn gì khác ngoài hoà bình và an ninh. Đã đến lúc hành động dựa trên các lời khích lệ của bản tường trình công bố ngày mùng 1 tháng 7 bằng cách đem lại hoà bình và an ninh cho người dân Israel và Palestine cũng như của toàn thế giới.
Tiếp đến, ĐC Auza đã duyệt xét tình hình Syria tiếp tục là nơi khổ đau không thể tả được của dân chúng, bị giết, bị bó buộc sống dưới bom đạn hay chạy trốn vào những vùng bị tàn phá. Phái đoàn Toà Thánh cảm thấy có bổn phận lưu ý Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc liên quan tới các cuộc bách hại Kitô hữu, người Hồi Yazidi và các nhóm tôn giáo thiểu số, bởi các lực lượng không phải của chính phủ trong các vùng khác nhau của Syria và Iraq.
ĐTC Phanxicô mạnh mẽ tố cáo trách nhiệm của bất cứ phe phái nào đối với các vụ tàn sát vô nghĩa này. Ngài cũng tố cáo những người cung cấp tiền bạc và vũ khí cho những kẻ giết người vô tội và tàn phá huỷ hoại các cơ cấu văn minh và hạ tầng xã hội. Người ta chỉ có thể than phiền về thái độ hai lòng ấy: một đàng thì nói tới hoà bình, đàng khác lại cung cấp vũ khí cho các kẻ sát nhân thuộc mọi phía liên luỵ trong cuộc chiến. ĐTC Phanxicô đã nêu lên câu hỏi: “Làm sao quý vị tin nơi một ai đó vuốt ve quý vị bằng tay mặt và đánh quý vị bằng tay trái?”
Phái đoàn của chúng tôi một lần nữa yêu cầu các quốc gia sản xuất vũ khí hạn chế việc cung cấp khí giới cho các chính quyền khách hàng, và kiểm soát việc sử dụng chúng. Một cách đặc biệt, phái đoàn Toà Thánh chúng tôi xin cộng đồng quốc tế ngưng việc cung cấp khí giới bất hợp pháp cho các nước tác nhân có trách nhiệm đối với tội phạm chống lại nhân loại, và các hình thức tàn sát tập thể và vi phạm các quyền con người. Các thống kê cho thấy thường dân là nạn nhân của các vũ khí kỹ thuật tối tân ấy. Các vụ sát hại trong quá khứ không hề bị xét xử bởi luật lệ, và các thiệt hại gây ra cho thường dân bởi hệ thống vũ khí độc lập sát hại đưa tới các vấn đề luân lý đạo đức và pháp luật đáng được xét lại, và có lẽ thách đố cả luật nhân đạo quốc tế nữa.
Toà Thánh tin rằng các tiến trình hoà bình không chỉ tuỳ thuộc các cuộc thương thuyết hình thức. Như là chiếc nôi của các nền văn minh lớn và là quê hương của ba tôn giáo độc thần là Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, vùng Trung Đông có các tài nguyên văn hoá, trí thức và tôn giáo khiến cho nó là vùng đất phì nhiêu cho xã hội dân sự và ngoại giao, bao gồm cả ngoại giao không hình thức dựa trên đức tin, có vai trò thăng tiến các giá trị gặp gỡ và chấp nhận nhau, giúp mọi công dân trở thành các tác nhân hoà bình và xây dựng hoà bình trong vùng. Các tôn giáo và một cách đặc biệt các tín hữu phải chứng minh cho thấy mình xứng đáng với chỗ đứng trong toàn tiến trình bình định vùng này. Họ phải chấm dứt mọi hình thức thù ghét nhau, và có thể tránh cuộc đụng độ của các nền văn minh. Phái đoàn Toà Thánh tin rằng tôn giáo càng bị lèo lái để biện minh cho các hành động khủng bố và bạo lực bao nhiêu, thì giới lãnh đạo tôn giáo lại càng phải dấn thân khắp nơi để đánh bại bạo lực mưu toan bắt cóc nó cho các mục đích chống lại bản chất của nó bấy nhiêu. Việc đào tạo tôn giáo đích thật phải chú ý tới lòng sốt sắng tôn giáo giả mạo, và phải được duyệt xét bởi gương của các cộng đoàn đức tin đích thực. Chỉ khi đó ngoại giao không hình thức dựa trên đức tin mới có thể bổ túc một cách hiệu quả cho ngoại giao hình thức của các quốc gia và các thực tại đa diện mà thôi. (SD 13-7-2016)
Đức TGM đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu trước phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 13 tháng 7 vừa qua, dưới ánh sáng của “Bản tường trình về vùng Trung Đông”, và trong bối cảnh của bạo lực liên tục xảy ra tại Siria, Iraq và tình hình dậm chân tại chỗ giữa người Israel và Palestin.
Đức TGM Auza nói: “Sau 69 năm, nghị quyết số 181 của Liên Hiệp Quốc liên quan tới các vấn đề của người Israel và Palestine mới chỉ được áp dụng một nửa. Hàng chục năm thương thuyết đã thất bại liên quan tới việc thành lập một quốc gia Palestine, trong khi cuộc xung đột giữa hai bên đã trở nên không thể chấp nhận được và ngày càng khó giải quyết.
Phái đoàn của Toà Thánh lập lại lập trường của mình đối với việc thành lập hai quốc gia. Vì đó là giải pháp tốt nhất. Nếu người Israel và Palestine không chấp nhận sinh sống cạnh nhau trong cảnh hoà giải, tôn trọng quyền tối thượng của nhau, và với các biên giới được quốc tế thừa nhận, thì hoà bình lâu dài sẽ chỉ là một giấc mơ xa vời, và an ninh sẽ chỉ là một ảo tưởng. Hãy thành lập hai quốc gia vì sự an toàn của người Israel và người Palestine, cũng là ước mong thầm kín trong con tim của dân chúng cả hai bên, không muốn gì khác ngoài hoà bình và an ninh. Đã đến lúc hành động dựa trên các lời khích lệ của bản tường trình công bố ngày mùng 1 tháng 7 bằng cách đem lại hoà bình và an ninh cho người dân Israel và Palestine cũng như của toàn thế giới.
Tiếp đến, ĐC Auza đã duyệt xét tình hình Syria tiếp tục là nơi khổ đau không thể tả được của dân chúng, bị giết, bị bó buộc sống dưới bom đạn hay chạy trốn vào những vùng bị tàn phá. Phái đoàn Toà Thánh cảm thấy có bổn phận lưu ý Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc liên quan tới các cuộc bách hại Kitô hữu, người Hồi Yazidi và các nhóm tôn giáo thiểu số, bởi các lực lượng không phải của chính phủ trong các vùng khác nhau của Syria và Iraq.
ĐTC Phanxicô mạnh mẽ tố cáo trách nhiệm của bất cứ phe phái nào đối với các vụ tàn sát vô nghĩa này. Ngài cũng tố cáo những người cung cấp tiền bạc và vũ khí cho những kẻ giết người vô tội và tàn phá huỷ hoại các cơ cấu văn minh và hạ tầng xã hội. Người ta chỉ có thể than phiền về thái độ hai lòng ấy: một đàng thì nói tới hoà bình, đàng khác lại cung cấp vũ khí cho các kẻ sát nhân thuộc mọi phía liên luỵ trong cuộc chiến. ĐTC Phanxicô đã nêu lên câu hỏi: “Làm sao quý vị tin nơi một ai đó vuốt ve quý vị bằng tay mặt và đánh quý vị bằng tay trái?”
Phái đoàn của chúng tôi một lần nữa yêu cầu các quốc gia sản xuất vũ khí hạn chế việc cung cấp khí giới cho các chính quyền khách hàng, và kiểm soát việc sử dụng chúng. Một cách đặc biệt, phái đoàn Toà Thánh chúng tôi xin cộng đồng quốc tế ngưng việc cung cấp khí giới bất hợp pháp cho các nước tác nhân có trách nhiệm đối với tội phạm chống lại nhân loại, và các hình thức tàn sát tập thể và vi phạm các quyền con người. Các thống kê cho thấy thường dân là nạn nhân của các vũ khí kỹ thuật tối tân ấy. Các vụ sát hại trong quá khứ không hề bị xét xử bởi luật lệ, và các thiệt hại gây ra cho thường dân bởi hệ thống vũ khí độc lập sát hại đưa tới các vấn đề luân lý đạo đức và pháp luật đáng được xét lại, và có lẽ thách đố cả luật nhân đạo quốc tế nữa.
Toà Thánh tin rằng các tiến trình hoà bình không chỉ tuỳ thuộc các cuộc thương thuyết hình thức. Như là chiếc nôi của các nền văn minh lớn và là quê hương của ba tôn giáo độc thần là Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, vùng Trung Đông có các tài nguyên văn hoá, trí thức và tôn giáo khiến cho nó là vùng đất phì nhiêu cho xã hội dân sự và ngoại giao, bao gồm cả ngoại giao không hình thức dựa trên đức tin, có vai trò thăng tiến các giá trị gặp gỡ và chấp nhận nhau, giúp mọi công dân trở thành các tác nhân hoà bình và xây dựng hoà bình trong vùng. Các tôn giáo và một cách đặc biệt các tín hữu phải chứng minh cho thấy mình xứng đáng với chỗ đứng trong toàn tiến trình bình định vùng này. Họ phải chấm dứt mọi hình thức thù ghét nhau, và có thể tránh cuộc đụng độ của các nền văn minh. Phái đoàn Toà Thánh tin rằng tôn giáo càng bị lèo lái để biện minh cho các hành động khủng bố và bạo lực bao nhiêu, thì giới lãnh đạo tôn giáo lại càng phải dấn thân khắp nơi để đánh bại bạo lực mưu toan bắt cóc nó cho các mục đích chống lại bản chất của nó bấy nhiêu. Việc đào tạo tôn giáo đích thật phải chú ý tới lòng sốt sắng tôn giáo giả mạo, và phải được duyệt xét bởi gương của các cộng đoàn đức tin đích thực. Chỉ khi đó ngoại giao không hình thức dựa trên đức tin mới có thể bổ túc một cách hiệu quả cho ngoại giao hình thức của các quốc gia và các thực tại đa diện mà thôi. (SD 13-7-2016)
Linh Tiến Khải