Giáo hội Nam Sudan kêu gọi từ bỏ các diễn văn khích động thù hận và bạo lực
TOMBURA – ĐC Edward Hiboro, GM Tombura, Nam Sudan, kêu gọi từ bỏ các diễn văn khích động thù hận và bạo lực giữa các đối thủ chính trị.
Giáo hội Nam Sudan kêu gọi từ bỏ các diễn văn khích động thù hận và bạo lực
TOMBURA – ĐC Edward Hiboro, GM Tombura, Nam Sudan, kêu gọi từ bỏ các diễn văn khích động thù hận và bạo lực giữa các đối thủ chính trị.
ĐC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong một buổi phỏng vấn dành cho đài phát thanh địa phương những ngày vừa qua. ĐC nói: Một trong các yếu tố làm nảy sinh bạo lực trong nước là kiểu chọn lựa ngôn ngữ và các lời nói khi truyền thông. Vì hậu quả là “cái lưỡi gây ra nhiều đau đớn hơn là súng đạn”. Vì thế, ĐC yêu cầu dân chúng tranh thứ ngôn ngữ gây chia rẽ, trái lại, hãy thăng tiến ngôn ngữ xây đựng, không tiêu cực, khiêu khích giận dữ. Cần phải lựa chọn ngôn ngữ truyền thông hoà hoãn, không bạo lực vì thiện ích của toàn quốc gia.
ĐC đưa ra lời kêu gọi đúng lúc tại Nam Sudan người ta ghi nhận ngọn lửa bạo lực lại tái phát. Thật thế, hồi cuối tháng 6 vừa qua, trong vùng Wau đã xảy ra các vụ đụng độ giữa các dân quân của Quân đội Giải hóng Nhân dân Sudan và các nhóm vũ trang khác, khiến cho 40 người thiệt mạng và hàng ngàn người khác phải chạy trốn.
ĐC Hiboro cũng cho biết nhiều vụ tương tự đã xảy ra vì thiếu đối thoại, và khi không có đối thoại thì người ta chạy tới với bạo lực và xung đột.
ĐC đã khích lệ Giáo Hội, các cơ cấu và toàn xã hội dân sự dấn thân đối thoại cụ thể. Mỗi vị lãnh đạo phải suy tư vể kiểu quốc gia mình muốn xây dựng, để tìm ra cách thức đến với người khác trong hoà bình và dọn đường cho một quốc gia ổn định.
Nam Sudan đang chuẩn bị kỷ niệm 5 năm độc lập khỏi Bắc Sudan ngày mùng 9 tháng 7 năm 2011 sau cuộc trưng cầu dân ý và sau cuộc nội chiến dài với chính quyền Khartum. Nhưng quốc gia trẻ tuổi này đã phải đương đầu với một cuộc xung đột chủng tộc giữa các lực lượng của Tổng thống Kiir thuộc chủng tộc Dinka và nguyên Phó Tổng thống Machar thuộc chủng tộc Nuer. Cuộc xung đột bắt đầu hồi tháng 12 năm 2013 sau một cuộc đảo chính hụt chống Tổng thống Kiir. Cuộc nội chiến đã khiến cho hàng ngàn người chết và hơn 2 triệu người phải tản cư. Hai bên đã ký kết ngưng chiến nhiều lần, nhưng các xung khắc vẫn tiếp diễn. Theo tổ chức UNICEF có khoảng 16.000 chiến binh trẻ em bị cưỡng bức chiến đấu trong cuộc nội chiến này. (SD 5-7-2016)
ĐC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong một buổi phỏng vấn dành cho đài phát thanh địa phương những ngày vừa qua. ĐC nói: Một trong các yếu tố làm nảy sinh bạo lực trong nước là kiểu chọn lựa ngôn ngữ và các lời nói khi truyền thông. Vì hậu quả là “cái lưỡi gây ra nhiều đau đớn hơn là súng đạn”. Vì thế, ĐC yêu cầu dân chúng tranh thứ ngôn ngữ gây chia rẽ, trái lại, hãy thăng tiến ngôn ngữ xây đựng, không tiêu cực, khiêu khích giận dữ. Cần phải lựa chọn ngôn ngữ truyền thông hoà hoãn, không bạo lực vì thiện ích của toàn quốc gia.
ĐC đưa ra lời kêu gọi đúng lúc tại Nam Sudan người ta ghi nhận ngọn lửa bạo lực lại tái phát. Thật thế, hồi cuối tháng 6 vừa qua, trong vùng Wau đã xảy ra các vụ đụng độ giữa các dân quân của Quân đội Giải hóng Nhân dân Sudan và các nhóm vũ trang khác, khiến cho 40 người thiệt mạng và hàng ngàn người khác phải chạy trốn.
ĐC Hiboro cũng cho biết nhiều vụ tương tự đã xảy ra vì thiếu đối thoại, và khi không có đối thoại thì người ta chạy tới với bạo lực và xung đột.
ĐC đã khích lệ Giáo Hội, các cơ cấu và toàn xã hội dân sự dấn thân đối thoại cụ thể. Mỗi vị lãnh đạo phải suy tư vể kiểu quốc gia mình muốn xây dựng, để tìm ra cách thức đến với người khác trong hoà bình và dọn đường cho một quốc gia ổn định.
Nam Sudan đang chuẩn bị kỷ niệm 5 năm độc lập khỏi Bắc Sudan ngày mùng 9 tháng 7 năm 2011 sau cuộc trưng cầu dân ý và sau cuộc nội chiến dài với chính quyền Khartum. Nhưng quốc gia trẻ tuổi này đã phải đương đầu với một cuộc xung đột chủng tộc giữa các lực lượng của Tổng thống Kiir thuộc chủng tộc Dinka và nguyên Phó Tổng thống Machar thuộc chủng tộc Nuer. Cuộc xung đột bắt đầu hồi tháng 12 năm 2013 sau một cuộc đảo chính hụt chống Tổng thống Kiir. Cuộc nội chiến đã khiến cho hàng ngàn người chết và hơn 2 triệu người phải tản cư. Hai bên đã ký kết ngưng chiến nhiều lần, nhưng các xung khắc vẫn tiếp diễn. Theo tổ chức UNICEF có khoảng 16.000 chiến binh trẻ em bị cưỡng bức chiến đấu trong cuộc nội chiến này. (SD 5-7-2016)
Linh Tiến Khải