Uỷ ban Di cư của các Giáo hội Âu châu gia nhập Liên minh Bênh vực Quyền của Người du mục
BRUXELLES – Hôm mùng 6 tháng 7 vừa qua, Uỷ ban Đặc trách Người di cư của các Giáo hội thuộc Liên hiệp Âu châu đã chính thức gia nhập Liên minh Bênh vực Quyền của Người du mục.
Uỷ ban Di cư của các Giáo hội Âu châu gia nhập Liên minh Bênh vực Quyền của Người du mục
BRUXELLES – Hôm mùng 6 tháng 7 vừa qua, Uỷ ban Đặc trách Người di cư của các Giáo hội thuộc Liên hiệp Âu châu đã chính thức gia nhập Liên minh Bênh vực Quyền của Người du mục.
Liên hiệp này quy tụ 70 tổ chức khác nhau có mục đích thăng tiến và bảo vệ quyền của các nhóm du mục như Rom, Sinti, những người sống lang thang nay đây mai đó, và gây ý thức cho các cơ quan Âu châu về các kỳ thị họ phải gánh chịu.
Từ du mục zingari, tiếng Anh là “gipsies”, thường được dùng để gọi họ có nghĩa tiêu cực thù nghịch, và đã trở thành loại từ vựng thuộc lòng hay được dùng trong các diễn văn thù ghét chủng tộc hay kỳ thị. Vì thế, điều đầu tiên cần làm là phải thấu hiểu hiện tượng để có thể đưa ra các đường lối chính trị đúng đắn giúp loại trừ các kỳ thị này.
Tài liệu liên quan tới vấn đề này nêu lên vài đặc thái, khía cạnh và biểu lộ khác nhau cần được lưu ý. Thứ nhất, nạn bài người du mục không phải là một hiện tượng thiểu số mà là thái độ rất phổ biến tại Âu châu. Vì thế, cần lên tiếng bênh vực các nạn nhân. Thứ hai, cần thảo luận trở lại ý kiến phổ biến cho rằng thái độ bài người du mục là hậu quả của nghèo túng và kiểu sống đặc biệt của người Rom. Thật ra, chính sự kỳ thị là nguyên do cảnh nghèo túng và bị gạt ra ngoài lề của họ. Do đó, cần có các chính sách thăng tiến xã hội vượt xa hơn việc cấp nhà và cho trẻ em du mục đi học. Thứ ba, hiện tượng kỳ thị người du mục được xã hội chấp nhận và coi là hợp pháp. Chính kiểu suy tư này khiến cho nỗ lực nhổ nó tận gốc rễ gặp nhiều khó khăn hơn các hình thức kỳ thị chủng tộc khác. (SD 7-7-2016)
Liên hiệp này quy tụ 70 tổ chức khác nhau có mục đích thăng tiến và bảo vệ quyền của các nhóm du mục như Rom, Sinti, những người sống lang thang nay đây mai đó, và gây ý thức cho các cơ quan Âu châu về các kỳ thị họ phải gánh chịu.
Từ du mục zingari, tiếng Anh là “gipsies”, thường được dùng để gọi họ có nghĩa tiêu cực thù nghịch, và đã trở thành loại từ vựng thuộc lòng hay được dùng trong các diễn văn thù ghét chủng tộc hay kỳ thị. Vì thế, điều đầu tiên cần làm là phải thấu hiểu hiện tượng để có thể đưa ra các đường lối chính trị đúng đắn giúp loại trừ các kỳ thị này.
Tài liệu liên quan tới vấn đề này nêu lên vài đặc thái, khía cạnh và biểu lộ khác nhau cần được lưu ý. Thứ nhất, nạn bài người du mục không phải là một hiện tượng thiểu số mà là thái độ rất phổ biến tại Âu châu. Vì thế, cần lên tiếng bênh vực các nạn nhân. Thứ hai, cần thảo luận trở lại ý kiến phổ biến cho rằng thái độ bài người du mục là hậu quả của nghèo túng và kiểu sống đặc biệt của người Rom. Thật ra, chính sự kỳ thị là nguyên do cảnh nghèo túng và bị gạt ra ngoài lề của họ. Do đó, cần có các chính sách thăng tiến xã hội vượt xa hơn việc cấp nhà và cho trẻ em du mục đi học. Thứ ba, hiện tượng kỳ thị người du mục được xã hội chấp nhận và coi là hợp pháp. Chính kiểu suy tư này khiến cho nỗ lực nhổ nó tận gốc rễ gặp nhiều khó khăn hơn các hình thức kỳ thị chủng tộc khác. (SD 7-7-2016)
Linh Tiến Khải